(HBĐT) - Tưởng như mưa lũ đã xóa nhòa đi tất cả mầm xanh, cuốn đi những hy vọng và nỗ lực của bà con nhân dân tại các xã bị ảnh hưởng bởi lũ bão trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thế nhưng họ đã vươn lên giành lại những gì đã mất. Sau gần 5 năm đợt mưa lũ lịch sử đi qua, những mái nhà mới khang trang, kiên cố được dựng lên giữa ngổn ngang gạch ngói. Mầm xanh đã bắt đầu nhú trên những luống rau quanh nhà. Những em nhỏ ê a đọc chữ. Cuộc sống của bà con nhân dân vùng lũ ở các khu tái định cư (TĐC) xóm Lau Bai, xóm Túp, xóm Kế, xóm Bưa Cốc và xóm Nà Tèn (nay là xóm Nghê) dần ổn định, từng ngày khởi sắc.



Khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được đầu tư hạ tầng khá đồng bộ, tạo điều kiện cho Nhân dân ổn định tại nơi ở mới.

Giai đoạn năm 2017 - 2018, huyện Đà Bắc là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Mưa lũ lịch sử đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê ), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại ước khoảng 400 tỷ đồng. Cụ thể có 14 người chết và mất tích; trên 80 nhà bị lũ cuốn trôi và sập hoàn toàn; 900 ngôi nhà bị hư hỏng; hàng nghìn ha hoa màu bị ngập úng; trên 9.000 con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi…        

Xã Vầy Nưa là một trong những địa phương hứng chịu thiệt hại rất nặng nề bởi mưa lũ. Theo thống kê của UBND xã, trận lũ tháng 10/2017 đã làm thiệt hại nặng nề về hòa màu, tài sản của người dân, nhiều tuyến đường, trường học, một số nơi bị chia cắt cục bộ. Hàng chục hộ dân bị đất, đá sạt lở vào nhà, 33 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Thiên tai cũng khiến nhiều người rơi vào tình cảnh hết sức điêu đứng, kiệt quệ, khi phần lớn tài sản, gia súc, gia cầm, vốn liếng bị cuốn trôi theo dòng nước lũ. Sau mưa lũ, cuộc sống của người dân hoàn toàn đảo lộn. Các hộ phải di dời nhà ở sang vùng an toàn, đó là những lán, lều bạt được dựng tạm, thiếu thốn đủ bề. Qua mấy tháng ở trong nhà bạt, khu TĐC xóm mới Lau Bai đã hoàn thiện. Các hộ dân đã dọn đến nơi mới để sinh sống.

Anh Lý Văn Thanh, Phó thôn đội trưởng xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, khu TĐC xóm Lau Bai được quy hoạch với diện tích 4,8 ha đã dần hình thành, đáp ứng nhu cầu ở cho 33 hộ, 127 nhân khẩu. Đến nay, khu TĐC Lau Bai đã cơ bản hoàn thiện với hạ tầng khá đồng bộ, gồm đường giao thông nội xóm, điện, công trình nước, nhà văn hóa. Toàn bộ các hộ thuộc diện di dời khẩn cấp đã dọn về ở và xây nhà kiên cố. Bà con yên tâm sinh sống, không còn cảnh lo toan, ám ảnh chạy lũ quét, sạt lở khi bước vào thời gian chuyển mùa, gió giật, sấm chớp trong mùa mưa.

Tại xã Nánh Nghê cũng là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 - 2018. Đến nay, gần 200 hộ trên địa bàn xã thuộc diện TĐC xen ghép, TĐC tập trung đã ổn định cuộc sống. Nhân dân khu TĐC xen ghép xóm Nghê phát triển kinh tế chủ yếu là trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/năm. Toàn khu có 60 hộ nghèo. Trên 80% số hộ  có thiết bị nghe nhìn. Tỷ lệ hộ có xe máy chiếm trên 90%. Toàn xóm có trên 112 con ngựa, 400 con lợn, hơn 1.000 con gà, vịt...

Ông Bùi Ngọc Thích, Bí thư Chi bộ xóm Nghê, xã Nánh Nghê cho biết: Sau cơn bão lịch sử năm 2017, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa, các công trình phụ trợ. Bên cạnh đó hỗ trợ bà con trong sản xuất phát triển kinh tế. Đến thời điểm hiện tại, cuộc sống của bà con nhân dân ở xóm đã có sự thay đổi rõ rệt, kinh tế cơ bản ổn định, ANTT được giữ vững.    

Cả hệ thống chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các nhà hảo tâm đã dốc sức, đồng lòng hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Hiện nay, 183 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đã được bố trí chỗ ở mới tại 5 khu TĐC với tổng mức đầu tư phê duyệt 120,883 tỷ đồng. Theo đó, mỗi hộ dân tại các khu TĐC được hỗ trợ 20 triệu đồng để chuyển về nơi ở mới, 6 triệu đồng làm nhà vệ sinh. Ngoài ra, Nhà nước hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ nhu cầu dân sinh như điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt… Đẩy mạnh hỗ trợ sinh kế với các chính sách nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã: Vầy Nưa, Đồng Ruộng, Tiền Phong, Nánh Nghê… Chú trọng phát triển kinh tế gắn với phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường sống và thu hút khách du lịch. 

 Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Từ nguồn lực hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống Nhân dân vùng lũ, đặc biệt là ở các khu TĐC từng bước ổn định. Hệ thống hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng, các chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân được nhanh chóng triển khai. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 21,2 triệu đồng/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,97%, so với cùng kỳ đạt 105,52%. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, toàn huyện có 3 xã về đích nông thôn mới. Để đảm bảo cho Nhân dân trên địa bàn huyện có cuộc sống phát triển hơn, huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể rà soát, nắm tình hình tại cơ sở để kịp thời quan tâm, động viên, hỗ trợ các hộ gia đình, đặc biệt là các xã, vùng mới ổn định sau thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, khu TĐC.


Minh Duy
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc)

Các tin khác


Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 2 - Mường Bi quyết tâm hiện thực hóa khát vọng bứt phá

(HBĐT) - Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tân Lạc là huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thu hút tổng mức đầu tư của các dự án lên tới trên 4.239 tỷ đồng. Đặc biệt, tại hội nghị xúc tiến đầu tư này, huyện đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng tại xã Vân Sơn, xã Suối Hoa... Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng (DLCĐ), du lịch nghỉ dưỡng tại các xã vùng cao được Tân Lạc xác định là hướng đi mũi nhọn, mục tiêu hàng đầu giúp địa phương tạo nên bứt phá trong nhiệm kỳ mới. 

Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 1 - Hồn cốt giá trị văn hóa đất Mường chuyển động

(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 2 - Nâng tầm giá trị các di sản văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của BCH T.Ư Đảng khóa V về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH).

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 1 - Những người nắm giữ "kho báu” di sản văn hóa

(HBĐT) - Trải qua hàng chục nghìn năm xây dựng, nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ mà ít nền văn hóa nào có thể sánh bì. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào là miền đất sử thi với những áng mo Mường mang khúc thức và ngôn ngữ cổ như tìm về thuở hồng hoang, với âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc, vốn văn nghệ dân gian phong phú và những làn điệu dân ca, dân vũ ngọt ngào.    

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT)- Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nhiều kết quả tích cực trên "mảnh đất dữ” đã mang lại ấm no và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bài 2 - Qua gian khó càng sáng tỏ lòng dân, ý Đảng 

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT) - "10 năm trước, tôi nhận nhiệm vụ lên xã Pà Cò để làm việc, thời điểm đó, chỉ cần nghe tên hai địa danh Hang Kia, Pà Cò là nhiều người lại lắc đầu với nỗi khiếp sợ, bởi trong tiềm thức nhiều người, đây được coi là "lãnh địa” của thuốc phiện và của những hủ tục lạc hậu, tuy là người địa phương được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ về "cắm bản” cùng Nhân dân từng bước thực hiện Đề án số 03, nhưng giờ nhớ lại trong tôi đó thật sự là những ngày tháng không thể quên". Đó là những tâm sự của anh Hàng A Phứ, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò trong suốt 10 năm thực hiện nhiệm vụ trên quê hương của mình.

Bài 1 - Một thập kỷ phục hồi "miền đất dữ” Hang Kia - Pà Cò 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục