Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Trong cơn “bão giá”, sinh viên phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý.

(HBĐT- Sau đợt nghỉ Tết đến trường, nhiều sinh viên phải đối mặt với cuộc sống bởi nhiều mặt hàng tăng giá nên chuyện chi tiêu cho bữa ăn hàng ngày, nhất là chi cho các khoản sinh hoạt phí của nhiều sinh viên bị thắt chặt. Đặc biệt, từ ngày 1/3, giá điện tăng và gần đây nhất hai đợt tăng giá xăng, dầu cao đột biến khiến cho sinh viên càng thêm khó khăn.

 

Nhận cú điện thoại của con trai đang học ở Học viện Kỹ thuật quân sự (hệ dân sự) - Hà Nội: “Mẹ chuẩn bị tiền nhà cho con, từ tháng 3, cô chủ nhà nâng tiền nhà lên 1.200.000 đồng/tháng”- Chị Bích vội nhẩm nhanh số tiền phải chi thêm cho con lên tới 2.500.000 đồng mới  đủ sức chống chọi với thời “bão giá” ở Hà Nội. “Hai vợ chồng  đều là công chức, số tiền lương cả tháng phải tính toán chi tiêu tiết kiệm mới đảm bảo cuộc sống cho cả nhà, riêng thằng lớn đang học đại học mất đứt suất lương của bố. Ba người ở nhà chỉ còn trông chờ vào suất lương của mẹ, lương tháng nào trắng tay tháng ấy, chẳng may một tháng được nhận 5 thiệp cưới là âm”- Chị Bích ở phường Đồng Tiến (TPHB) than thở. Chị cho biết, biện pháp tốt nhất chống chọi với cơn bão giá là cắt giảm các khoản chi tiêu chưa cần thiết. Khoản tiền ăn hàng tháng hiện nay cho ba người vẫn bấy nhiêu tiền như khi chưa tăng giá nhưng chị cố gắng thu xếp cho bữa ăn  tuy có đạm bạc một chút mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ cho cả nhà. Chị bảo:  Dù giá cả tăng cao nhưng biết “liệu cơm gắp mắm” thì cuộc sống sẽ không bị đảo lộn. 

  

Nhìn cảnh các cô giáo đi học đại học tại chức ở trường Cao đẳng sư phạm tay xách nách mang nào gạo, củi, rau từ quê ra ở trọ để phục vụ cho học tập, nâng cao trình độ học vấn là cả một sự cố gắng của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, dù đó là sinh viên hệ tập trung hay tại chức. Chị Tiu ở Lạc Sơn đang học lớp cao đẳng mầm non tại chức trường Cao đẳng sư phạm cho biết: Từ tháng 3, chủ nhà tăng giá thuê phòng từ 80.000 đồng/đợt lên 100.000 đồng/đợt, tiền điện 3.000 đồng/số, nước 10.000 đồng/m3, cùng với các chi phí khác đều tăng, với mức lương hợp đồng mầm non ở xã vài trăm ngàn đồng/tháng, cuộc sống càng thêm khó khăn. Chị chia sẻ: Giá cả ở đâu cũng vậy thôi, dù ở thành thị hay nông thôn cũng chịu chung cảnh “bão giá”, nếu mỗi người có ý thức tiết kiệm và chi tiêu hợp lý thì cuộc sống sẽ tạm ổn. Từ đầu tháng 3, khi tiền nhà, điện, nước đều tăng, mấy chị em ở cùng phòng tổ chức nấu cơm ăn, không ra quán, tính ra cũng bấy nhiêu tiền nhưng nếu tự nấu được ăn no hơn lại vừa đảm bảo sức khoẻ. quê nhiều củi nên bọn em phân mỗi người một đợt thay nhau mang củi đi đỡ tiền mua ga, than. Cuộc sống ở quê còn khó khăn nên mình tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.

  

Còn sinh viên Bùi Thị Huyền ở trường Kinh tế-kỹ thuật Hoà Bình lại có nỗi niềm riêng: Chúng em đều là con em đân tộc vùng sâu, xa của các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Mai Châu được tuyển vào trường học chuyên ngành lâm sinh, chăn nuôi-thú y. Năm học trước, nhà trường còn có khu ký túc xá cho sinh viên ở với mức giá ưu đãi 30.000 đồng/người/tháng, riêng hệ trung học nghề được nhà trường bao cấp 100% tiền nhà. Năm học này, khu ký túc xá giải toả để giao cho dự án xây nhà ở cho sinh viên nên chúng em phải ra thuê trọ. Mỗi phòng trọ bình dân là 400.000 đồng cho ba người ở nhưng bọn em phải ở 4 người, dù có chật chội một chút nhưng tiết kiệm được một suất tiền nhà. Trước đây, hai người chung nhau một bếp nấu cơm, nay rủ thêm 4- 5  người nấu chung vừa tiết kiệm tiền điện, tiền than và cũng tiết kiệm được cả tiền ăn nữa. Trong phòng, chị em nhắc nhở nhau khi ra khỏi nhà tắt điện, rút nguồn điện máy tính và tiết kiệm các chi phí khác cho sinh hoạt khi không cần thiết.

  

Cứ sau mỗi đợt tăng lương hoặc tăng giá điện, xăng…, chuyện tăng giá nhà trọ hay điện, nước là chuyện không còn lạ với sinh viên. Trong cơn “bão giá”, mỗi sinh viên nên có những biện pháp tiết kiệm riêng để thích ứng với cuộc sống hiện tại, đảm bảo cho học tập được tốt hơn. 

 

                                                                                         Ngọc Anh

 

Các tin khác

Nhọc nhằn mưu sinh.
Bà Triệu Thị Nhất, gốc người Kinh ở Thái Bình và chồng - ông Bàn Văn Liêm.
Sản phẩm dệt của người Thái được giới thiệu và bày bán tại khu du lịch Mai Châu Lodye
Ẩm thực của người Mường trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)

Thị trường nông thôn hàng giả, hàng nhái bán chạy hơn hàng thật

(HBĐT)- Giá rẻ, mẫu mã khá đẹp, bắt mắt nên những mặt hàng, từ quần áo, giày dép đến bánh, kẹo... thuộc diện “hàng gia công” được người tiêu dùng ở nông thôn ưa chuộng. Phần lớn người tiêu dùng mua vì hợp túi tiền, mua cho có chứ không nhiều người để ý đến việc sử dụng mặt hàng đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay gây hại đến sức khoẻ hay không.

Khai thác vàng trái phép ở Thanh Nông vẫn “nóng”

(HBĐT) - Nạn khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) sau một thời gian tạm lắng bởi sự truy quét quyết liệt của các ngành chức năng, nay bùng phát trở lại. Mức độ khai thác có phần quy mô, tinh vi hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Để tận mắt chứng kiến “công trường” khai thác vàng này, chúng tôi đã có một cuộc hành trình đầy mạo hiểm vào bãi vàng Thung Voi.

Nghĩa tình miền đá

(HBĐT) - Vầy Nưa đã thay đổi quá nhiều so với thời điểm tôi đến cách đây hơn 1 năm trước. Khi ấy, chặng đường từ thị trấn Đà Bắc vào trung tâm xã chỉ khoảng hơn chục km nhưng lại là một thử thách đầy ái ngại cho những người mới đặt chân đến và cả những người bản địa dù đã thuộc lòng con đường cheo leo dốc núi. Chúng tôi, những người làm báo Hoà Bình vẫn thường xuyên có mặt ở miền đá núi ấy để xây đắp nghĩa tình từ Hiền Lương cho đến Vầy Nưa.

Thăm nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.

Lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi: Tay trắng gánh nợ nần

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

“Máu rừng” âm ỉ chảy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục