Sản phẩm dệt của người Thái được giới thiệu và bày bán tại khu du lịch Mai Châu Lodye

Sản phẩm dệt của người Thái được giới thiệu và bày bán tại khu du lịch Mai Châu Lodye

Bài 2: Tháo gỡ nút thắt trong xã hội hóa hoạt động du lịch

(HBĐT) - Đến tháng 9/2010, toàn tỉnh có 74 dự án đầu tư du lịch. Các dự án đầu tư theo nhiều loại hình như: khu du lịch sinh thái, đô thị du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng và du lịch kết hợp trồng rừng.

 

Nhưng đến nay mới chỉ có 16 dự án đã đưa vào hoạt động kinh doanh với diện tích đất khoảng 1.020 ha. Còn một số dự án xin giãn tiến độ và chưa đầu tư. Nhiều khu đất rộng hàng trăm ha được quy hoạch làm khu du lịch sinh thái đang bị bỏ hoang, lãng phí là thực tế đáng lưu tâm về việc xã hội hoá hoạt động du lịch của tỉnh ta.

Ảm đảm bức tranh đầu tư du lịch

 

Theo số liệu do Sở VH-TT&DL cung cấp, riêng năm 2009 có 37 dự án đầu tư du lịch vào tỉnh ta với tổng diện tích là 2.513,79 ha, tổng số vốn đăng ký là 6.432,6 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2010, tình hình các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch sụt giảm rõ rệt. Trong 9 tháng năm 2010 chỉ có 4 dự án đăng ký đầu tư với diện tích 701 ha, tổng vốn đăng ký 700 tỷ đồng.

 

Nằm ven đường quốc lộ 6A, cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20 km, khu nghỉ ngơi - vui chơi - giải trí thung lũng Nữ Hoàng được đánh giá là có vị trí “vàng” trong thu hút khách du lịch về nghỉ dưỡng, nhất là khách du lịch của thành phố Hà Nội. Men theo con đường dẫn vào khu nghỉ dưỡng này, chúng tôi ngỡ ngàng trước khung cảnh đang dần hiện ra trước mắt. 11 ngôi biệt thự xây rải rác trong thung lũng đang bị bỏ hoang, cửa khoá im lìm và dán giấy niêm phong. Hệ thống tường bao, cổng sắt của các khu biệt thự đã bị hoen rỉ, hư hỏng, nhiều đoạn đã đổ gãy. Không có bàn tay con người, cỏ dại đã mọc che khuất bờ tường bao, mọc tràn trên lối đi vào những khu biệt thự. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, ngày 25/11/2003, Công ty Du lịch Bạch Đằng được UBND tỉnh giao 141,8 ha thuộc địa phận xã Lâm Sơn (Lương Sơn) để xây dựng khu du lịch sinh thái. Ban đầu, khu du lịch sinh thái này có tên là Làng văn hoá các dân tộc. Cho đến nay, các nhà đầu tư mới chỉ hoàn thiện 11 biệt thự đang bỏ không, chưa hề xây dựng thêm một hạng mục vui chơi, giải trí nào để thu hút du khách. Sau 8 năm được cấp phép đầu tư, khu du lịch sinh thái chiếm gần 142 ha đất có  vị  trí “đắc địa” đang nằm im lìm. ở huyện Lương Sơn, ngoài khu du lịch thung lũng Nữ Hoàng, khu du lịch hồ Mòng với tổng diện tích 353 ha được cấp phép đầu tư từ năm 2004 nhưng đến nay, số hạng mục công trình đã tiến hành xây dựng vẫn còn khiêm tốn.

 

Ngoài Lương Sơn, tại Đà Bắc, khu du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên đảo Ngọc với diện tích 17 ha, được cấp phép đầu tư từ ngày 30/3/2005, cho đến nay, vì nhiều vướng mắc vẫn chỉ dừng lại là kế hoạch. Qua tìm hiểu, trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch ở một số huyện như Lương Sơn, Kim Bôi, TPHB…, chúng tôi đã thấy xuất hiện thực tế nhiều dự án được cấp phép đầu tư nhưng không tiến hành xây dựng, khi gần đến thời hạn bị rút giấy phép mới chuyển nhượng hoặc tổ chức khởi công xây dựng lấy lệ. Đây là một thực tế mà các ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần rà soát, quản lý chặt chẽ để phát huy được hiệu quả nguồn quỹ đất dành cho phát triển du lịch.

 

Mở đường cho xã hội hoá hoạt động du lịch

 

Tuy nhiên, bên cạnh những dự án “rùa” cũng đã có một số dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển KT-XH như: Khu du lịch Mai Châu Lodge (thị trấn Mai Châu), khu du lịch Vịt Cồ Xanh, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn), Khu du lịch V-resort, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi)…

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Ngô Trọng Thược, Trưởng Phòng nghiệp vụ du lịch, Sở VH-TT&DL khẳng định: Tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế là hoạt động thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch hiệu quả chưa cao. Những năm qua, các nhà đầu tư chưa thực sự mặn mà, đầu tư mạnh tay vào du lịch Hoà Bình. Do đó, với chức năng chuyên môn, chúng tôi đang xúc tiến tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách thu hút đầu tư, nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ. Trong đó, tập trung vào ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực, vốn đầu tư các đơn vị, địa phương trong và ngoài nước.

 

Hiện nay, Sở VH-TT&DL đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt ưu tiên cho kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật du lịch hồ Hoà Bình và các huyện: Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lương Sơn... Phát triển nhiều bản, làng du lịch văn hoá, sinh thái cộng đồng, dành kinh phí bảo tồn các bản làng du lịch cộng đồng. Ngoài ra, tỉnh đang tiếp tục thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch, tập trung vào chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.

 

Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư, Sở VH-TT&DL đã làm tờ trình lên UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2011 vào đầu tháng 4/2011. Hội nghị sẽ có sự tham gia phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính và đại biểu tỉnh bạn, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp du lịch lữ hành trong nước và quốc tế. Hội nghị sẽ giới thiệu các giá trị tài nguyên, nhân văn của tỉnh; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch; các quy hoạch và dự án; cơ chế chính sách, môi trường pháp lý ưu đãi đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời, thảo luận về định hướng sản phẩm du lịch, giải pháp thu hút thị trường khách đến tỉnh, kinh nghiệm phát triển du lịch của các tỉnh Tây Bắc, giải pháp đầu tư phát triển du lịch tỉnh ta.   Điểm đặc biệt, trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra hoạt động ký kết các biên bản ghi nhớ, cam kết đầu tư với các đối tác vào lĩnh vực du lịch, cấp giấy chứng nhận đầu tư (nếu có).

 

Tích cực chuẩn bị cho tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2011, đồng chí Đinh Văn Hoà, Giám đốc Sở VH-TT&DL nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức quy mô với sự chuẩn bị kỹ lưỡng hy vọng sẽ là bước khởi đầu quan trọng cho du lịch tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Cũng qua hội nghị này, những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch sẽ được đưa ra trao đổi, thảo luận để từng bước tháo gỡ. Phấn đấu tập trung phát triển du lịch tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm. Chú trọng phát triển du lịch gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết đồng bộ vấn đề ô nhiễm môi trường; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thiết thực vào phát triển KT-XH của tỉnh.

 

                                                                                      Dương Liễu

 

Các tin khác

Ẩm thực của người Mường trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)
Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chọn mua hàng trong buổi chợ phiên.
Ngụp lặn trong hàng ngàn mét đất đá để tìm vàng.
Cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình tham gia trồng ngô với nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc)

Thăm nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.

Lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi: Tay trắng gánh nợ nần

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

“Máu rừng” âm ỉ chảy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.

Khám phá thành cổ ở Lương Sơn

(HBĐT) - Trải qua bao thay đổi của thời gian và mưa nắng, chiếc cổng thành với màu gạch đỏ au vẫn đứng sừng sừng, hiên ngang như bất chấp mưa dập, gió vùi. Những đoạn thành đá ong lẫn trong cỏ dại dù không còn nguyên vẹn cũng đủ nói lên một thành trì vững chãi nằm án ngữ bên quốc lộ 21. Ngôi thành cổ đang rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng để sớm có phương án bảo tồn nhằm giữ gìn một thành cổ vào loại độc nhất của tỉnh.

Lao động trở về từ Ly-bi: Mừng - lo ngày đoàn tụ

(HBĐT) - Theo thống kê từ Sở LĐTB&XH, tỉnh ta có 44 lao động đang làm việc tại Li-bi theo hợp đồng với các Công ty xuất khẩu lao động. Theo Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ Nguyễn Đức Tuyên, tính đến chiều ngày 2/3, Sở LĐTB&XH vẫn chưa nhận được thông báo có lao động là người địa phương từ Li-bi về.

Phòng, chống ma tuý - quyết liệt từ cơ sở

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 932 người nghiện có hồ sơ quản lý ở 105/210 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn còn có những diễn biến hết sức phức tạp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục