Trung bình mỗi chuyến than như thế này, họ lãi được 20.000-25.000 đồng chưa kể chi phí đi lại.
(HBĐT) - Trong không khí sôi động, ồn ào của nhịp sống hiện đại, đó đây vẫn còn những hình ảnh lam lũ, truân chuyên với bao nghề lao động vất vả, nhọc nhằn. Trong đó có nghề giao than tổ ong.
Giữa thời kỳ kinh tế mở - hội nhập và phát triển, đời sống người dân dần được cải thiện, hiện nay, người dân ở thành phố phần đông đun nấu bằng gas, bếp điện thay cho dùng than tổ ong với nhiều độc hại nhưng không phải người nào cũng có điều kiện ấy. Ở tỉnh ta, chế biến và sản xuất kinh - doanh than là một trong những nghề mang lại lợi nhuận cao, có thể kể đến một số cơ sở ở Kỳ Sơn, Lương Sơn... hay TPHB. Thực tế, việc dùng than tổ ong vẫn là ưu tiên số 1 trong thời buổi giá cả đắt đỏ, phù hợp với người lao động có mức thu nhập thấp. Do chi phí rẻ, việc dùng than đá, than tổ ong vẫn là lựa chọn số một của nhiều nhà hàng, quán ăn, xưởng sản xuất. Chị Nga – chủ một quán phở trên đường Cù Chính Lan (TPHB) cho biết: “Nhà tôi kinh doanh hàng ăn, phải đun nấu nhiều, ngoài đun bằng bếp gas, tôi vẫn phải dùng thêm bếp than tổ ong nữa để tiết kiệm chi phí. Bây giờ chỉ cần gọi điện sẽ có người giao than đến tận nhà mà không cần phải bỏ công đi lấy”. Cũng bởi vì lẽ đó, nhiều người đã nghĩ ra cách kiếm sống bằng đi lấy than ở các cơ sở chế biến than rồi đem bán lại cho các “mối hàng”, tăng thêm thu nhập. Dạo quanh một vòng các tuyến đường ở thành phố HB, không khó để gặp hình ảnh những người phụ nữ đầu đội chiếc nón lá đã phai dầu với chiếc xe đạp cũ, phía sau là những chồng than tổ ong được xếp ngay ngắn trong những chiếc “sọt sắt” đang gồng mình đạp xe để đi giao than cho kịp giờ.
Một ngày cuối hè, chúng tôi tìm đến họ và cảm nhận đôi điều những lo toan, trăn trở của họ về cuộc sống bươn chải với những viên than giữa lòng thành phố này. Nghề này không có khái niệm về thời gian, nắng mưa, ngày cũng như đêm. Nhớ lại những ngày đầu đi giao than, vừa phẩy phẩy nhanh chiếc nón, cô Hợi (Trung Minh – TPHB) vừa tâm sự: “2 vợ chồng tôi làm nghề này cũng được gần chục năm rồi. Vất vả lắm cháu ạ, thức khuya, dậy sớm, mồ hôi trên trán túa ra, ngày nào cũng cúi mặt đạp xe giao mấy trăm viên than cho các mối. Nếu chẳng may gặp trời mưa, than ngấm nước đến mủn ra, bán rẻ không xong. Cực là thế nhưng không làm lấy gì nuôi con nhỏ, cho con nó đi học”.
Một viên than tổ ong nặng 1 -1,2 kg, mỗi chuyến xe của các chị xếp khoảng 80 – 100 viên than, tương đương gần 1 tạ than. Cứ thế, các chị rong ruổi khắp các con đường, ngõ phố để đưa than đến tận từng hộ gia đình có nhu cầu dùng. Mỗi viên than lấy tại các cơ sở chế biến than có giá từ 2.300 – 2500 đồng/viên; lúc đi giao lại cho khách tính theo giá 2500 – 2700 đồng/viên. Như vậy, mỗi viên than lãi được 200 đồng, tính ra, mỗi chuyến đi của các chị lãi được 20.000-25.000 đồng. Trung bình mỗi ngày các chị giao được 5-6 chuyến, tương đương với 5-6 tạ than nhưng chưa kể tới việc phải rong ruổi “vừa đạp, vừa đẩy” khắp hang cùng, ngõ hẽm, trừ chi phí đi lại, tính ra chẳng được là bao, chỉ đủ đắp đổi qua ngày hay nói theo cách khác là lấy công làm lãi. Chưa kể tới việc hàng ngày họ phải tiếp xúc với môi trường độc hại, liên tục phải hít khí than và bụi than, khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. Cũng có lẽ tính chất công việc là thế, chị Hiền (Trung Minh-TPHB) – người gần 8 năm gắn bó với nghề giao than đã thốt lên một câu trăn trở đầy lý: “Nghề than – than lắm cho những cái thân này”.
Giữa ồn ào, tấp nập của thị thành, hình ảnh những người phụ nữ oằn lưng cúi mặt gắng gượng đạp xe chở những chuyến than tổ ong là lớp người mưu sinh lao động cực khổ. Mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau, công việc họ đang làm cực nhọc, vất vả, độc hại nhưng họ vui vì kiếm kế sinh nhai một cách chân chính.
Hoàng Thảo
(HBĐT) - Được mở rộng, cứng hóa thênh thang, tuyến đường vành đai có chiều dài hơn 1 km không những đáp ứng yêu cầu đi lại, giao thương của người dân mà đó còn là nền tảng để thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phấn đấu sớm đạt tiêu chí giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, trên tuyến đường này đã xuất hiện hàng trăm ổ trâu, ổ gà lồi lõm, mưa thì đọng nước lầy lội, nắng bụi bay mù trời. Nguyên nhân được người dân chỉ rõ: do những chiếc xe quá khổ, quá tải cố tình lách trạm cân đã phá hỏng những cung đường đẹp này.
(HBĐT) - Chưa bao giờ việc lén lút đi lao động ở Trung Quốc lại rộ lên trở thành “phong trào” và cuốn nhiều người vào vòng xoáy tìm giấc mơ đổi đời như năm nay. Toàn huyện Kim Bôi có trên 200 người theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Bước chân ra đi đem theo niềm hy vọng nhưng nhiều người đã gặp phải địa ngục và vội vã tìm đường trở về với hai bàn tay trắng cùng món nợ hoặc bị giam cầm trước khi bị trục xuất.
(HBĐT) - Phong trào “Chi bộ Đảng nhận đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của LLVT huyện Đà Bắc đã thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong đời sống. Cho đến nay, phong trào đã được triển khai đến 10 xã, thị trấn và một số ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - World Cup 2014 đã đi được quá nửa chặng đường, không khí “ăn ngủ cùng bóng đá” đã thực sự cuồng nhiệt tại mọi ngõ phố. Cùng với đó, các dịch vụ, hàng hóa “ăn theo” cũng góp phần cho mùa hội trở nên sôi động hơn. Giờ đây, World Cup không chỉ là mùa hội cho những người yêu bóng đá mà còn là mùa bội thu cho những dịch vụ ăn theo.
(HBĐT) - World Cup 2014 sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với 64 trận đấu. Do chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Brazil, những trận cầu thường diễn ra vào đêm khuya và rạng sáng. Tuy nhiên, sự “oái oăm” thời gian không ngăn cản được cơn sốt World Cup len lỏi đến nhiều ngõ ngách, gia đình ở tỉnh miền núi Hoà Bình nói chung và TPHB nói riêng. Cùng với sự đam mê lành mạnh đối với môn thể thao vua tại giải đấu lớn nhất hành tinh, vẫn còn những nỗi niềm, đắng cay theo trái bóng lăn.
(HBĐT) - Mâu thuẫn vợ chồng, một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 tại TPHB đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng hai mẹ con đã tử vong. Mới đây, sau khi cãi vã với những người thân trong gia đình, anh Bùi Văn B, sinh năm 1963 ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) cũng uống thuốc trừ sâu để kết liễu đời mình.