Đại diện cấp uỷ, chính quyền xã, thôn thăm hỏi thân nhân gia đình nạn nhân Bùi Văn Thảo (xóm Suối Con, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi).

Đại diện cấp uỷ, chính quyền xã, thôn thăm hỏi thân nhân gia đình nạn nhân Bùi Văn Thảo (xóm Suối Con, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi).

(HBĐT) - Chiều ngày 25/3, chiếc xe chở 21 người từ huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cũng đã về đến xóm Suối Con (xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi). Đây là nhóm thứ hai vào đào bới, kiếm tìm thi thể của 3 thanh niên, nạn nhân của vụ sập hầm vàng thảm khốc trong tối 10/1/2014 tại khu vực Bãi Cao, thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

 

Điều kỳ diệu đã không xảy ra và tang thương đã trùm lấp các gia đình bị nạn cùng xóm làng từ ngày 10/1 nhưng vẫn có điều an ủi: sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, họ đã lần lượt tìm kiếm được thi thể các nạn nhân và đã an táng ở một cánh rừng xa vắng nơi đại ngàn... Xóm Suối Con đã trải qua những ngày đầu năm buồn bã nhất. Dịp Tết, không có nhà nào bật loa đài, nhạc hiệu, không có những lời ồn ã chúc tụng. Dịp Tết, những gia đình có con bị nạn như ngồi trên đống lửa mà lòng buồn lạnh khôn nguôi... Chuyến đi làm vàng đó có 7 người, giờ còn lại 4 người.

 

Những cảnh ngộ, những nỗi niềm…

 

Chưa nói được câu nào sau lời chia sẻ của đồng chí lãnh đạo UBND xã, chị Bùi Thị Thắng (43 tuổi), mẹ của nạn nhân Hà Văn Tuấn (sinh năm 1994) đã ôm mặt khóc và lê bước vào buồng. Tuấn năm nay vừa tròn 20 tuổi, chưa lập gia đình, đã học xong lớp 12, học xong lớp máy xúc, lần đầu theo các anh trong xóm vào miền Trung đào vàng (trước đó, đi làm ăn ở Bắc Ninh). Đêm 10/1, Tuấn làm ca đêm tại một hầm vàng khai thác trái phép và thảm hoạ đã xảy ra.  Tiếp lời chị gái, chị Bùi Thị Lợi cho biết: Em vào tìm kiếm đợt 1 cùng mọi người (33 người, trước Tết Giáp Ngọ). Xuống ô tô ở thị trấn Phước Sơn, 2 mẹ con đi xe ôm hết 500.000 đồng, còn các anh, các cháu khác đi bộ khoảng 6 giờ đồng hồ thì lên đến điểm sập hầm vàng. Người của gia đình, thôn, xóm mình và người của đơn vị thuê lao động đã đào tại điểm sập sâu 9 m, chiều rộng 30 m và chiều dài 70 m. Gia đình ông Bùi Văn Xuân có 3 người con trai tham gia làm vàng ở chính điểm sập đó, ca đêm đó có 1 người con trai thứ 2 bị nạn (anh Bùi Văn Hưng, sinh năm 1986). 2 em tiếp theo của anh H không thể quên khoảnh khắc kinh hoàng khi hàng ngàn m3 đất đổ ập xuống trong tiếng kêu, khóc tuyệt vọng. Chính họ cũng là các hướng đạo viên, chỉ dẫn, tham gia đào bới thân nhân, anh em làng mạc mình trong suốt những ngày qua. Bà Bùi Thị Tét nghẹn ngào: Gia cảnh khó khăn, 3 cháu bỏ học và vào đời sớm. Hưng mới học hết lớp 3 thì bỏ, 2 em sau học đến lớp 7, lớp 8 thì nghỉ. Thương các con 14-15 tuổi đã rời nhà đi làm ăn kiếm sống, nay đã bỏ mạng vì vàng. Gia đình có 5 khẩu, giờ chỉ còn 4 nhân khẩu”. Ngôi nhà của anh Bùi Văn Thanh (sinh năm 1967) dù đã xây nhưng chưa trát, chít nên còn tạm bợ, loang lổ. Việc mất người con trai đầu (anh Bùi Văn Thảo, sinh năm 1989) khiến anh suy sụp. Ngước đôi mắt buồn bã nhìn lên tấm ảnh con, anh bộc bạch: Cháu nó mới học hết lớp 5 thì bỏ học, cũng đi vào đó làm ăn 3-4 năm nay rồi. Trước Tết, 2 anh em nó cùng mọi người vào đó mong kiếm chút ít lo tết nhất, không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng. Bà nội, bác gái, em họ đôi mắt mọng nước vì câu nói của anh Thanh. Mẹ của cháu, nằm lặng trong nhà không thể ra để tiếp khách. Tiễn khách ra về, anh Thanh nói khẽ: đứa con thứ 2 (22 tuổi) có thể không trở lại Phước Sơn để làm nghề vàng nữa…Mỗi gia đình một nỗi niềm khác nhau nhưng đều đau vì các con ra đi còn quá trẻ; 3-4 năm sau, mới lại có thể “đón” các con về với quê hương, bản quán. Hàng năm, làm sao có thể đến để cắm cho con nén hương cho đỡ cô quạnh…

 

Những sự sẻ chia và điều đọng lại…

 

Tuy những ngày qua 3 gia đình gặp nạn thấy mình vơi đi nỗi đau rất nhiều khi nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ của anh em, làng xóm. Huyện đã trợ cấp đột xuất, Hội CTĐ huyện và xã Kim Bôi hỗ trợ một phần kinh phí; hội phụ nữ, đoàn thanh niên giúp các hộ việc đồng áng (cấy, làm cỏ). 2 chuyến vào miền Trung tìm kiếm, cán bộ thôn (anh Bùi Văn Dũng, Bùi Văn Quyền) cùng trên 50 lượt người trong xóm tích cực tham gia. Trong hoạn nạn mới thấy được tình làng, nghĩa xóm đậm đà biết bao. Việc đau của 3 gia đình cũng là nỗi đau của xóm Suối Con trong những ngày qua. Trở lại những câu chuyện về những cái chết thương tâm ở Suối Con, đồng chí Bùi Xuân Đợi, Chủ tịch UBND xã trầm ngâm chia sẻ: Dù xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH nhưng cũng mong các hộ đã và có ý định sẽ đến các bãi vàng ngoài tỉnh kiếm sống cần xem lại sự lựa chọn của mình bởi những cái chết trẻ, thương tâm và đầy bất trắc của nghề “phu vàng” đã chỉ ra kết cục thường xảy ra ở các bãi vàng khai thác trái phép. Ông cho biết: Nếu tính cả 2 trường hợp từng tử vong vì sập hầm vàng trước đây (ở Mỵ Hoà - Kim Bôi và Phước Sơn - Đà Nẵng), thì xóm Suối Con đã có 5 người “mất mạng” vì vàng. Thực tế ở Kim Bôi hiện nay, tình trạng thanh niên “ly nông-ly hương” không phải là hiếm nhưng chẳng lẽ chỉ có một điểm đến là bãi vàng? Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và các thôn đã có những tuyên truyền, vận động để bà con nhận ra điều hay, lẽ phải trong làm ăn, xoá đói - giảm nghèo. Điều trăn trở của đồng chí Chủ tịch UBND xã là có cơ sở, vì hiện nay, dù đã xảy ra vụ sập hầm vàng tang thương đó nhưng số thanh niên, người lao động ở Suối Con khoác ba lô vào Quảng Nam làm vàng vẫn không dừng lại. Tại thời điểm này vẫn còn 5-7 thanh niên (cả có vợ và chưa vợ con) vẫn “ôm mộng” làm giàu tại các điểm khai  thác vàng miền Trung. Ai cũng mong họ “chân cứng, đá mềm” vượt qua những hiểm nguy, bất an của nghề làm vàng đầy may rủi nhưng chẳng một người nào ở Suối Con dám khẳng định về một miền tươi sáng chờ đón phu vàng ở phía trước. Nhìn rộng ra cả tỉnh thấy rằng, phận người làm vàng sao mong manh trước những diễn cố khó lường tại các bãi vàng. Bài học năm vừa qua, 8 thanh niên Lạc Sơn (xã Tuân Đạo, Tân Lập, Qúy Hoà) bỏ mạng ở bãi vàng huyện Văn Bàn (Lào Cai) vẫn còn là điều nóng hổi trong tâm thức bao người. Liệu bao giờ chấm dứt được tình trạng người Hoà Bình bỏ mạng vì sập hầm vàng nơi xa xứ ?

 

 

                                                                                  Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác

Người sử dụng FB nên truy cập mạng FB theo khung thời gian hợp lý.
Cùng với công tác tuyên truyền, lực lượng CSĐTP về ma túy (Công an tỉnh) cũng tích cực xác lập các chuyên án đấu tranh với tội phạm ma túy
Nhân dân xã Tự Do trồng cỏ chăn nuôi trâu bò, cải thiện cuộc sống.
CCB Bùi Xuân Mầm (thứ 3 bên phải) kể về những kỷ niệm và quãng thời gian tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào.

Một đêm ở bản Xô

(HBĐT) - Từ trung tâm xã Nà Mèo (Mai Châu), có hai cách để vào được bản Xô. Một là đi bộ khoảng gần 10 km theo con đường mòn xuyên rừng. Hai là quay ra thị trấn Mai Châu và ngược thêm gần 25 km đến xóm Lọng Sắng, xã Bao La, rẽ phải, đi thêm gần 3 km là vào đến bản.

Rập rình cầu treo ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng có số lượng cầu treo nhiều nhất tỉnh, trong đó nhiều cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm đang rập trình trên các cây cầu treo xuống cấp, nguy cơ tai nạn là rất cao. Huyện đang tập trung chỉ đạo, triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên các cầu treo.

Làng chài Tân Thịnh trước cơ hội đổi đời

(HBĐT) - Nay đó, mai đây, đời nối đời lênh đênh sông nước, chỉ khi có con đập sừng sững ngăn sông, họ tụ lại. Thấm thoắt mà đã 25 năm. Những con người tụ lại ấy nay đã thành cụm dân cư ở trung tâm thành phố với 57 hộ, 206 nhân khẩu. Chỉ có điều không phải trên bờ mà họ vẫn đang ở dưới sông...

“Làng ung thư” Mỵ Thanh

(HBĐT) - Mỵ Thanh (Mỵ Hòa - Kim Bôi) có 65 hộ, hơn 320 nhân khẩu nhưng có tới 16 người bị ung thư và 4 người đã tử vong vì căn bệnh nan y này. Không ít người mới ở tuổi 45-47 bỗng chốc liệt giường hoặc tập tễnh chống nạng vì tai biến, đột quỵ. Không chỉ lo lắng cho hiện tại mà người dân xóm Mỵ Thanh còn trăn trở cho tương lai bởi những căn bệnh quái ác đang từng ngày đe dọa cướp đi sinh mạng của cả người già và trẻ nhỏ. Anh Nguyễn Tiến Hanh, một người dân xóm Mỵ Thanh cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Văn Khải lúc nào cũng như ngồi trên “chảo lửa” vì mấy năm nay vợ ông, bà Hoàng Thị Non, 75 tuổi suốt ngày đêm vật vã vì bị bệnh hạ tiểu cầu và cháu ông Nguyễn Văn Huy, mới 7 tuổi bỗng dưng tóc bị rụng từng mảng. Chung quy lại là cuộc sống ở đây cả không khí, đất và nước đều bị ô nhiễm nặng nề từ kho thuốc bảo vệ thực vật do Nông trường Thanh Hà để lại.

"Đi chùa đúng pháp, được phúc"

(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…

Khúc ca xuân thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - “Mùa xuân Hòa Bình ơi, xanh xanh núi Đúng sông Đà, mùa xuân Hòa Bình ơi, điện dâng ánh sáng chan hoà, bản Mường em vui ngày hội xuân, ngọt ngào sao câu hát ví. Cồng ngân đánh điệu đón dâu, chàng trai phố núi rước người quê xuôi Hòa Bình ơi...”. Có lẽ vì khúc ca như lời mời gọi ấy nên năm nào cũng vậy, cho dù những ngày cuối năm công việc tất bật là thế mà mấy đứa bạn thời đại học của tôi cũng khấp khởi rủ nhau từ thủ đô hoa lệ lên thăm Hòa Bình. Để rồi cả nhóm lại được ngồi bên dòng sông Đà ngắm ánh điện lung linh soi rọi dòng sông và ngâm nga mấy bài hát quen thuộc cứ như những đứa con lâu ngày về thăm quê.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục