Tuyến đường vành đai thị trấn Mường Khến luôn phải oằn mình chịu lực từ những chuyến xe quá khổ, quá tải né trạm cân.

Tuyến đường vành đai thị trấn Mường Khến luôn phải oằn mình chịu lực từ những chuyến xe quá khổ, quá tải né trạm cân.

(HBĐT) - Được mở rộng, cứng hóa thênh thang, tuyến đường vành đai có chiều dài hơn 1 km không những đáp ứng yêu cầu đi lại, giao thương của người dân mà đó còn là nền tảng để thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phấn đấu sớm đạt tiêu chí giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, trên tuyến đường này đã xuất hiện hàng trăm ổ trâu, ổ gà lồi lõm, mưa thì đọng nước lầy lội, nắng bụi bay mù trời. Nguyên nhân được người dân chỉ rõ: do những chiếc xe quá khổ, quá tải cố tình lách trạm cân đã phá hỏng những cung đường đẹp này.

 

Chúng tôi có mặt ở thị trấn Mường Khến vào một ngày cuối tháng 7. Giữa cái nắng chói chang của trưa hè nhưng người dân thị trấn Mường Khến vẫn hăm hở dẫn chúng tôi đi thị sát một lượt tuyến đường vành đai đã và đang bị băm nát từng đoạn một. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch MTTQ thị trấn cho biết: Từ khi trạm cân lưu động số 38 được đặt tại km 101+400 trên QL6A, (đối diện trụ sở UBND thị trấn Mường Khến), một vài đối tượng cò mồi vì hám lợi cá nhân đã dẫn những tài xế lái xe quá khổ, quá tải đi vào con đường này để tránh trạm cân và gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng. Đồng chí Đinh Minh Thông, Phó Công an thị trấn cũng xác nhận: nhân dân đang bức xúc về sự việc này. Trong hơn 2 tháng qua, không thể đếm được có bao nhiêu chuyến xe tải, container đi trên tuyến đường dân sinh này. Ban ngày xe chạy thưa thớt nhưng càng về khuya những chuyến xe lại qua càng nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người dân, kéo đứt dây điện, làm vỡ ống nước, trầm trọng nhất là phá nát con đường vốn chỉ dành cho xe ô tô loại nhỏ, xe thô sơ và người đi bộ. Đã nhiều lần người dân 2 bên đường tập trung dàn thành hàng ngang chặn những chiếc xe này, sau đó báo với lực lượng chức năng và cán bộ trạm cân đến xử lý. Trong số những lần người dân đứng ra chặn xe đó không ít lần xảy ra những trận khẩu chiến giữa lái xe và người dân, thậm chí với cả lực lượng công an thị trấn gây mất ANTT nghiệm trọng. Tuy nhiên, lực lượng mỏng, cơ chế còn có nhiều bất cập nên việc ngăn chặn, xử lý dứt điểm sự việc này không phải chuyện dễ dàng.  Khi nhận được phản ánh của chính quyền thị trấn Mường Khến và phản ảnh của người dân, UBND huyện Tân Lạc đã chỉ đạo Công an huyện và công an thị trấn gọi hỏi, răn đe các đối tượng được gọi là  cò mồi. Ngoài tuyên truyền, vận động còn bắt các đối tượng phải ký cam kết không dẫn xe đi qua tuyến đường này. Một mặt, lập trạm chốt và phân công cán bộ trực ở điểm đầu và điểm cuối tuyến đường vành đai để chặn xe quá khổ, quá tải đi vào con đường này. Tuy nhiên, vì đã quen đường nên mặc dù không có sự giúp sức của lực lượng cò mồi các tài xế vẫn vượt trạm một cách trót lọt. Việc lập trạm chốt cũng chỉ được duy trì trong khoảng thời gian ngắn ngủi (hơn 1 tuần) rồi thôi. Từ đó, nỗi bức xúc của người dân càng thêm nóng.

 

    

Nhiều đoạn trên tuyến đường vành đai thị trấn Mường Khến đã bị xuống cấp nặng vì những tuyến xe quá khổ, quá tải đi qua.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí  Phạm Hữu Toản, tổ trưởng tổ công tác trạm cân số 38, được biết:  Kể từ ngày 1/4, Trạm cân trọng tải này được đặt lưu động tại thị trấn Mường Khến 2 tuần trong tháng (1 tuần tại địa điểm này và 1 tuần đặt tại đường Hồ Chí Minh). Trạm duy trì việc trực chốt 24/24 giờ, mỗi ngày cân trọng tải từ 20-30 xe. Theo phản ảnh của người dân ở thị trấn Mường Khến, hàng ngày có tới vài chục xe đi vào đường vành đai của thị trấn để lách trạm cân. Đã có lần người dân giữ xe và yêu cầu chúng tôi (cán bộ trực trạm cân) di rời đến địa điểm đó để cân tải trọng. Tuy nhiên, vì lực lượng mỏng, việc di rời trạm cân không đơn giản, hơn nữa chúng tôi chỉ được rời khỏi vị trí làm việc khi có lệnh của cấp trên nên không thể đáp ứng yêu cầu này. Bức xúc của người dân là có cơ sở, tuy nhiên để khắc phục tình trạng này cần phải có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ từ cấp trên có những quyết sách cụ thể, định hướng đúng từ điểm đặt trạm cân, bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, huy động sự phối hợp hỗ trợ từ phía chính quyền, lực lượng công an  địa phương và người dân trong phát hiện xử lý tài xế điều khiển xe vượt trạm và người móc nối, dẫn dắt xe vượt trạm như vậy mới đảm bảo phát huy hiệu quả của những trạm cân lưu động với mục đích chính là đảm bảo ATGT, bảo vệ những cung đường và không gây bức xúc trong nhân dân.

                                                                       

 

Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác

Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.
Ngoài sự giúp đỡ về vật chất, cháu Hà Thị Mai Thơm còn thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên về tinh thần, giúp đỡ học tập của CB -CS Ban CHQS xã Hiền Lương (Đà Bắc).
Các trung tâm mua sắm điện máy tưng bừng các chương trình khuyến mãi cùng World Cup 2014.
Người dân xem bóng đá tại quán cà phê Bức Tường, phường Tân Thịnh (TPHB).

Báo động tình trạng uống thuốc diệt cỏ, thuốc sâu tự tử

(HBĐT) - Mâu thuẫn vợ chồng, một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 tại TPHB đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng hai mẹ con đã tử vong. Mới đây, sau khi cãi vã với những người thân trong gia đình, anh Bùi Văn B, sinh năm 1963 ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) cũng uống thuốc trừ sâu để kết liễu đời mình.

Đừng để “sợi dây” Thalassemia trói buộc cuộc đời

(HBĐT) - Sau hơn 1 năm gặp lại, bé Dương Yến Quỳnh ở xã Trường Sơn (Lương Sơn) vẫn xanh xao, bụng to, khuôn mặt đặc trưng thalassemia (tan máu bẩm sinh). Em nhỏ hơn tuổi lên 6. Lau mồ hôi lấm tấm trên trán cho cháu, bà ngoại Quỳnh chia sẻ: “Gia đình phát hiện cháu bị bệnh thalassemia từ 14 tháng tuổi. Tháng nào cháu cũng phải đến bệnh viện truyền máu. Bố mẹ làm nông nghiệp, phải lo chạy ăn nên phải chia nhau đưa con đi viện và nhờ hai bên nội, ngoại giúp”.

Vì sao xã Định Cư chỉ có 15% hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa?

(HBĐT) - Năm 2013, toàn xã Định Cư (Lạc Sơn) chỉ có 152/993 hộ (tương đương 15,3% tổng số hộ dân toàn xã) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (GĐVH) và chỉ có 1/15 KDC (chiếm 6% xóm toàn xã) đạt KDC văn hóa. Xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao nhất xã là xóm Mương Hạ Trong cũng chỉ có 19/63 hộ và xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa thấp nhất là xóm Bán Dưới với 2/70 hộ. Điều gì đang diễn ra phía sau những con số bất thường này?

Nỗi đau phía sau những vụ tai nạn giao thông

(HBĐT) - Phía sau những vụ tai nạn giao thông (TNGT), mất mát về con người không gì có thể bù đắp được: con mất cha, mẹ mất con, gia đình, bạn bè mất đi người thân... song tận cùng của nỗi đau còn là sự hối hận, day dứt chưa khi nào nguôi của người trong cuộc; là những ám ảnh kinh hoàng đối với người thân của những nạn nhân tử nạn vì TNGT.

Về đâu, hỡi những “sơn nữ” vùng cao?

(HBĐT) - Xóm Nà Chiếu (Cao Sơn - Đà Bắc) mùa này đang rợp một màu xanh ngắt của ngô đang sắp chắc hạt. Con đường bê tông hoá (từ năm 2009) khiến việc đi lại, làm ăn của bà con thuận lợi hơn. Ô tô đến tận nhà mua ngô, trao đổi hàng hoá. 100% số hộ được dùng điện lưới, có ti - vi xem; 98% số hộ có xe máy. Những ngôi nhà trải dài, bình yên trong nắng sớm, không mấy ai mảy may rằng: bên trong những ngôi nhà đó vẫn đang ngổn ngang những nỗi niềm, day dứt và vật vã những hy vọng. Nơi đây, vừa qua có nhiều sơn nữ là nạn nhân của một vụ đưa người ra nước ngoài trái phép...

Sống lại ký ức Điện Biên

(HBĐT) - “Tôi là lính Sư đoàn 312, ông Lê Trọng Tấn là Sư trưởng, ông Trần Độ là Chính ủy, ông Đàm Quang Trung Đại đoàn phó... Đơn vị tôi tham gia đánh trận Him Lam từ ngày đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ”... Dòng chảy từ những năm tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức của người chiến sỹ Điện Biên Giang Lê Bộ (ở tổ 22, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình) cứ thế tuôn chảy, đưa chúng tôi trở lại những trận đánh diễn ra cách đây đúng 60 năm trên sa trường Mường Thanh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục