Muốn vào xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc), người dân buộc phải lội suối.
(HBĐT) - Lội nước hoặc đu cáp qua suối Sổ là cách duy nhất để vào được xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc). Con đường đất lầy lội dài 4 km từ trung tâm xã vào xóm khó khăn là vậy nhưng chưa thấm vào đâu so với sự nguy hiểm khi qua suối.
Ông Lường Văn Thảo, Bí thư chi bộ xóm Sổ cho biết: Xóm có 55 hộ. Con suối Sổ chia xóm thành 2 khu. Trước đây, trên dòng suối Sổ đã từng có cây cầu treo, rầm và sàn đều làm bằng gỗ. Cầu được xây dựng vào năm 1988, tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Năm 1993, hệ thống rầm gỗ bị mối mọt và được tiến hành nâng cấp. Đến năm 1999, hệ thống rầm tiếp tục được nâng cấp thành rầm sắt và lát lại ván sàn. Tuy nhiên, cơn lũ lịch sử cuối năm 2007, nước dâng cao, chảy xiết đã cuốn phăng cây cầu, kéo theo những nguy hiểm, khó khăn cho việc đi lại nhân dân trong xóm. Vào mùa cạn, con suối rộng khoảng 30 m, chỗ sâu nhất khoảng 0,7 m. Người dân có thể qua lại bằng việc lội suối, trẻ con có thể đu dây cáp đã hoen gỉ còn sót lại sau khi cây cầu bị lũ cuốn đi. Khi có mưa lũ, con suối hiền hòa biến mất, thay vào đó là lòng suối rộng khoảng 50 m, nước chảy xiết. Mọi hoạt động đi lại bị đình trệ, chỉ có những người liều mới dám bơi qua suối. Xóm gần như bị cô lập. Xóm Sổ vẫn thuần nông, nhân dân trồng keo, ngô, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà là chính. Song, sản phẩm làm ra mang đi bán cũng là một vấn đề không dễ, tỷ lệ hộ nghèo của xóm còn đến 57%. Mỗi khi đi chợ phiên, đồng bào phải tích trữ muối, nước mắm, cá khô và một số nhu yếu phẩm cần thiết khác đề phòng không thể đi qua suối được. Khó khăn nhất là việc đi học của con trẻ. Chi trường mầm non, tiểu học đặt ngay tại xóm nhưng học sinh THCS phải vào học tận trung tâm xã.
Thầy giáo Lường Văn Đức, Hiệu phó trường tiểu học Trung Thành cho biết: Xã có 6 xóm, trong đó, xóm Sổ xa và đi lại khó khăn nhất. Chi trường xóm Sổ có 14 học sinh bậc tiểu học. Các em phải học ghép lớp 1 - 3 và lớp 2 – 4 – 5. Giáo viên ngày ngày vẫn phải vượt qua nguy hiểm đem cái chữ đến cho học sinh. Khi có mưa lũ, trường chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo tính mạng cho cả cô và trò. Khi nước rút thấp hơn tổ chức dạy bù. Số buổi phải cho học sinh nghỉ cũng đến chừng 10 buổi. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Đoạn dây cáp còn sót lại sau khi cầu bị cuốn đi vào mùa lũ cũng chìm dưới nước. Học sinh THCS không về được phải trọ lại ở trung tâm xã. Nếu em nào đã trót về cũng không dám tiếp tục đi học.
Theo Chủ tịch UBND xã Trung Thành Lường Văn Xiên, xã đã kiến nghị vấn đề này nhiều lần tới các cấp, ngành và trong cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Mong muốn lớn nhất của nhân dân xóm Sổ là sớm có cây cầu mới để việc đi lại của người dân được thuận tiện, bớt nguy hiểm và thúc đẩy KT-XH phát triển.
Minh Châu
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm ông Bùi Xuân Mầm ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng - một trong những cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất bạn Lào. Sau ấm trà nóng, vẫn tác phong nhanh nhẹn của một người lính, ông kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm quãng thời gian hơn 20 năm tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào.
(HBĐT) - Từ trung tâm xã Nà Mèo (Mai Châu), có hai cách để vào được bản Xô. Một là đi bộ khoảng gần 10 km theo con đường mòn xuyên rừng. Hai là quay ra thị trấn Mai Châu và ngược thêm gần 25 km đến xóm Lọng Sắng, xã Bao La, rẽ phải, đi thêm gần 3 km là vào đến bản.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng có số lượng cầu treo nhiều nhất tỉnh, trong đó nhiều cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm đang rập trình trên các cây cầu treo xuống cấp, nguy cơ tai nạn là rất cao. Huyện đang tập trung chỉ đạo, triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên các cầu treo.
(HBĐT) - Nay đó, mai đây, đời nối đời lênh đênh sông nước, chỉ khi có con đập sừng sững ngăn sông, họ tụ lại. Thấm thoắt mà đã 25 năm. Những con người tụ lại ấy nay đã thành cụm dân cư ở trung tâm thành phố với 57 hộ, 206 nhân khẩu. Chỉ có điều không phải trên bờ mà họ vẫn đang ở dưới sông...
(HBĐT) - Mỵ Thanh (Mỵ Hòa - Kim Bôi) có 65 hộ, hơn 320 nhân khẩu nhưng có tới 16 người bị ung thư và 4 người đã tử vong vì căn bệnh nan y này. Không ít người mới ở tuổi 45-47 bỗng chốc liệt giường hoặc tập tễnh chống nạng vì tai biến, đột quỵ. Không chỉ lo lắng cho hiện tại mà người dân xóm Mỵ Thanh còn trăn trở cho tương lai bởi những căn bệnh quái ác đang từng ngày đe dọa cướp đi sinh mạng của cả người già và trẻ nhỏ. Anh Nguyễn Tiến Hanh, một người dân xóm Mỵ Thanh cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Văn Khải lúc nào cũng như ngồi trên “chảo lửa” vì mấy năm nay vợ ông, bà Hoàng Thị Non, 75 tuổi suốt ngày đêm vật vã vì bị bệnh hạ tiểu cầu và cháu ông Nguyễn Văn Huy, mới 7 tuổi bỗng dưng tóc bị rụng từng mảng. Chung quy lại là cuộc sống ở đây cả không khí, đất và nước đều bị ô nhiễm nặng nề từ kho thuốc bảo vệ thực vật do Nông trường Thanh Hà để lại.
(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…