(HBĐT) - Có một vùng đất sơn kỳ thủy tú ven dòng Đà giang từng đi vào thi ca:"Đường lên Mường Tuổng bao xa/ Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh/ Nánh Nghê, Tú Lý, Tân Minh/ Nước non ngàn dặm ân tình xiết bao”. Đó là huyện vùng cao Đà Bắc, miền quê sinh sống của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Thái. Nằm trong lưu vực sông Đà với địa hình chủ yếu là núi, đồi có độ dốc lớn, nhiều sông, suối xen kẽ và là địa điểm tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên huyện có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất ven dòng Đà giang. Bên cạnh đó, Đà Bắc sở hữu vẻ đẹp cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa, có nhiều tiềm năng trong phát triển du lịch, đẩy mạnh KT-XH tại địa phương.


Bà con dân tộc Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) duy trì nghề thêu thổ cẩm truyền thống góp phần phát triển du lịch.

Cách TP Hòa Bình 10 km về phía Tây Bắc và được bao bọc bởi dòng chảy sông Đà với 12 xã của huyện nằm dọc lòng hồ thủy điện Hòa Bình, nơi có phong cảnh nguyên sơ, không khí trong lành, là cơ hội để khách du lịch về với thiên nhiên mây núi trập trùng, mênh mang sông nước. Huyện có nguồn tài nguyên phong phú với hệ thống hang động đẹp, các đảo lớn, nhỏ trên hồ Hòa Bình cùng hệ sinh thái rừng tự nhiên đa dạng, phong phú; những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như: Đền Thác Bờ, bia Lê Lợi, di tích lịch sử chiến khu Mường Diềm, chiến khu Tu Lý - Hiền Lương… là điểm du lịch tuyệt đẹp để du khách thăm quan, trải nghiệm.

"Mai anh về Đà Bắc/ Cập bến nước Hiền Lương/ Sáng thăm chợ cá tôm Người bán mua nhộn nhịp/ Anh về thăm xóm Ké/ Bản Mường sao vui thế/ Rộn rã tiếng cồng chiêng” (Ca khúc Mời anh về Đà Bắc - nhạc và lời: Huy Tâm). Câu hát trên đã gợi tả nét đẹp mộc mạc, nên thơ của miền đất Đà Bắc. Ở đây, du khách có thể cùng hòa mình vào nếp sống vui tươi của đồng bào các dân tộc với nếp làng, phong tục, tập quán văn hóa từ ngàn đời. Trải nghiệm nghỉ ngơi tại homestay, tận hưởng không khí "trong như vắt”, thưởng thức vẻ đẹp tiềm ẩn của miền đất yên bình này. Đồng thời, cùng gia đình trải nghiệm những thử thách như leo núi, thám hiểm hang động, khu rừng nguyên sinh hay cắm trại, chèo thuyền trên dòng sông Đà.

Về với Đà Bắc, những món ăn từ thiên nhiên mang hương vị của sông núi cũng là một yếu tố hấp dẫn du khách như: lợn quay lá mắc mật, gà chạy bộ, cá suối nướng, rau đồ, măng chua nấu thịt gà… Mỗi món ăn có những hương vị, nét đặc trưng riêng, mang đến cho du khách cảm giác độc đáo, thú vị, khi đã thưởng thức đều sẽ khó quên.

Trong những năm gần đây, được Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, UBND huyện đã xây dựng những giải pháp mang tính chiến lược như: Xây dựng nghị quyết, đề án về phát triển du lịch huyện tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, xác định khai thác tiềm năng thiên nhiên tươi đẹp với núi non kỳ vĩ, rừng già nguyên sinh, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch cộng đồng là nội dung quan trọng trong phát triển KT-XH của địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng tour du lịch nhiều ngày từ Hòa Bình - Pu Canh - hồ Sông Đà; hỗ trợ các xóm, bản làm du lịch tiếp tục đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách trong và ngoài nước. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ nhiều mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và khoa học, công nghệ, tạo động lực cho phát triển KT-XH. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn phát triển du lịch địa phương. Từng bước nâng cao đời sống cả về vật chất, tinh thần cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện.

Nhận được sự đồng lòng, quyết tâm từ chính quyền đến Nhân dân, đến nay, huyện đã hình thành được các điểm du lịch cộng đồng mang lại sự trải nghiệm thú vị cho du khách như: Xóm Ké (xã Hiền Lương), xóm Sưng (xã Cao Sơn). Đặc biệt, bản Đá Bia cũ (xã Tiền Phong) là 1 trong 3 bản du lịch cộng đồng trên toàn quốc được bình chọn và nhận Giải thưởng du lịch cộng đồng Asean năm 2018, cùng với các loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, sinh thái trong huyện hoạt động hiệu quả, mỗi năm đón hàng vạn lượt khách. Tính riêng trong năm 2020, huyện đón hơn 90 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt 30 tỷ đồng, góp phần cải thiện đời sống người dân, nhất là các xã vùng hồ có điểm du lịch. 

Những thành công trên đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tạo nguồn thu và tăng thu cho ngân sách Nhà nước, cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào Nhân dân các dân tộc trong huyện, đưa huyện vươn lên thành huyện có tiềm năng phát triển du lịch bền vững, tạo thế mạnh để thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương trong những năm tiếp theo.

Hoàng Văn Tô
(Công an huyện Đà Bắc)

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục