Chiến trường Điện Biên Phủ với những công sự, hàng rào dây thép gai chằng chịt năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức của những người lính Điện Biên.

Chiến trường Điện Biên Phủ với những công sự, hàng rào dây thép gai chằng chịt năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức của những người lính Điện Biên.

(HBĐT) - 60 năm đã trôi qua nhưng lòng đất Điện Biên vẫn còn giữ lại máu xương của biết bao người con ưu tú. 60 năm sau vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của dân tộc về những những trận đánh cứ điểm Him Lam, Hồng Cúm, Đồi Độc lập, Đồi A1... trong 56 ngày đêm “mưa rừng cơm vắt, máu trộn bùn non” ấy để mở ra điệu xòe hoa như vẫn còn nối dài bất tận...

 

Đã hơn một lần, chúng tôi nghĩ mình là một người may mắn khi được về nơi chiến trường xưa - Điện Biên Phủ vào những thời khắc đặc biệt. Đó là thời điểm kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và mới đây là dịp trở lại Điện Biên Phủ khi cả nước đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Vẫn là những cảm xúc khác nhau nhưng lớn nhất vẫn là sự tự hào. Tự hào với chiến thắng của dân tộc làm “chấn động địa cầu”.

 

Điện Biên hôm nay đã đổi thay nhiều. Những con đường trở về chiến trường xưa đã phẳng lỳ trong mùa ban khoe sắc. Cánh đồng Mường Thanh trải ngút tầm mắt một màu xanh trù phú. Chiến địa năm xưa, giờ đã lùi sâu trong ký ức. Lần nào cũng vậy, về với Điện Biên Phủ, chúng tôi đều đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ (Nghĩa trang đồi A1) và Nghĩa trang Độc Lập. Giữa mênh mông, hun hút tầm mắt nơi nghĩa trang đồi A1 và nghĩa trang Độc Lập chỉ có những bia mộ liệt sỹ vô danh và hoa ban trắng lại thấy sống dậy những ký ức hào hùng nơi chiến địa thủa trước của những chàng trai tuổi vừa mới đôi mươi hừng hực sức trẻ từ đến từ khắp các miền quê. Đến đây, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ quên những giọt nước mắt lăn lặng lẽ trên đôi mắt già nua in dậm dấu vết thời gian; những dáng đứng nghiêm trang chào đồng đội của những người cựu binh già trong bộ quân phục cũ trên ngực áo vẫn còn lấp lánh huân, huy chương. Chia sẻ với chúng tôi, các cụ bảo: thời gian đã lùi xa 60 năm nhưng tôi vẫn không thể quên những khuôn mặt, nụ cười của đồng đội nằm xưa cùng chung một chiến hào, cùng chung một trận đánh, cùng nhau giành giật từng tấc đất ở những cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, Mường Thanh... và sau những trận đánh, có những người đã mãi nằm lại với Điện Biên, với những mùa hoa ban khoe sắc đẹp như người con gái Thái nơi núi rừng Tây Bắc. Đó là những tháng năm đầy ý nghĩa ở mảnh đất này của những chàng trai là chiến sĩ Điện Biên năm xưa.

 

Giờ đây, những cái tên Độc Lập, đồi A1, Him Lam đã trở thành thân quen với những tên đường, tên phố nơi thành phố trẻ Điện Biên. Có được ngày hôm nay chính là nhờ sự hy sinh anh dũng của những người con ưu tú ấy. Dù 60 năm đã trôi qua nhưng chẳng ai có thể biết chính xác trong lòng đất Điện Biên còn giữ lại máu xương của bao nhiêu người con ưu tú. Chỉ biết rằng ở 3 nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất Điện Biên Phủ là Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang Liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 đã có đến 3.902 liệt sĩ. Trong đó, nghĩa trang Độc Lập lớn nhất với 2.342 phần mộ, trong đó, số liệt sĩ đã biết tên không nhiều. Nghĩa trang đồi A1 có 664 phần mộ và nghĩa trang Him Lam có 896 phần mộ gần như trắng tên, trắng số. Như vậy, ở Điện Biên, các anh còn nằm lại trong hầm, hào hoặc rải rác đâu đó trên cánh đồng Mường Thanh dập dờn sóng lúa. Các anh đang được đất mẹ Điện Biên ôm trong lòng. Ngày nay, hoa ban vẫn nở trắng trời Tây Bắc như thủa những anh lính trẻ hành quân ra trận. Để rồi họ mãi mãi gửi lại tuổi thanh xuân khi Tây Bắc rực trời với mùa hoa ban đỏ.

 

60 năm trôi qua cũng là 60 mùa hoa ban nở sung mãn khắp trời Điện Biên và cũng là 60 mùa cho những điệu xòe hoa nối dài bất tận. Có đến những nghĩa trang liệt sĩ nơi miền biên viễn mới thấy giá trị của hòa bình, độc lập lớn lao đến nhường nào. Sự hy sinh ấy của các anh đã để lại cho dân tộc này, đất nước này một cuộc sống yên bình, không có tiếng đạn, bom. Nơi các anh yên nghỉ, chưa một ngày vắng bóng các thế hệ đi sau, bởi ai cũng luôn ghi nhớ, máu xương này là để cho Điện Biên hôm nay cùng cả nước xòe hoa chiến thắng.

 

Trong chiến thắng “chấn động địa cầu” cách đây vừa tròn 60 năm ấy, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã huy động, đóng góp sức người, sức của cho chiến dịch. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 3.000 dân công của tỉnh đã tham gia tu sửa, tôn cao, mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La), kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, toàn tỉnh đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng hóa, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội. Cùng với sức người, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã cung cấp cho mặt trận 39.517 kg thịt trâu, bò, 1.840 m3 gỗ, hàng vạn cây tre, bương... Từ những đóng góp đó đã góp phần quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 để đưa đất nước bước vào giai đoạn lịch sử mới.

                                                                              

 

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

 

Các tin khác

Ông Đinh Văn Thâm một trong 4 chiến sĩ dân quân du kích xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) được kết nạp Đảng ngay tại trận địa ngày 27/6/1965 kể về trận đánh máy bay Mỹ.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Cầu treo Cài Rồng, xã Chí Thiện đã xuống cấp nghiêm trọng được khuyến cáo phải hạn chế giao thông.
Cả khu “thánh địa” Mường Thàng, chỉ còn duy nhất ngôi mộ đá trên đồi cao còn nguyên vẹn, chưa có dấu hiệu của sự xâm hại. Ảnh: P.V

Phía sau người đi lao động xuất khẩu

(HBĐT) - Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà lao động xuất khẩu đã mang lại. Nhiều gia đình đã đổi đời từ khi có người thân đi lao động ở nước ngoài. Thị trường lao động mà tỉnh ta đang hướng tới như Malaixia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc... Nhưng từ câu chuyện xuất khẩu lao động, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh.

Xóm Sổ mong mỏi một cây cầu

(HBĐT) - Lội nước hoặc đu cáp qua suối Sổ là cách duy nhất để vào được xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc). Con đường đất lầy lội dài 4 km từ trung tâm xã vào xóm khó khăn là vậy nhưng chưa thấm vào đâu so với sự nguy hiểm khi qua suối.

Mất mạng vì đào vàng - nỗi đau từ xóm Suối Con

(HBĐT) - Chiều ngày 25/3, chiếc xe chở 21 người từ huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cũng đã về đến xóm Suối Con (xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi). Đây là nhóm thứ hai vào đào bới, kiếm tìm thi thể của 3 thanh niên, nạn nhân của vụ sập hầm vàng thảm khốc trong tối 10/1/2014 tại khu vực Bãi Cao, thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Thực, ảo mạng xã hội Facebook

(HBĐT) - Mạng xã hội Facebook (FB) đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội này thực sự đem lại nhiều hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của mạng xã hội này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.

Báo động tình trạng gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp trong thanh niên

(HBĐT) - Theo đánh giá của lực lượng chức năng, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) trái phép trong thanh niên đang có dấu hiệu gia tăng. Từ thực trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất TTATXH và khó kiểm soát.

Chia sẻ với Tự Do

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp lên công tác tại xã Tự Do - một trọng những xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Lạc Sơn. Dù đã chuẩn bị tinh thần trước khi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Phục dặn dò: Tự Do khó đi lắm, đoàn ta cẩn thận đấy!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục