Bí đỏ lấy hạt là một phần thu nhập của hộ dân xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc).

Bí đỏ lấy hạt là một phần thu nhập của hộ dân xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc).

(HBĐT) - Nằm chon von tận đỉnh núi Tang, xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) thách thức sự bạo gan của bất cứ ai dám đi lên bằng xe máy. Để tránh bị lăn xuống núi, chúng tôi chọn giải pháp an toàn là đi bộ ngược dốc đá gần 2 km vào dịp khởi công xây dựng công trình thủy điện nhỏ STREAM đem ánh sáng đến với người dân.

 

Cũng có lẽ đã rất lâu rồi, bà con dân tộc Mường nơi núi rừng heo hút này chưa được đón đoàn khách nào lên đây đông đến vậy. Cán bộ tỉnh, huyện, xã rồi khách nước ngoài tập trung ở nhà ông Trưởng xóm trước khi tiếp tục hành trình vượt thêm một đoạn dốc nữa để đến chân thủy điện chuẩn bị thi công. Vốn là mong ước của 13 hộ dân cư sinh sống trên đỉnh núi lâu nay chỉ có ánh đèn dầu làm bạn, bà con náo nức trước sự kiện công trình phát lệnh khởi công và nóng lòng đón đợi trong nay mai, dòng điện sẽ thắp sáng mọi nhà, đời sống vật chất, tinh thần của các hộ được cải thiện…

 

Không giống như các xóm khác thuận lợi, nhà của các hộ dân nơi đây  thường có giãn cách nhau khá xa, mỗi chòm cũng chỉ có 2  3 nóc nhà. Theo chị Bùi Thị Thủy, một phụ nữ gắn bó trên đỉnh núi này từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc lấy chồng: với địa thế chông chênh, để dựng nhà ở, bà con phải tốn rất nhiều công sức mới san được phần nền bằng phẳng. Khí hậu khắc nghiệt cộng với đất đai kém màu mỡ, ruộng lại gần như không có là nguyên do vì sao mà giữa bốn bề chòm xóm, chúng tôi không thấy sự hiện diện của cây sắn, cây ngô, có chăng chỉ có ít xoan đào, bương, luồng do dân trồng là còn trụ được.

 

Sống trên đỉnh thâm sơn hẻo lánh, người dân chủ yếu phải tự túc, tự cấp, thoảng hoặc mới xuống chợ một lần mang ít rau, quả tự trồng đổi lấy muối, gạo, muối và dầu thắp. Anh Bùi Văn Tẹn cho hay: Gia cảnh gần như ai cũng như ai, nan giải nhất là ruộng đất ít ỏi nên lương thực không thể đủ. Tận dụng được vạt đất nào gần nguồn nước, gần nhà, các gia đình trồng các loại rau như rau ngót, cải xoong, bắp cải đợi đến hôm có phiên chợ xã Lỗ Sơn mang xuống bán. Tuy chưa thực sự phát triển nhưng nhà nào, nhà nấy đều túc tắc chăn nuôi thêm con lợn, con gà để đến cuối năm có được một khoản thu nhất định.

 

Với 57 nhân khẩu, trừ người già, trẻ em, cả xóm có 38 người đang độ tuổi lao động. Tuy nhiên, một năm có 12 tháng, thanh niên, phụ nữ chỉ có mặt ở nhà vào khoảng 2  3 tháng cuối năm. Những tháng còn lại, họ kéo nhau đi làm thuê, làm mướn khắp nơi trong huyện, tỉnh và các tỉnh ngoài. Vậy là nguồn lao động chính của xóm gần như suốt năm, suốt tháng đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy, từ đào rãnh mía, làm cỏ, phụ xây cốt sao hàng tháng ngoài ăn uống sinh hoạt còn tích cóp được trên, dưới 1 triệu đồng lo cho gia đình ở nhà. Năm 2013, xóm có bình quân thu nhập đầu người khoảng 10 triệu đồng song với những nguồn thu phập phù, cuộc sống của bà con cơ bản chưa ổn định. Mặc dù trong năm đã có 2 hộ đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo nhưng vẫn còn 6/13 hộ có mức sống dưới mức trung bình.

 

Đường lên xóm núi giờ vẫn là lối mòn hiểm trở, chủ yếu dành cho người đi bộ còn việc thồ, chở vận chuyển hàng lên, xuống có ngựa trợ sức. Dạo đầu năm ngoái, có một vài hộ chung tiền mua đường dây kéo điện ngược núi từ xóm dưới lên tốn cả chục triệu đồng nhưng điện cũng chỉ đủ để hắt ánh sáng đỏ lừ đừ và sạc pin điện thoại. Các vật dụng như nồi cơm điện, ti vi mua rồi nhưng đến nay vẫn chưa có cơ hội sử dụng do điện yếu. Sự học hành của trẻ nhỏ nơi đây cũng hạn chế, hầu như chỉ dừng lại ở lớp 7, lớp 8 chứ chưa có ai theo học lên bậc THPT. Bà con trong xóm dễ đến chục năm nay không thấy bóng dáng đoàn chiếu bóng và đội văn nghệ nào lên được đến đây để được phục vụ, thỏa mãn tinh thần. Mọi thông tin văn hóa, xã hội, tình hình trong nước, quốc tế chỉ được nghe qua đài cát sét và từ ông Trưởng xóm truyền đạt lại.

 

Theo lý giải của Trưởng xóm Bùi Xuân Hỵ, cái bó trong phát triển KT -XH của xóm là điều kiện sản xuất khó khăn, hạ tầng dân sinh còn thấp kém, nhất là vấn đề giao thông, thủy lợi... Do chưa có chi lớp học nên trẻ muốn học mầm non phải được cha, mẹ đưa về trung tâm xã, trẻ bậc tiểu học phải về chi trường xóm Sống mới có lớp. Năm 2010, một số hộ dân tham gia thực hiện mô hình trồng bí đỏ lấy hạt có bao tiêu đầu ra của doanh nghiệp. Đến nay, mô hình tiếp tục duy trì với diện tích khoảng trên 1 ha đã góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, xóm vẫn chưa tìm được cây trồng thế mạnh để tạo bứt phá trong phát triển kinh tế nên nguồn thu chính vẫn từ làm thuê, làm mướn.

 

Mong mỏi có điện để chất lượng cuộc sống tốt hơn sắp thành hiện thực. Những nguyện vọng tiếp theo người dân xóm núi muốn được tỉnh, huyện, xã quan tâm đầu tư, hỗ trợ là được mở rộng, bê tông hóa toàn bộ tuyến đường độc đạo lên xóm để việc đi lại bớt khó nhọc hơn. Các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, giúp đỡ tìm ra cây trồng phù hợp, tạo điều kiện để bà con tiếp cận với các chương trình, dự án phát triển sản xuất. Có như vậy, người dân mới có thể lạc nghiệp, ổn định cuộc sống mà không phải rời quê hương bản quán tìm kế sinh nhai ở đâu xa.

 

 

             Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Tuyến đường vành đai thị trấn Mường Khến luôn phải oằn mình chịu lực từ những chuyến xe quá khổ, quá tải né trạm cân.
Công an xã Tú Sơn (Kim Bôi) nắm bắt tình hình người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc tại cơ sở.
Ngoài sự giúp đỡ về vật chất, cháu Hà Thị Mai Thơm còn thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên về tinh thần, giúp đỡ học tập của CB -CS Ban CHQS xã Hiền Lương (Đà Bắc).
Các trung tâm mua sắm điện máy tưng bừng các chương trình khuyến mãi cùng World Cup 2014.

Nỗi niềm World Cup

(HBĐT) - World Cup 2014 sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với 64 trận đấu. Do chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Brazil, những trận cầu thường diễn ra vào đêm khuya và rạng sáng. Tuy nhiên, sự “oái oăm” thời gian không ngăn cản được cơn sốt World Cup len lỏi đến nhiều ngõ ngách, gia đình ở tỉnh miền núi Hoà Bình nói chung và TPHB nói riêng. Cùng với sự đam mê lành mạnh đối với môn thể thao vua tại giải đấu lớn nhất hành tinh, vẫn còn những nỗi niềm, đắng cay theo trái bóng lăn.

Báo động tình trạng uống thuốc diệt cỏ, thuốc sâu tự tử

(HBĐT) - Mâu thuẫn vợ chồng, một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 tại TPHB đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng hai mẹ con đã tử vong. Mới đây, sau khi cãi vã với những người thân trong gia đình, anh Bùi Văn B, sinh năm 1963 ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) cũng uống thuốc trừ sâu để kết liễu đời mình.

Đừng để “sợi dây” Thalassemia trói buộc cuộc đời

(HBĐT) - Sau hơn 1 năm gặp lại, bé Dương Yến Quỳnh ở xã Trường Sơn (Lương Sơn) vẫn xanh xao, bụng to, khuôn mặt đặc trưng thalassemia (tan máu bẩm sinh). Em nhỏ hơn tuổi lên 6. Lau mồ hôi lấm tấm trên trán cho cháu, bà ngoại Quỳnh chia sẻ: “Gia đình phát hiện cháu bị bệnh thalassemia từ 14 tháng tuổi. Tháng nào cháu cũng phải đến bệnh viện truyền máu. Bố mẹ làm nông nghiệp, phải lo chạy ăn nên phải chia nhau đưa con đi viện và nhờ hai bên nội, ngoại giúp”.

Vì sao xã Định Cư chỉ có 15% hộ dân đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa?

(HBĐT) - Năm 2013, toàn xã Định Cư (Lạc Sơn) chỉ có 152/993 hộ (tương đương 15,3% tổng số hộ dân toàn xã) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (GĐVH) và chỉ có 1/15 KDC (chiếm 6% xóm toàn xã) đạt KDC văn hóa. Xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao nhất xã là xóm Mương Hạ Trong cũng chỉ có 19/63 hộ và xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa thấp nhất là xóm Bán Dưới với 2/70 hộ. Điều gì đang diễn ra phía sau những con số bất thường này?

Nỗi đau phía sau những vụ tai nạn giao thông

(HBĐT) - Phía sau những vụ tai nạn giao thông (TNGT), mất mát về con người không gì có thể bù đắp được: con mất cha, mẹ mất con, gia đình, bạn bè mất đi người thân... song tận cùng của nỗi đau còn là sự hối hận, day dứt chưa khi nào nguôi của người trong cuộc; là những ám ảnh kinh hoàng đối với người thân của những nạn nhân tử nạn vì TNGT.

Về đâu, hỡi những “sơn nữ” vùng cao?

(HBĐT) - Xóm Nà Chiếu (Cao Sơn - Đà Bắc) mùa này đang rợp một màu xanh ngắt của ngô đang sắp chắc hạt. Con đường bê tông hoá (từ năm 2009) khiến việc đi lại, làm ăn của bà con thuận lợi hơn. Ô tô đến tận nhà mua ngô, trao đổi hàng hoá. 100% số hộ được dùng điện lưới, có ti - vi xem; 98% số hộ có xe máy. Những ngôi nhà trải dài, bình yên trong nắng sớm, không mấy ai mảy may rằng: bên trong những ngôi nhà đó vẫn đang ngổn ngang những nỗi niềm, day dứt và vật vã những hy vọng. Nơi đây, vừa qua có nhiều sơn nữ là nạn nhân của một vụ đưa người ra nước ngoài trái phép...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục