Nhọc nhằn mưu sinh.

Nhọc nhằn mưu sinh.

(HBĐT) - Những phụ nữ, trẻ em vẫn kề vai vác những khúc keo nặng trịch, trơn để tập kết ra bãi. Phía trên đỉnh đồi, lẫn trong đám khói đen kịt và tiếng máy nổ ầm ầm của cưa xăng, một nhóm hơn chục người cả nam, nữ, người đang khẩn trương bóc vỏ keo, người đưa những khúc keo còn thơm mùi gỗ lên xe. Sau mỗi tiếng hô, Nào! Chuẩn bị nào! Cẩn thận nhé! Một, hai, ba… những tiếng thở phì phò, mệt nhọc lại vang lên.

 

Thấy tôi giơ máy ảnh lên chụp, chị Bùi Thị Tình ở xóm Minh Hải, An Lạc, Lạc Thủy, trong bộ đồ lao động ướt đẫm mồ hôi nói: “Bọn tôi ướt át, lao động khổ như vậy có sung sướng gì đâu mà chụp ảnh”.

 

Chị Tình cho biết: Gia đình chị có  4 khẩu nhưng vì ruộng nương ít, cuộc sống gia đình khó khăn nên chị xin gia nhập đội quân vác thuê này cũng đã được hơn 4 năm rồi. Làm nghề này vất vả lắm, làm quần quật cả ngày mà công cũng chỉ được 60 – 70.000 đồng/ngày.

 

Ngồi phơi lưng với chiếc áo cộc tay, vừa đập vỏ keo vừa thở hổn hển, ông Bùi Văn Quynh, 45 tuổi, ở xóm Cú Đẻ, xã Đồng Môn tâm sự. “Hồi còn khỏe, tôi cũng xốc vác như mấy đứa thanh niên kia, giờ yếu nên anh em cho sang đập vỏ keo. Ngần ấy năm “chinh chiến” với nghề, đã làm không biết bao nhiêu rừng keo nên cũng đã có chút ít kinh nghiệm về nghề”. Theo ông Quynh, để tăng năng suất làm việc, khi cây vừa cắt xuống là phải bóc vỏ ngay, nếu để lâu, cây  chảy hết nước sẽ khó bóc. Ông cho biết thêm, để lo cho 5 đứa con ăn học, vợ chồng ông phải làm cật lực mỗi ngày, nhưng được cái các con ông đều chăm ngoan nên vợ chồng ông cũng vui.

 

Như muốn cho chúng tôi hiểu rõ hơn về nghề này, chị Tình chỉ cho chúng tôi gặp anh Bùi Xuân Hiến. Theo chị, đó là “giám đốc” của cả đội khai thác hơn chục người, anh  Hiến cũng đang hì hục vác đoạn keo trơn lên bãi. Trước đây, hoàn cảnh của anh cũng nghèo lắm nên anh quyết định chuyển sang làm nghề thu mua, khai thác gỗ keo như bây giờ.

 

Với đức tính thật thà, sòng phẳng trong thu chi nên anh Hiến được mọi người tin tưởng, quý mến, giao cho việc ngoại giao để tìm mối làm ăn và kiêm luôn công việc chợ búa, cơm nước cho mọi người. Gần 5 năm trong nghề, anh Hiến tạo được uy tín trong công việc, vì vậy, anh nhận được nhiều hợp đồng khai thác của các chủ đồi. Được biết, 5 năm qua, hơn chục người theo anh luôn có công việc, thu nhập khá ổn định.

 

Sau khi làm xong mỗi đồi keo, trước lúc tính công để chia tiền, anh Hiến “ thủ quỹ ” đọc rõ mọi khoản chi tiêu rồi tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ để anh em ngồi tâm sự, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tiếp chúng tôi tại lán trại của đội, căn lều lợp bằng bạt nilon đã ngả màu, trống hoác, gió lùa tứ phía, anh Hiến cho biết. Vào mùa mưa, việc khai thác keo khó khăn lắm, mọi người phải tạm nghỉ và tranh thủ công việc đồng áng, tôi tranh thủ đi tìm mối hàng để khi anh em trở lại có thể làm việc ngay.

 

Anh Thủy, ở xã Lạc Hưng (Yên Thủy) tâm sự. “Ruộng đồng không có, tôi quyết định dồn ít vốn mua chiếc cưa máy để đi cắt cây thuê. Mỗi ngày tôi phải cắt cả hàng chục tấn keo mới có thể giúp anh em đạt ngày công lao động. Anh em chúng tôi ăn ngủ với nhau sáu năm nay rồi nên coi nhau như ruột thịt, hễ việc gì khó, cây nào nặng, mọi người cùng làm, mỗi người một vai, việc gì cũng xong. Ở đây không có sự phân chia công việc, mỗi người một chân một tay, từ bóc vỏ đến vác cây… đều làm hết. Tối đến, cả đội lại ngồi quây quần bên nhau, uống chung bát trà nóng, kể cho nhau nghe những câu chuyện đời thường”.

 

Kể về chuyện tai nạn trong nghề, bà Bùi Thị Thêm ở xóm Cú Đẻ, xã Đồng Môn còn hãi hùng kể: “Mấy tháng trước, trong một lần đang róc cành keo, do không để ý nên tôi bị cây đổ trúng đầu. Khi tỉnh dậy thấy mình ở trong bệnh viện, đầu phải khâu mấy mũi”.

 

Còn anh Thủy cho hay: Trong một lần đang cắt cây, cưa bị kẹt, tôi cố nhấn ga, không ngờ cây đứt, máy cưa rơi xuống xẻ đôi ngón chân giữa, phải về nghỉ ở nhà cả tháng trời”.

 

Cứ mỗi tấn keo cắt xuống, cắt đoạn khoảng 1,2 m, đập sạch vỏ, đưa lên xe, người lao động được trả 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, mỗi rừng keo thu hoạch cũng khác nhau, tùy vào độ khó hay dễ khai thác của đồi. Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi người cũng có thu nhập khoảng 70 – 80.000 đồng/ ngày. Mặc dù vất vả, có hiểm nguy nhưng nghề này cũng đã giúp được nhiều người dân cải thiện được đời sống kinh tế gia đình, có điều kiện cho con em ăn học.

 

 

                                                                                 Thanh Tuyền

 

Các tin khác

Bà Triệu Thị Nhất, gốc người Kinh ở Thái Bình và chồng - ông Bàn Văn Liêm.
Sản phẩm dệt của người Thái được giới thiệu và bày bán tại khu du lịch Mai Châu Lodye
Ẩm thực của người Mường trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc)
Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chọn mua hàng trong buổi chợ phiên.

Khai thác vàng trái phép ở Thanh Nông vẫn “nóng”

(HBĐT) - Nạn khai thác vàng trái phép ở thôn Lộng, xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) sau một thời gian tạm lắng bởi sự truy quét quyết liệt của các ngành chức năng, nay bùng phát trở lại. Mức độ khai thác có phần quy mô, tinh vi hơn nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Để tận mắt chứng kiến “công trường” khai thác vàng này, chúng tôi đã có một cuộc hành trình đầy mạo hiểm vào bãi vàng Thung Voi.

Nghĩa tình miền đá

(HBĐT) - Vầy Nưa đã thay đổi quá nhiều so với thời điểm tôi đến cách đây hơn 1 năm trước. Khi ấy, chặng đường từ thị trấn Đà Bắc vào trung tâm xã chỉ khoảng hơn chục km nhưng lại là một thử thách đầy ái ngại cho những người mới đặt chân đến và cả những người bản địa dù đã thuộc lòng con đường cheo leo dốc núi. Chúng tôi, những người làm báo Hoà Bình vẫn thường xuyên có mặt ở miền đá núi ấy để xây đắp nghĩa tình từ Hiền Lương cho đến Vầy Nưa.

Thăm nhà máy in tiền đầu tiên

(HBĐT) - Con sông Bôi hiền hòa, mùa này nước xanh đưa chúng tôi đến với Khu di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy). Trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng dấu tích của Nhà máy in tiền ngày xưa vẫn còn đó như chứng nhân của lịch sử.

Lao động trở về từ Libi ở Kim Bôi: Tay trắng gánh nợ nần

(HBĐT) - Dù đã hơn 2 tuần nay được sống trong niềm vui đoàn tụ sau những ngày chạy loạn ở xứ người nhưng trong tâm trí anh Hoàng Ngọc Thanh ở xóm Gò Chè, xã Hợp Kim vẫn luôn đau đáu gánh lo nợ nần cho chuyến xuất ngoại không may mắn. Đó cũng là tâm trạng chung của hầu hết số lao động trên địa bàn tỉnh và gần 20 lao động của huyện Kim Bôi vừa trở về từ Libi nói riêng.

“Máu rừng” âm ỉ chảy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) nằm ở phía tây bắc của tỉnh, trên địa bàn 6 xã Pà Cò, Hang Kia, Tân Sơn, Cun Pheo, Piềng Vế và Bao La với tổng diện tích 5.258 ha, trên độ cao từ 800 - 1.500 m. Hiện nay, khu BTTN còn lưu giữ nhiều loại gỗ quý hiếm, đặc biệt là rừng nghiến quý hiếm hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, rừng đang bị “sẻ thịt” từng ngày bởi chính những người dân nơi đây.

Khám phá thành cổ ở Lương Sơn

(HBĐT) - Trải qua bao thay đổi của thời gian và mưa nắng, chiếc cổng thành với màu gạch đỏ au vẫn đứng sừng sừng, hiên ngang như bất chấp mưa dập, gió vùi. Những đoạn thành đá ong lẫn trong cỏ dại dù không còn nguyên vẹn cũng đủ nói lên một thành trì vững chãi nằm án ngữ bên quốc lộ 21. Ngôi thành cổ đang rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng để sớm có phương án bảo tồn nhằm giữ gìn một thành cổ vào loại độc nhất của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục