(HBĐT) - Được chia tách từ huyện Kỳ Sơn (cũ), sau 19 năm xây dựng và phát triển, huyện Cao Phong - Mường Thàng đã bứt phá ngoạn mục, ghi dấu ấn đậm nét trong phát triển KT-XH, kết cấu hạ tầng có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn đổi mới, đời sống Nhân dân không ngừng được nâng lên.

>> Bài 3 - Sức bật Mường Vang

 



Xã Dũng Phong (Cao Phong) phấn đấu xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Làn gió mới trên quê hương Mường Thàng

Dũng Phong - trung tâm vùng Mường Thàng là xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của tỉnh, những năm qua, xã tập trung mọi nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, phấn đấu về đích NTM kiểu mẫu. Là người tiên phong trong hiến đất xây dựng NTM và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Dũng Phong Bùi Mộng Lân chia sẻ: Chương trình xây dựng NTM đã "thổi một luồng gió mới” làm thay đổi căn bản, toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa ra nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững. Đến nay, xã cơ bản chuyển đổi diện tích lúa sang trồng mía, đất vườn đồi sang trồng các loại cây có múi giá trị cao hơn. Tổng diện tích lúa 2 vụ từ 85 ha còn 9,6 ha, diện tích mía 343 ha, cây có múi 184 ha. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 47 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 4,3%. Xã đang thu hút doanh nghiệp Quang Hà chuyên may mặc xuất khẩu đầu tư vào xã, quy mô 2 ha tại xóm Bãi Bệ 1, dự kiến khi công ty đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương.

Nhằm tạo điểm nhấn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa để thúc đẩy KT-XH, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại. Tỷ lệ đô thị hoá đạt 16%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Các trường học được xây dựng khang trang. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,8%. Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở phục vụ kịp thời việc khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 1.095,4 tỷ đồng.

Với tiềm năng du lịch sẵn có, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn, trong đó, xác định các tuyến, cụm, điểm du lịch huyện như: Tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà; di tích lịch sử văn hoá chùa Qoèn Ang, vườn hoa núi Cối, chùa Khánh - xã Thạch Yên, đền Bồng Lai - thị trấn Cao Phong kết hợp quần thể hang động núi Đầu Rồng; không gian văn hoá mo Mường xã Hợp Phong; Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam - xã Bắc Phong; đồng thời đẩy mạnh khôi phục các lễ hội truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, huyện xây dựng các tuyến du lịch trải nghiệm vườn cam, hoạt động lễ hội kết hợp thăm quan. Giai đoạn 2016 - 2020, huyện đón khoảng 1,61 triệu lượt khách thăm quan, du lịch; tổng doanh thu từ du lịch 5 năm ước đạt 140,3 tỷ đồng.

Với sản phẩm cam Cao Phong nổi tiếng, đặc trưng: Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý; năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Huyện tiếp tục xác định cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong. Hiện nay, huyện chủ trương phát triển và trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Toàn huyện phát triển diện tích cây ăn quả có múi 2.815,21 ha, sản lượng niên vụ 2020 - 2021 ước đạt trên 33.000 tấn, đã có 1.105,49 ha cam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với 807 hộ tham gia.

Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Duy trì diện tích mía 2.703,2 ha; cải tạo được 1.458,9 ha vườn tạp, chuyển đổi gần 140 ha/năm đất trồng lúa sang trồng cây khác cho giá trị kinh tế cao hơn. Thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn... Đến nay, toàn huyện có 8 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh (3 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao), qua đó tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Phấn đấu xây dựng thành công huyện nông thôn mới

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định đúng các khâu đột phá giúp kinh tế của huyện có bước phát triển bền vững, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,24%/năm. Đến nay, huyện duy trì 4 xã NTM, gồm: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong, Thu Phong, trong đó, các xã: Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Dũng Phong đang phấn đấu đạt NTM kiểu mẫu. Năm 2021, huyện phấn đấu xã Bắc Phong đạt chuẩn NTM. Về kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM đạt 5/9 tiêu chí; phấn đấu đến năm 2025 đạt huyện NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5%.

Cùng với phát triển kinh tế, hệ thống chính trị từng bước được củng cố, kiện toàn; công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực. Đảng bộ huyện chú trọng tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, cụ thể hoá bằng 13 chương trình hành động, mỗi chương trình xác định các mục tiêu cụ thể và nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong khẳng định: Trong giai đoạn 2020 - 2025, những nhiệm vụ then chốt của huyện đề ra là tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; phát triển nông nghiệp chất lượng cao gắn với công nghiệp và du lịch; phấn đấu đến năm 2025, trở thành huyện NTM. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy các lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng thâm canh tăng năng suất. Duy trì, phát triển Chỉ dẫn địa lý Cao Phong đối với sản phẩm cam; tăng cường quảng bá sản phẩm cam Cao Phong và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển du lịch, hoàn thiện hệ thống tuyến du lịch trong toàn huyện…

Quê hương Mường Thàng đang vươn mình mạnh mẽ. Kết quả đó là niềm tự hào, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển, góp phần cùng với cả tỉnh, cả nước thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

(Còn nữa)

Nhóm P.V Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính


Các tin khác


Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 2 - Nâng tầm giá trị các di sản văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của BCH T.Ư Đảng khóa V về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH).

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 1 - Những người nắm giữ "kho báu” di sản văn hóa

(HBĐT) - Trải qua hàng chục nghìn năm xây dựng, nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ mà ít nền văn hóa nào có thể sánh bì. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào là miền đất sử thi với những áng mo Mường mang khúc thức và ngôn ngữ cổ như tìm về thuở hồng hoang, với âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc, vốn văn nghệ dân gian phong phú và những làn điệu dân ca, dân vũ ngọt ngào.    

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT)- Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nhiều kết quả tích cực trên "mảnh đất dữ” đã mang lại ấm no và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bài 2 - Qua gian khó càng sáng tỏ lòng dân, ý Đảng 

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT) - "10 năm trước, tôi nhận nhiệm vụ lên xã Pà Cò để làm việc, thời điểm đó, chỉ cần nghe tên hai địa danh Hang Kia, Pà Cò là nhiều người lại lắc đầu với nỗi khiếp sợ, bởi trong tiềm thức nhiều người, đây được coi là "lãnh địa” của thuốc phiện và của những hủ tục lạc hậu, tuy là người địa phương được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ về "cắm bản” cùng Nhân dân từng bước thực hiện Đề án số 03, nhưng giờ nhớ lại trong tôi đó thật sự là những ngày tháng không thể quên". Đó là những tâm sự của anh Hàng A Phứ, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò trong suốt 10 năm thực hiện nhiệm vụ trên quê hương của mình.

Bài 1 - Một thập kỷ phục hồi "miền đất dữ” Hang Kia - Pà Cò 

Sâu đậm nghĩa tình Hòa Bình với Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH, tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế, lao động tự do. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Thường trực Tỉnh ủy; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ngày 6/8, UB MTTQ tỉnh ra Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TPHCM. Thời gian ủng hộ đến ngày 10/8 tại trụ sở cơ quan UB MTTQ tỉnh.

Khu An Thịnh - “miền quê đáng sống”’

(HBĐT) - Khu 7, thị trấn Mường Khến cũ - nay là khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) thành lập tháng 7/1989. Khi mới thành lập khu có 76 hộ với hơn 300 nhân khẩu, chi bộ có 5 đảng viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục