(HBĐT) - "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, thứ tự sắp xếp của 4 vùng Mường cổ nay chỉ là tương đối. Mường Động - Kim Bôi đang dần đổi thay. Với những chương trình, đề án, chiến lược đúng đắn, Kim Bôi được biết đến là miền đất của các mô hình canh tác thông minh, mang lợi ích kép về kinh tế và môi trường. Nơi đây cũng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư. Nguồn nước khoáng chảy trong lòng Mường Động đang trở thành "vàng trắng”, định danh Kim Bôi trên bản đồ du lịch.

 


 


Công ty CP Châu Á Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn APEC thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo (Kim Bôi).

Tạo đà cho nông nghiệp

Chưa lâu, những năm 2000 trở về trước, có lẽ ngoài thị trấn Bo, khu vực Thanh Hà (hiện là thị trấn Ba Hàng Đồi - Lạc Thủy), còn lại tất cả các xóm, bản ở vùng quê này đều khó khăn triền miên, giao thông cách trở, dân cư thưa thớt. Dốc Chồng Mâm quanh co khuất nẻo, dài hun hút đến nhọc lòng. Thung Rếch - nơi đón những người dân "ly hương” vì dòng điện của Tổ quốc vẫn chưa ổn định…

Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2005 - 2010 được xem là kỳ đại hội đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quá trình kế thừa và đổi mới. Cụ thể hóa từ chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội, UBND huyện đã trình BCH Đảng bộ huyện phê chuẩn 12 đề án về kinh tế, xã hội, văn hóa, xây dựng Đảng. Trong đó, đáng chú ý là 4 đề án đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân: xây dựng cánh đồng thu nhập cao; dồn điền, đổi thửa; trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò tại chuồng; trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Từ 4 đề án trụ cột, ở các nhiệm kỳ sau, huyện tiếp tục nâng cao mục tiêu phấn đấu, mở rộng phạm vi thực hiện; đồng thời ban hành bổ sung đề án mang tính bao trùm: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp các giai đoạn 2015-2020, 2021-2025. Với mục tiêu xuyên suốt là nâng cao thu nhập cho người dân, huyện tăng cường hỗ trợ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, chuyển giao KHKT, triển khai nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn sinh thái gắn với mở rộng thị trường.

Một trong những dấu ấn nổi bật nhất trong phát triển nông nghiệp của huyện là sự hình thành liên kết chuỗi giữa HTX và doanh nghiệp, đem lại hiệu quả vượt trội. Nói như đồng chí Bùi Văn Dùm, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện: Cái "bắt tay” giữa HTX và doanh nghiệp trở thành điểm tựa để nông dân phát triển công nghệ cao, gia tăng hàm lượng KHCN, đồng thời nâng cao sức khoẻ nhờ giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Điển hình, dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả thực hiện tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, tổng quy mô 125 ha. Sản phẩm chủ lực của dự án là cây ăn quả có múi. Đơn vị thực hiện là HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động, đơn vị tiêu thụ sản phẩm là Công ty CP sản xuất và chế biến nông sản số 1 Hà Nội và Công ty TNHH chuẩn nông Việt Nam. Là người trực tiếp tham gia dự án, anh Nguyễn Văn Thắng, thành viên HTX Mường Động cho biết: Thông qua các lớp tập huấn, các hộ trồng cây nắm rõ hơn quy trình sản xuất VietGAP, nâng cao được chất lượng sản phẩm.

Việc đầu tư mạnh cho nông nghiệp thông minh, hình thành các chuỗi liên kết giữa HTX và doanh nghiệp đang tạo đà cho ngành nông nghiệp huyện gặt hái những thành công ấn tượng. Đến nay, trên địa bàn huyện bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau an toàn hàng hóa phù hợp điều kiện sinh thái của từng vùng. Như vùng sản xuất an toàn tại các xã: Nam Thượng (425 ha), Đú Sáng (420 ha), Vĩnh Đồng (160 ha), Mỵ Hòa (145 ha)… Huyện cũng hình thành liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và nông dân để xây dựng các chuỗi trồng bí đỏ lấy hạt với diện tích 84,7 ha; chuỗi mướp đắng lấy hạt 2,6 ha; chuỗi ngô ngọt 78,5 ha; chuỗi dưa chuột Nhật 15,3 ha… mở ra cơ hội lớn cho hàng nghìn hộ.

Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 4,9%/năm; giá trị sản phẩm thu trên 1 ha đất canh tác tăng từ 112 triệu đồng (năm 2015) lên 156,3 triệu đồng (năm 2020). Huyện đã, đang bảo vệ và phát triển 3 nhãn hiệu tập thể: Nhãn Sơn Thủy, cam Mường Động, bưởi Mường Động; có 10 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao; toàn huyện có 300 ha trồng cây đạt tiêu chuẩn VietGAP…

Du lịch mở ra cơ hội bứt phá

Cùng với nông nghiệp, du lịch được huyện xác định một trong những trụ cột của nền kinh tế địa phương.

Ngoài nước khoáng được ví như nguồn "vàng trắng”, Kim Bôi cũng là vùng đất nổi tiếng về văn hóa lịch sử, dân gian, lễ hội truyền thống. Với di chỉ khảo cổ khu mộ cổ Đống Thếch, xóm Chiềng (xã Vĩnh Đồng) được xếp hạng là di tích cấp quốc gia và nhiều lễ hội được duy trì như: Lễ hội Mường Động, lễ hội Khuống mùa, mừng cơm mới... Cùng với đó là hệ thống hang động, núi rừng… còn rất nguyên sơ. Tuy nhiên, trong thời gian khá dài, hoạt động du lịch chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế của huyện, nguyên nhân chính được huyện chỉ ra là do hoạt động du lịch chưa có một định hướng tổng thể; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Cụ thể hóa các định hướng quy hoạch phát triển du lịch tỉnh, đồng thời bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Kim Bôi đã xây dựng đề án phát triển du lịch huyện giai đoạn 2017 - 2020, hiện tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2021- 2025. Với những hành động cụ thể, Mường Động đang "nóng” lên khi nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, khảo sát triển khai các dự án đầu tư du lịch chất lượng cao trên địa bàn. Tập đoàn Vingroup, Sun Group và nhiều doanh nghiệp lớn nghiên cứu, khảo sát lĩnh vực du lịch sinh thái, đô thị. Công ty CP châu Á - Thái Bình Dương (thuộc Tập đoàn APEC) đã mua toàn bộ dự án của một doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng không triển khai, để thực hiện dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp khách sạn đạt chuẩn 5 sao tại xóm Mớ Đá, thị trấn Bo, đây được coi là mảnh đất vàng để phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng đẳng cấp.

Theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Điệp, có 32 dự án lớn về du lịch đang chuẩn bị đầu tư vào đất "chén vàng”. Hiện tỉnh phối hợp các ngành chức năng quyết tâm thực hiện tuyến đường nối từ đường Hòa Lạc về trung tâm du lịch huyện, quy mô dự kiến dài 32 km, rộng 27 m. Khi hoàn thành, thời gian từ Hà Nội đến huyện chỉ khoảng 1 giờ xe chạy. Thị trấn Bo được quy hoạch tổng diện tích 6.000 ha; tuyến đường nội thị dài khoảng 6,9 km do huyện đầu tư với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng, đã tạo hiệu ứng cho nhiều nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án.

Với hướng đi đúng, cuộc sống mới đang lan tỏa khắp Mường Động. Vùng Thung Rếch (xã Tú Sơn) khó khăn heo hút trên đỉnh núi khi xưa trở thành bản Dao, bản Mường trù phú. Bà Bùi Thị Vịnh, người phụ nữ Mường gắn bó cả đời với mảnh đất Hạ Bì, từ chỗ phải nhọc nhằn mưu sinh, đến giờ đã có "của ăn của để” bộc bạch: Với sự đổi thay từng ngày của Mường Động, câu ca dao xưa đã, đang được thay đổi: "Quý nhau cho thịt cho xôi/ Yêu nhau đưa đến Kim Bôi tự tình…”.

Nhận thức rõ thuận lợi, khó khăn; có khát khao phát triển, quyết tâm đổi mới, cán bộ và Nhân dân 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động đang đồng tâm, đồng lòng, tự tin bước vào một nhiệm kỳ mới, xây dựng quê hương giàu bản sắc, tươi đẹp.


Nhóm P.V Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính

Các tin khác


Nhịp sống 4 vùng Mường Bi - Vang - Thàng - Động: Bài 1 - Hồn cốt giá trị văn hóa đất Mường chuyển động

(HBĐT) -Hòa Bình có 4 vùng Mường lớn "Bi, Vang, Thàng, Động”. Mỗi vùng có những nét văn hóa chung, riêng hòa quyện, tạo nên nền văn hóa Mường Hòa Bình đặc sắc. Trong bối cảnh mới, cán bộ, Nhân dân các vùng Mường đang thay đổi tư duy, nhận thức, cách làm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, giữ gìn cảnh quan môi trường, khai thác tiềm năng lao động, có những hành động cụ thể giải quyết khó khăn, vướng mắc để các vùng Mường bứt phá vươn lên phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp đổi mới.

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 2 - Nâng tầm giá trị các di sản văn hóa

(HBĐT) - Những năm qua, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 của BCH T.Ư Đảng khóa V về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH T.Ư Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã triển khai đồng bộ giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa (DSVH).

Để các di sản của nền “Văn hóa Hòa Bình” lưu truyền mãi: Bài 1 - Những người nắm giữ "kho báu” di sản văn hóa

(HBĐT) - Trải qua hàng chục nghìn năm xây dựng, nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ mà ít nền văn hóa nào có thể sánh bì. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự hào là miền đất sử thi với những áng mo Mường mang khúc thức và ngôn ngữ cổ như tìm về thuở hồng hoang, với âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, những lễ hội giàu bản sắc, vốn văn nghệ dân gian phong phú và những làn điệu dân ca, dân vũ ngọt ngào.    

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT)- Nhìn lại 10 năm thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU về củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nhiều kết quả tích cực trên "mảnh đất dữ” đã mang lại ấm no và hạnh phúc cho Nhân dân.

Bài 2 - Qua gian khó càng sáng tỏ lòng dân, ý Đảng 

Tìm lại mùa xuân trên bản Mông

(HBĐT) - "10 năm trước, tôi nhận nhiệm vụ lên xã Pà Cò để làm việc, thời điểm đó, chỉ cần nghe tên hai địa danh Hang Kia, Pà Cò là nhiều người lại lắc đầu với nỗi khiếp sợ, bởi trong tiềm thức nhiều người, đây được coi là "lãnh địa” của thuốc phiện và của những hủ tục lạc hậu, tuy là người địa phương được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ về "cắm bản” cùng Nhân dân từng bước thực hiện Đề án số 03, nhưng giờ nhớ lại trong tôi đó thật sự là những ngày tháng không thể quên". Đó là những tâm sự của anh Hàng A Phứ, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò trong suốt 10 năm thực hiện nhiệm vụ trên quê hương của mình.

Bài 1 - Một thập kỷ phục hồi "miền đất dữ” Hang Kia - Pà Cò 

Sâu đậm nghĩa tình Hòa Bình với Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH, tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nhất là nhóm đối tượng yếu thế, lao động tự do. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Thường trực Tỉnh ủy; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, ngày 6/8, UB MTTQ tỉnh ra Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TPHCM. Thời gian ủng hộ đến ngày 10/8 tại trụ sở cơ quan UB MTTQ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục