Người sử dụng FB nên truy cập mạng FB theo khung thời gian hợp lý.
(HBĐT) - Mạng xã hội Facebook (FB) đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội này thực sự đem lại nhiều hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của mạng xã hội này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.
Facebook dễ nghiện
“Hoa Ban Tây Bắc” là tên FB của Ngà bạn tôi. Ngà chia sẻ: Cách đây 2 năm, khi tham gia buổi họp lớp với các bạn cùng học thời đại học tại Hà Nội. Ngà trở thành người “lạc lõng” trong cậu chuyện của các bạn cùng lớp năm xưa về chủ đề FB. Mọi người ngồi nói chuyện với nhau nhưng mắt ai cũng dán vào màn hình điện thoại hoặc máy tính xách tay. Họ đang vào mạng FB. Họ đăng lên những ảnh mới chụp; chia sẻ, giao tiếp với nhau bằng tin nhắn và chat trên mạng. Ngà đã thấy lạ vì buổi họp lớp không còn sự ấm áp, thân mật của những câu chuyện, thăm hỏi gia đình, công việc cuộc sống của nhau nữa. Thực tế là hàng ngày, hàng giờ các bạn Ngà làm gì, ở đâu, cuộc sống gia đình, bạn bè như thế nào đã được đăng tải lên trang FB cá nhân và trang của nhóm lớp cả rồi. Không để bạn lạc lõng, một bạn cùng lớp đã lập ngay một tài khoản FB, hướng dẫn cách sử dụng và bắt đầu chia sẻ thông tin với Ngà.
Trong thời gian ngắn, số bạn của Ngà tăng lên rất nhanh. Từ bạn, đến đồng nghiệp, người thân…, mối quan hệ bạn bè trên FB của Ngà bắt đầu mở rộng đến con số trên 500 người. Ngà cũng có cơ hội tham gia nhiều hoạt động nhóm trên FB như: các nhóm từ thiện, hoạt động nghiệp vụ, nhóm đồng hương, cùng sở thích… Mối quan hệ rộng, thông tin nhiều, Ngà bắt đầu phải xem hình ảnh, đọc bài viết của cơ số bạn bè khá lớn đó rồi lại nghĩ việc viết những lời bình luận thật hay. Không những vậy hàng ngày Ngà cũng phải nghĩ ra viết cái gì hay, bức ảnh đẹp để đăng lên FB và lại chờ đợi xem mọi người sẽ bình luận gì, bao nhiều người sẽ quan tâm đến bài viết, hình ảnh của mình… Thời gian dành cho FB vài giờ đồng hồ cùng một số biểu hiện khác như: cứ mở máy tính là vào FB đầu tiên; khi chụp được một bức ảnh đẹp là đăng ngay lên FB và chờ đợi xem bạn bè like và comment như thế nào; trang FB của Ngà được “chăm sóc” cẩn thận mỗi ngày nên khá đẹp, hấp dẫn, ấn tượng; hình ảnh được Ngà cập nhật theo từng album rõ nét với những chia sẻ, cảm nhận được “tỉa tót” hàng giờ,… Vậy là Ngà đã trở thành “người nghiện” FB từ lúc nào chẳng hay.
Hai mặt của Facebook
FB hiện là mạng xã hội lớn nhất và có ảnh hưởng rộng lớn nhất đến người dùng Internet toàn cầu. Mạng FB đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê của trang mạng này và thông tin từ một số bài viết của các báo, Việt Nam liên tục trong nhiều năm đứng trong tốp 20 nước trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng FB lớn nhất với khoảng 20 triệu người sử dụng FB, chiếm tỷ lệ trên 71% số người sử dụng Internet và trung bình mỗi cá nhân sử dụng FB có thời lượng trung bình gần 1 h/ngày.
Những tiện ích của mạng xã hội này là: dễ dàng nắm bắt thông tin, hình ảnh về cuộc sống, công việc của những người bạn, người thân; dễ dàng tìm kiếm bạn bè, mở rộng mối quan hệ, giao tiếp trong cuộc sống, công việc; là công cụ đắc lực hỗ trợ kinh doanh, quảng bá, bán sản phẩm…Nhiều diễn đàn, cộng đồng FB được thành lập có tính hữu hiệu và tiện ích cao như: “Diễn đàn nhà báo trẻ” có trên 8.000 thành viên tham gia với nhiều thông tin, tư liệu, tài liệu có ích cho công việc, nghiệp vụ được đưa ra trao đổi, thảo luận. Hay như ở tỉnh Hoà Bình có nhóm “Cộng đồng FB Hòa Bình”, “Hội những người nói tiếng Mường” với trên 3.000 thành viên tham gia … Những trang FB này đã thể hiện tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, cung cấp nhiều thông tin, hình ảnh đẹp về về hương Hòa Bình. Nhưng trang FB này được người chủ biên đề ra những quy chế trong đăng tải thông tin, hình ảnh, có quyền xem xét cho các cá nhân tham gia trang hoặc xóa những hình ảnh, bài viết không phù hợp, không có tính xây dựng cho trang.
Thực tế hàng ngày, FB đã xâm nhập và có ảnh hưởng to lớn với cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Từ gia đình, trường học, các cơ quan, công sở ở thành phố hay về cả những vùng quê nghèo, đâu đâu cũng gặp người sử dụng và nhắc tới FB như một thói quen, câu cửa miệng. Sửng sốt hơn là chúng tôi đã gặp không ít các em học sinh mới học lớp 3 của các trường tiểu học đã có tài khoản FB và sử dụng FB hàng ngày. Tuy câu trả lời của các em nhỏ này khi được hỏi sao cháu lại chơi FB, các cháu đều trả lời sử dụng để hỗ trợ thêm cho việc tìm kiếm thông tin, trao đổi, học tập. Nhưng thực tế để các em tiếp cận với FB quá sớm là không tốt. Cũng là người sử dụng FB nên tôi biết. Sự cập nhật FB dễ dàng, thông tin hình ảnh, video đăng tải dễ dãi; ngôn từ, câu chữ của nhiều người sử dụng FB cũng không theo chuẩn mực, có nhiều người còn chửi bậy, đăng tải nhiều hình ảnh không đẹp mắt… Các em nhỏ hay các bạn trẻ khi tiếp cận điều này dễ bị ảnh hưởng, học theo và trở thành thói quen khó sửa.
Ngoài ra, với tính chất dễ nghiện, người sử dụng FB đã khiến nhiều người rơi vào lối sống ảo, trở thành “con người ảo”, tôn sùng cái tôi một cách quá mức, thiếu kỹ năng sống, giao tiếp… ảnh hưởng đến học tập, công việc, sức khỏe, thị lực giảm, căng thẳng thần kinh, ức chế suy nghĩ. Người dùng mạng FB có thể khai báo, sử dụng, trao đổi, chia sẻ các thông tin, thông điệp một cách công khai, bán công khai hay hoàn toàn bí mật. Điều này đã gián tiếp lôi kéo người sử dụng có thể ẩn nick để làm việc riêng trong giờ hành chính; FB còn có khả năng lan truyền thông tin nhanh qua chia sẻ thông tin dễ dàng, đánh dấu người cần thiết cho việc truyền tin nên nhiều kẻ xấu đã lợi dụng để thực hiện mục đích xấu như bôi nhọ, vu cáo, bình luận xuyên tạc các vấn đề… Đặc biệt, nhiều trường hợp đã lợi dụng mạng xã hội, giả danh, lợi dụng, chiếm đoạt tiền, tình; móc nối dụ dỗ các nạn nhân tham gia các đường dây tội phạm, tệ nạn; lấy trộm nick trên mạng xã hội rồi sử dụng vào mục đích xấu… mà vẫn có thể lẩn trốn nhanh bằng cách xóa các bài viết hoặc tắt sự hiện diện trên FB...
“Cần sử dụng Facebook một cách đúng mực, có định hướng”
Đó là lời khuyên của các chuyên gia tâm lý, bài báo, tạp chí trước thực trạng giới trẻ lạm dụng FB và “đi lạc” trong thế giới ảo này. Ngoài sử dụng FB một cách chừng mực, có định hướng và chủ động, mỗi cá nhân sử dụng FB nên sắp xếp thời gian biểu cụ thể cho từng việc học hành, vui chơi, truy cập Internet (chỉ nên truy cập mạng FB một ngày 1 lần khoảng 20 phút là vừa); khi tham gia FB cần xác định rõ mục tiêu sử dụng; thiết lập các cảnh báo, thông báo qua email; thiết lập các mục riêng tư để không bị các thông tin từ người dùng, nhóm trên mạng FB làm phiền… Chỉ xem FB như một công cụ tiện ích chứ hoàn toàn không phải là toàn bộ con người, cuộc sống của bạn; mỗi cá nhân nên mở lòng với cuộc đời thực; lúc rảnh rỗi, quan tâm tới gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện… Đặc biệt, mỗi gia đình nên quan tâm hơn đến con trẻ, có định hướng cho các em khung thời gian và mức độ sử dụng mạng Internet hiệu quả và không nên cho các em sử dụng mạng FB khi còn là học sinh tiểu học…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng có số lượng cầu treo nhiều nhất tỉnh, trong đó nhiều cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm đang rập trình trên các cây cầu treo xuống cấp, nguy cơ tai nạn là rất cao. Huyện đang tập trung chỉ đạo, triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên các cầu treo.
(HBĐT) - Nay đó, mai đây, đời nối đời lênh đênh sông nước, chỉ khi có con đập sừng sững ngăn sông, họ tụ lại. Thấm thoắt mà đã 25 năm. Những con người tụ lại ấy nay đã thành cụm dân cư ở trung tâm thành phố với 57 hộ, 206 nhân khẩu. Chỉ có điều không phải trên bờ mà họ vẫn đang ở dưới sông...
(HBĐT) - Mỵ Thanh (Mỵ Hòa - Kim Bôi) có 65 hộ, hơn 320 nhân khẩu nhưng có tới 16 người bị ung thư và 4 người đã tử vong vì căn bệnh nan y này. Không ít người mới ở tuổi 45-47 bỗng chốc liệt giường hoặc tập tễnh chống nạng vì tai biến, đột quỵ. Không chỉ lo lắng cho hiện tại mà người dân xóm Mỵ Thanh còn trăn trở cho tương lai bởi những căn bệnh quái ác đang từng ngày đe dọa cướp đi sinh mạng của cả người già và trẻ nhỏ. Anh Nguyễn Tiến Hanh, một người dân xóm Mỵ Thanh cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Văn Khải lúc nào cũng như ngồi trên “chảo lửa” vì mấy năm nay vợ ông, bà Hoàng Thị Non, 75 tuổi suốt ngày đêm vật vã vì bị bệnh hạ tiểu cầu và cháu ông Nguyễn Văn Huy, mới 7 tuổi bỗng dưng tóc bị rụng từng mảng. Chung quy lại là cuộc sống ở đây cả không khí, đất và nước đều bị ô nhiễm nặng nề từ kho thuốc bảo vệ thực vật do Nông trường Thanh Hà để lại.
(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…
(HBĐT) - “Mùa xuân Hòa Bình ơi, xanh xanh núi Đúng sông Đà, mùa xuân Hòa Bình ơi, điện dâng ánh sáng chan hoà, bản Mường em vui ngày hội xuân, ngọt ngào sao câu hát ví. Cồng ngân đánh điệu đón dâu, chàng trai phố núi rước người quê xuôi Hòa Bình ơi...”. Có lẽ vì khúc ca như lời mời gọi ấy nên năm nào cũng vậy, cho dù những ngày cuối năm công việc tất bật là thế mà mấy đứa bạn thời đại học của tôi cũng khấp khởi rủ nhau từ thủ đô hoa lệ lên thăm Hòa Bình. Để rồi cả nhóm lại được ngồi bên dòng sông Đà ngắm ánh điện lung linh soi rọi dòng sông và ngâm nga mấy bài hát quen thuộc cứ như những đứa con lâu ngày về thăm quê.
(HBĐT) - Du sơn, ngoạn thủy trên vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng này đã trở thành lịch trình không thể thiếu của nhiều người dân Hòa Bình và đông đảo du khách thập phương. Đến vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân sẽ được tận mắt ngắm nhìn nước hồ trong xanh màu ngọc bích, những đảo núi nhấp nhô, huyền ảo như vịnh Hạ Long, những ngôi nhà sàn bình yên bên sườn núi… Đến vùng hồ trong những ngày này còn được cùng dòng người vui với mùa lễ hội đền Bờ; được tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh đầy huyền thoại về Bà chúa thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc…