Đông đảo người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) đến xem buổi chiếu phim lưu động.

Đông đảo người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) đến xem buổi chiếu phim lưu động.

(HBĐT) - Đó là câu nói truyền miệng của những người làm nghề chiếu bóng phục vụ nhân dân vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Theo chân của đội chiếu bóng lưu động Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, về các xóm, bản, được nghe tâm sự của các anh, chứng kiến cảnh háo hức, mong chờ của bà con, chúng tôi mới hiểu, cảm thông với nghề chiếu bóng đầy khó khăn, vất vả.

 

Chúng tôi được tham gia cùng đội chiếu bóng lưu động vào đúng thời điểm Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tổ chức đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5, 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014) và sinh nhật Bác 19/5  tại xóm Cạn II, xã Xuân Phong (Cao Phong). Để chuẩn bị cho buổi chiếu, đội chiếu bóng lưu động phải đến xóm Cạn II từ 14h. Nghe tin đội chiếu bóng lưu động đến, cán bộ và nhân dân trong xóm rậm rịch ra đầu xóm để đón. Mỗi người một việc, người chặt cây để căng dây điện, người đào hố chôn cọc, các thành viên của đội chiếu bóng chuẩn bị máy móc, loa, đài chuẩn bị cho buổi chiếu phim. Khi tiếng loa trên chiếc xe tuyên truyền lưu động cất lên: “Đúng 19h30 tối nay, tại xóm Cạn II chiếu đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2014 và kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.... là người dân làng trên, xóm dưới đã có kế hoạch thu xếp việc nhà để đi xem phim sớm. Dù chưa đến giờ chiếu nhưng đám trẻ con trong xóm đã diện những bộ quần áo đẹp cầm theo những chiếc ghế nhựa háo hức chạy vòng quanh và chăm chú xem các chú, các bác sắp xếp những thiết bị máy chiếu được mang đến.

 

Trong bữa cơm chiều ấm cúng được người dân vùng cao dành tiếp đón đoàn với những món đặc sản đậm đà bản sắc dân tộc như thịt lợn bản địa, măng đắng, canh lóong cùng cùng những chén rượu cay nồng, chúng tôi nghe câu chuyện ôn lại những kỷ niệm của những người chiếu bóng. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Đội trưởng đội chiếu bóng lưu động tâm sự: Đội có 6 người, người ít đã cống hiến cho ngành chiếu bóng hơn 20 năm, người nhiều cũng đã gần 40 năm trong nghề. Đội đã từng đi chiếu bóng ở khắp các địa bàn khó khăn trong tỉnh. Riêng xã Xuân Phong cũng gắn bó với Đội từ lâu lắm rồi. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần chiếu bóng trên xóm Mừng vào những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, xóm Mừng còn chưa có đường, điện như bây giờ. Khi biết đoàn chiếu phim tới, lãnh đạo xóm xuống tận chân núi đón và khiêng máy móc, thiết bị cùng đoàn. Thời kỳ đó, máy móc chiếu phim đâu có nhẹ nhàng như bây giờ. Để phục vụ một buổi chiếu, đoàn phải khiêng theo máy chiếu nặng 35 kg cộng thêm máy phát điện 120 kg và nhiều máy móc, thiết bị khác. Để lên được xóm Mừng phải leo lên dốc thẳng đứng, đoàn đi từ 11h trưa đến 6h chiều mới đến được nơi... Theo anh Hùng, nghề chiếu bóng tuy nhọc nhằn, vất vả nhưng với ý nghĩ được góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho bà con, những người làm nghề như anh cảm thấy vinh dự, tự hào hơn. Mỗi khi đến vùng chiếu, thấy bà con hồ hởi, vui mừng với tình cảm chân thành là mọi mệt nhọc dường như tan biến hết. Đến nay đã là năm 38 anh Hùng gắn bó với nghề. Bây giờ, anh không còn nhớ hết được bao nhiêu lần đi chiếu bóng đến vùng cao. Chỉ biết rằng đến với từng vùng đã qua, anh biết nhiều thế hệ trưởng xóm, bí thư chi bộ, bà con thuộc tên, tuổi, quý mến, đón tiếp các anh như người thân trong gia đình ở xa mới về. Hơn nửa đời người cống hiến, gắn bó với nghề, chỉ cách đây 1 năm, anh và nhiều đồng nghiệp khác mới được hưởng biên chế của Nhà nước. Chỉ có lòng tâm huyết cùng lòng tin yêu của bà con mới giúp các anh vượt qua mọi khó khăn, vất vả của nghề.

 

Đúng 7 giờ tối, chương trình chiếu phim mới bắt đầu. Mở đầu buổi chiếu là chương trình ca nhạc giàu bản sắc dân tộc, tiếp theo là các phim nhựa đặc sắc: “Bác Hồ vượt qua bến Thượng Hải và Hồi ức Điện Biên. Người đến xem mỗi lúc một đông, chật kín sân, có cả người già, thanh niên đến các em nhỏ từ các xóm lân cận đến xem. Bà Bùi Thị Nịnh năm nay đã 67 tuổi ở xóm Cạn I phấn khởi cho biết: Thích lắm, nhà cách đây gần 1 cây số, tôi phải thu xếp công việc đến nhà con gái ở xóm Cạn II từ chiều đón xem phim đấy!. Chị Bùi Thị Thơm, Bí thư chi bộ xóm Cạn I đứng bên cạnh cho biết thêm:  Không chỉ có gia đình bà Nịnh mà hầu hết bà con trong xóm khi biết lịch chiếu phim đều vui mừng, phấn khởi vượt hàng cây số đến xóm Cạn II xem. Anh Bùi Văn Luyến, Trưởng Công an xã Xuân Phong khẳng định: Chiếu bóng là hình thức giáo dục truyền thống, lịch sử hữu hiệu cho thế hệ trẻ, từ đó góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn. Theo ông Bùi Đức Dục, Bí thư xóm Cạn II, chỉ cách đây 1 năm, xóm mới có điện lưới quốc gia. Dù trong xóm nhiều hộ đã có tivi nhưng mọi người rất thích xem phim màn ảnh rộng, đi xem tập thể rất vui, được xem cả nội dung tuyên truyền nên bà con hiểu và biết được nhiều hơn. Xóm có 83 hộ, 380 nhân khẩu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân còn nhiều thiếu thốn. Công tác chiếu bóng có hiệu quả tuyên truyền rất lớn đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.

 

Anh Trương Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng cho biết: Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh hiện có 7 đội chiếu bóng lưu động và 1 rạp chiếu phim hoạt động trên tất cả 11 huyện, thành phố. Hiện nay, mặc dù đời sống dân trí của đồng bào dân tộc dần được nâng lên, nhiều hộ gia đình đã có tivi xem, có đài FM để nghe, có điện thoại trao đổi thông tin, giao thông thuận lợi hơn nhiều... nhưng tính tích cực và hiệu quả của công tác chiếu phim lưu động phục vụ nhân dân các xóm vùng ĐBKK vẫn được khẳng định. Đặc biệt là những xóm ít hay chưa có hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Nhà nước, đội chiếu bóng đã đến và chiếu phim phục vụ bà con.

 

 Trời đã dần về khuya, bộ phim đã đến đoạn kết nhưng ánh mắt bà con nơi đây vào chăm chú nhìn vào màn chiếu. Dưới ánh sáng đèn rọi mờ mờ, các anh chiếu phim vẫn miệt mài bên máy chiếu. Chia tay với bà con vùng ĐBKK xã Xuân Phong nhưng hình ảnh ánh mắt những cụ già, em thơ và các anh chiếu phim lưu động như vẫn còn đọng lại. Chúng tôi càng cảm phục ý chí, nghị lực những người làm nghề chiếu bóng vùng cao...

 

 

                                                                        Hương Lan

 

 

Các tin khác

Chiến trường Điện Biên Phủ với những công sự, hàng rào dây thép gai chằng chịt năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức của những người lính Điện Biên.
Ông Đinh Văn Thâm một trong 4 chiến sĩ dân quân du kích xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) được kết nạp Đảng ngay tại trận địa ngày 27/6/1965 kể về trận đánh máy bay Mỹ.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Cầu treo Cài Rồng, xã Chí Thiện đã xuống cấp nghiêm trọng được khuyến cáo phải hạn chế giao thông.

Tìm lại ký ức khu “thánh địa” Mường Thàng

(HBĐT) - Cũng giống như khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi), khu mộ cổ Đống Cúi, xã Dũng Phong (Cao Phong) cũng đã từng là khu mộ đá thâm u, kỳ bí tồn tại qua hàng trăm năm. Nhưng rồi cả khu mộ đá rộng hàng chục ha cũng biến mất sau những cuộc đào bới, săn tìm cổ vật. Dấu tích còn lại của khu rừng mộ khi xưa, giờ chỉ còn trong hoài niệm và những hòn mộ đá vương vãi lẫn trong những vườn mía bạt ngàn đầy tiếc nuối...

Phía sau người đi lao động xuất khẩu

(HBĐT) - Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà lao động xuất khẩu đã mang lại. Nhiều gia đình đã đổi đời từ khi có người thân đi lao động ở nước ngoài. Thị trường lao động mà tỉnh ta đang hướng tới như Malaixia, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc... Nhưng từ câu chuyện xuất khẩu lao động, nhiều vấn đề xã hội đã nảy sinh.

Xóm Sổ mong mỏi một cây cầu

(HBĐT) - Lội nước hoặc đu cáp qua suối Sổ là cách duy nhất để vào được xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc). Con đường đất lầy lội dài 4 km từ trung tâm xã vào xóm khó khăn là vậy nhưng chưa thấm vào đâu so với sự nguy hiểm khi qua suối.

Mất mạng vì đào vàng - nỗi đau từ xóm Suối Con

(HBĐT) - Chiều ngày 25/3, chiếc xe chở 21 người từ huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cũng đã về đến xóm Suối Con (xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi). Đây là nhóm thứ hai vào đào bới, kiếm tìm thi thể của 3 thanh niên, nạn nhân của vụ sập hầm vàng thảm khốc trong tối 10/1/2014 tại khu vực Bãi Cao, thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Thực, ảo mạng xã hội Facebook

(HBĐT) - Mạng xã hội Facebook (FB) đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội này thực sự đem lại nhiều hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của mạng xã hội này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.

Báo động tình trạng gia tăng sử dụng ma túy tổng hợp trong thanh niên

(HBĐT) - Theo đánh giá của lực lượng chức năng, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, tình trạng sử dụng ma túy tổng hợp (MTTH) trái phép trong thanh niên đang có dấu hiệu gia tăng. Từ thực trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất TTATXH và khó kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục