"Thám tử" Nguyễn Ái Việt và đàn bò của gia đình.

(HBĐT) - “...Tôi chỉ muốn làm ra để cảnh cáo những người không thật thà. Đừng vì mối lợi nhỏ mà làm tổn hại tới lòng tin và hại tới người khác. Hơn nữa, qua việc này sẽ cảnh cáo với những kẻ trộm cắp đừng tưởng việc gì cũng qua được bàn tay pháp luật và cũng để bảo vệ sản xuất cho người dân”.

 

Tuy trên địa bàn tỉnh ta chưa có Công ty dịch vụ thám tử, nhưng đối với một số  vụ việc cụ thể thì nhiều người đã bộc lộ rõ “năng khiếu” thám tử mang nhãn “SloocHom  HoaBinh”. Câu chuyện sau là một trong những chuyện mà người viết được chứng kiến tường tận. 

    

Anh Nguyễn ái Việt, trú tại tổ 1, phường Thái Bình (TP. Hoà Bình) làm nghề chăn nuôi kiêm mổ thịt bò đã gần hai chục năm nay. Do có kinh nghiệm lại thẳng thắn, sòng phẳng nên công việc hanh thông, thuận lợi. Một trong những cái tài của anh là “cầm bò” rất chuẩn. Chỉ nhìn qua bên ngoài của con vật anh đã nói đúng trọng lượng đến từng kilôgam hơi (hoặc từng cân thịt xẻ). Điều đặc biệt là anh có cách “cầm” bò phân biệt từng loại tuỳ theo phương thức chăn nuôi: bò chăn thả tự nhiên có trọng lượng khác với bò nuôi vỗ; bò Mộc Châu khác bò Phú Thọ; bò Ba vì khác bò Lạc Sơn...

     

Cho tới một ngày gần cuối năm vừa rồi. Buổi chiều xâm xẩm tối, người giúp việc lùa bò về chuồng (trên đồi xa nhà), kiểm, đếm đầy đủ. Vậy mà sáng sớm hôm sau, khi lên cho bò đi chăn, thấy mất hai con to nhất đàn. Người giúp việc hốt hoảng chạy về báo ngay cho anh Việt (chủ bò). Huy động cả nhà đi tìm... đến khoảng 8 giờ sáng thì thấy “tang vật” là hai đầu bò và mấy cái chân ở ven núi (cách chuồng đến mấy quả đồi). Một mặt tức tốc đi báo nhà chức trách, một mặt anh “rà soát” các đối tượng có thể làm việc này theo cách nghĩ và suy đoán của mình. Khi lập biên bản, các anh công an hỏi: có nghi cho ai không (kể cả người giúp việc)? Anh Việt nói luôn nhận định của mình như nhà điều tra chuyên nghiệp:

      

 - Thứ nhất, kẻ trộm này là tay mổ bò chuyên nghiệp, tôi nhìn đường dao thì biết. Thứ hai đây cũng không phải là kẻ nghiện hút. Tôi đã “nghiên cứu” kỹ rồi trên địa bàn không có “thằng nghiện” nào có chuyên môn cao như thế cả. Hơn nữa, đêm hôm chúng cũng không đủ sức mà leo mấy quả đồi để làm việc này. Còn các anh bảo “xem lại” những người giúp việc trong nhà có biểu hiện gì không thì tôi cũng nói luôn là: khó có khả năng. Vì quỹ thời gian của họ rất ít, mãi 8-9 giờ tối họ mới về nhà, sáng sớm đã đến đây rồi...

       

Tuy không thật sự hoàn toàn đồng ý với “nhận định” của ông chủ bò, nhưng các nhà chức trách cũng phải công nhận là nhận định của anh Việt là rất có “chuyên môn” đáng để tham khảo... Thế rồi các biện pháp nghiệp vụ được triển khai, nhất là khi được nghe ông chủ khẩn thiết đề nghị: “ Mong các anh hết sức tìm ra kẻ xấu, trừng trị để làm gương cho kẻ khác. Nếu không, người dân chúng tôi còn ai dám chăn nuôi, trồng, cấy gì nữa. Tôi cũng xin hết lòng hợp tác với các anh để sớm tìm ra thủ phạm”.

      

 Nhìn đồng hồ thấy đã hơn 9 giờ sáng, anh Việt phân công những người giúp việc toả đi các chợ trong thành phố và các vùng lân cận mua các “mẫu” thịt bò có bán trong buổi sáng (đắt mấy cũng mua) mang về để “nghiên cứu”... Gần một giờ sau, gần chục mẫu thịt được đem về. Sau khi lật ngược, Xẻ xuôi, cân xét kỹ càng, anh Việt tuyên bố: không phải bò nhà mình. Mọi người thắc mắc: đã mổ ra rồi, thịt bò nào chả giống bò nào. Mà nhỡ nó thịt xong, mang về xuôi tiêu thụ thì sao... Kiểu này giống mò kim đáy bể quá! Không nao núng, anh hỏi lại những người giúp việc:

      

  - Còn chợ nào chưa đến không?

      

  - Hết rồi! à còn chợ Cầu Đen anh ạ!

       

 - Được rồi. Để tôi!

       

Nói đoạn, Việt tức tốc phóng xe đi. Đến nơi, lượn qua một lượt các hàng thịt bò quan sát. Cuối cùng, Việt dừng lại một bàn thịt chỉ còn một tảng thịt nhỏ khoảng hơn một cân:

       

- Bác bán cho tôi nốt chỗ thịt này.

       

- Đây! Cân rưỡi chú ạ.

       

Xách thịt về, Việt tập hợp anh em lại phân tích:

       

- Đây đích thị là thịt của con bò nhà mình.

     

 Mọi người kín đáo bụm miệng cười - Xin tiết lộ luôn trong số đông túm tụm hiếu kỳ có cả kẻ mổ trộm bò, nhưng không tỏ ra hốt hoảng lo sợ vì thịt bò được hắn mang đi tiêu thụ ở tận thị trường Phú Thọ , Sơn Tây, Hà Nội cơ. Sức mấy mà tìm ra - Không để ý đến cảnh ấy, Việt giảng giải:

       

- Đây là bò được nuôi ở xứ lạnh, cho ăn cỏ có chất lượng nên thịt chắc, không có xơ, trọng lượng nặng hơn bò dưới mình. Ví dụ, cùng hai con to bằng nhau, một con cầm 90 thì con kia chi cầm 80 - 85 cân thôi. Thịt con này đúng là con mình mua ở Mộc Châu mang về. Đấy mọi người so sánh đi.

       

Bán tín, bán nghi, nhưng nghe ra cũng hơi có lý. Sự việc được báo luôn cho nhà chức trách. Việt cam đoan:

       

- Các anh cứ tìm theo hướng này. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi hoàn mọi phí tổn điều tra...

      

Thêm một hướng điều tra mới được mở ra với phương thức đơn giản rất nhiều là: lần ngược đầu mối tang vật. Bà bán thịt chợ Cầu Đen (TP HB) khai mua của ông lái dưới Hoàng Xá, Thanh Thuỷ (Phú Thọ), ông lái khai tiếp mua của bà B ở..., Bà B khai tiếp mua của ông X... Khi lần đến người cuối cùng thì được khai: Cháu nó làm thuê ở trên Hòa Bình mua rẻ được con bò ốm, sợ khó bán được ở trên ấy nên ban đêm phải mang về đây, đến nhà đã muộn (hơn 4 giờ sáng) không kịp cất buôn được cho Sơn Tây và Hà Nội nên phải bán cho bác X, bác Y... (như đã kể ở trên)... Đến đây, vụ án coi như kết thúc. Điều làm cho mọi người bất ngờ nhất là “cháu nó” tên là Nguyễn Trường Sơn chính là người giúp việc cho nhà anh Việt (kẻ mà Việt hết sức tin tưởng và bảo vệ).  

       

Vụ án được đem ra xét xử. Đứng trước Toà, đích thân Việt lại xin Toà giảm nhẹ  án tới mức thấp nhất cho Sơn: Do còn trẻ, nghĩ chưa tới. Xin Toà cho cháu nó cơ hội làm lại cuộc đời. Tôi chỉ muốn để cảnh cáo những người không thật thà. Đừng vì mối lợi nhỏ mà làm tổn hại tới lòng tin và hại tới người khác. Hơn nữa, qua việc này sẽ cảnh cáo với những kẻ trộm cắp đừng tưởng việc gì cũng qua được bàn tay pháp luật và cũng để bảo vệ sản xuất cho người dân.

        

Chứng kiến tài phá án của Việt, một “đồng nghiệp” vào hàng cao thủ trong nghề ba toa đã phải thốt lên với Việt: “Bái phục, bái phục. Anh chịu chú mày. Tài thật.

 

 

                                                                                     Hải Giang

 

Các tin khác

Vườn thuốc nam của ông Bùi Việt Hùng là nơi bảo tồn nhiều loài cây thuốc quý hiếm.
Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Nhọc nhằn mưu sinh.
Bà Triệu Thị Nhất, gốc người Kinh ở Thái Bình và chồng - ông Bàn Văn Liêm.

Phát triển hoạt động du lịch - Những nút thắt cần được tháo gỡ

Bài 2: Tháo gỡ nút thắt trong xã hội hóa hoạt động du lịch

(HBĐT) - Đến tháng 9/2010, toàn tỉnh có 74 dự án đầu tư du lịch. Các dự án đầu tư theo nhiều loại hình như: khu du lịch sinh thái, đô thị du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng sinh thái, khu du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng và du lịch kết hợp trồng rừng.

Phát triển hoạt động du lịch - Những nút thắt cần được tháo gỡ

 Bài 1: Thực tế phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng

(HBĐT) - Xác định những tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của tỉnh, ngày 21/8/2007, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã ban hành Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch. Trong đó chú trọng thu hút nguồn nhân lực và các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá du lịch.

Thị trường nông thôn hàng giả, hàng nhái bán chạy hơn hàng thật

(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.

Khai thác vàng trái phép ở Thanh Nông vẫn “nóng”

(HBĐT) - Nạn khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) sau một thời gian tạm lắng bởi sự truy quét quyết liệt của các ngành chức năng, nay bùng phát trở lại. Mức độ khai thác có phần quy mô, tinh vi hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Để tận mắt chứng kiến “công trường” khai thác vàng này, chúng tôi đã có một cuộc hành trình đầy mạo hiểm vào bãi vàng Thung Voi.

Nghĩa tình miền đá

(HBĐT) - Vầy Nưa đã thay đổi quá nhiều so với thời điểm tôi đến cách đây hơn 1 năm trước. Khi ấy, chặng đường từ thị trấn Đà Bắc vào trung tâm xã chỉ khoảng hơn chục km nhưng lại là một thử thách đầy ái ngại cho những người mới đặt chân đến và cả những người bản địa dù đã thuộc lòng con đường cheo leo dốc núi. Chúng tôi, những người làm báo Hoà Bình vẫn thường xuyên có mặt ở miền đá núi ấy để xây đắp nghĩa tình từ Hiền Lương cho đến Vầy Nưa.

Thăm nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục