Ngoài sự giúp đỡ về vật chất, cháu Hà Thị Mai Thơm còn thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên về tinh thần, giúp đỡ học tập của CB -CS Ban CHQS xã Hiền Lương (Đà Bắc).
(HBĐT) - Phong trào “Chi bộ Đảng nhận đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của LLVT huyện Đà Bắc đã thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong đời sống. Cho đến nay, phong trào đã được triển khai đến 10 xã, thị trấn và một số ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện.
“Lá rách ít, đùm lá rách nhiều”
Là xã nghèo, điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn nhưng Hiền Lương lại là một trong những xã đi đầu, thực hiện hiệu quả phong trào đỡ đầu, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học. Đồng chí Đinh Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: Thực hiện phong trào “Nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học”, từ năm học 2011 - 2012, Ban CHQS xã đã đề xuất với Đảng ủy, UBND xã nhận đỡ đầu, giúp đỡ cháu Xa Văn Đạt ở xóm Ké. Đây là trường hợp khá đặc biệt, mồ côi bố từ nhỏ, mẹ bỏ đi khỏi nơi cư trú không có tin tức gì, cháu phải sống với ông bà nội nay cũng đã già yếu. Tiếp đó, đến năm học 2012 - 2013, Ban CHQS xã đã chuyển sự giúp đỡ này cho cháu Hà Thị Mai Thơm ở xóm Ké là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Hiền Lương. Đây cũng là một trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khi gia đình cháu thuộc diện cận nghèo. Hiện tại, bản thân Hà Thị Mai Thơm đang mang trong mình căn bệnh máu trắng, hàng tháng đều phải về Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị, truyền máu. Gia cảnh khó khăn, bản thân bệnh tật đã có những tác động, ảnh hưởng lớn đến việc học hành của cháu. Tuy nhiên, chính từ sự động viên kịp thời đã tạo động lực cho cháu vươn lên.
Với mức hỗ trợ 100.000 đồng /tháng, được trích từ một phần tiền phụ cấp trách nhiệm của CBCS Ban CHQS xã. Tuy chưa phải là nhiều nhưng đã phần nào làm vợi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống cũng như trong việc học hành của cháu. Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương Đinh Văn Huy cho biết thêm: Nhận thấy việc đỡ đầu, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học của Ban CHQS xã là việc làm thiết thực, chủ trương đúng đắn nên Đảng ủy, chính quyền đã phát động, nhân rộng ra trong các ngành, đoàn thể của xã với tinh thần mỗi ngành, đoàn thể xã giúp đỡ một học sinh nghèo hiếu học. Trước mắt, trong năm học 2014 - 2015, Hiền Lương sẽ nhân rộng để các ngành, đoàn thể cùng vào cuộc chung tay giúp đỡ từ 4 - 5 cháu có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, các cháu học sinh nghèo được nhận đỡ đầu đã thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên về tinh thần, do vậy cũng đã góp phần làm thay đổi những tư duy, nhận thức của cộng đồng, xã hội, của nhân dân trong tham gia giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương trên tinh thần lá rách ít đùm bọc lá rách nhiều. Tính đến nay, toàn huyện Đà Bắc có Ban CHQS 6 xã gồm Tu Lý, Mường Tuổng, Tân Minh, Tân Pheo, Hiền Lương, Toàn Sơn nhận đỡ đầu, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn với mức hỗ trợ từ 100 - 400.000 đồng /cháu/tháng cho đến khi hết cấp học. Theo thiếu tá Bùi Văn San, Chính trị viên phó Ban CHQS huyện Đà Bắc, với sự lan tỏa sâu, rộng của phong trào trong năm học mới chắc chắn sẽ có thêm nhiều cháu ở các xã được nhận đỡ đầu, giúp đỡ. Hiện nay, đã có thêm một số xã đăng ký triển khai kế hoạch, lựa chọn các cháu có đủ điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ.
Sức lan tỏa của tình người
Phong trào Chi bộ Đảng nhận đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2010. Đây là một hành động nhằm cụ thể hóa việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của LLVT tỉnh. Quán triệt tinh thần đó, ngay từ năm 2010, Ban CHQS huyện Đà Bắc đã phối hợp với Ban Giám hiệu trường THPT Đà Bắc tổ chức giúp đỡ cháu Xa Thị Thắm ở xã Tân Pheo với số tiền hỗ trợ 300.000 đồng /tháng cho đến hết cấp học. Trung tá Lường Xuân Trường, Chính trị viên Ban CHQS huyện cho biết: Qua quá trình triển khai thực hiện việc đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể. Đặc biệt là sự ủng hộ, nhất trí cao của CBCS trong đơn vị. Trong đó có những CBCS có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn nhiệt tình, tham gia một cách tích cực. Nhờ đó, từ 1cháu ban đầu, đến nay, các chi bộ Đảng trong toàn Đảng bộ Quân sự huyện đã nhận đỡ đầu giúp đỡ được 5 cháu học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện với số tiền hỗ trợ bình quân là 300.000 đồng /cháu/tháng từ nhiều năm qua. Trong năm học 2014 - 2015, các đơn vị LLVT huyện dự kiến sẽ nhận đỡ đầu thêm 4 cháu học sinh nghèo hiếu học, nâng tổng số học sinh nghèo do LLVT huyện hỗ trợ, giúp đỡ lên 14 cháu. Đáng chú ý là, từ phong trào đỡ đầu, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học của Ban CHQS huyện, năm học 2012 - 2013, Huyện ủy Đà Bắc huy động sự tham gia đóng góp từ tiền lương của cán bộ công chức đã nhận đỡ đầu 1 cháu; trường THPT Đà Bắc cũng nhận đỡ đầu, giúp đỡ 3 học sinh của nhà trường. ở các xã, thị trấn, phong trào này cũng đã có sức lan tỏa lớn, huy động sự vào cuộc tích cực của các ngành đoàn thể cùng chung tay giúp đỡ các cháu bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của từng xã, thị trấn, từng ngành.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Năm 2013, toàn xã Định Cư (Lạc Sơn) chỉ có 152/993 hộ (tương đương 15,3% tổng số hộ dân toàn xã) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (GĐVH) và chỉ có 1/15 KDC (chiếm 6% xóm toàn xã) đạt KDC văn hóa. Xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa cao nhất xã là xóm Mương Hạ Trong cũng chỉ có 19/63 hộ và xóm có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa thấp nhất là xóm Bán Dưới với 2/70 hộ. Điều gì đang diễn ra phía sau những con số bất thường này?
(HBĐT) - Phía sau những vụ tai nạn giao thông (TNGT), mất mát về con người không gì có thể bù đắp được: con mất cha, mẹ mất con, gia đình, bạn bè mất đi người thân... song tận cùng của nỗi đau còn là sự hối hận, day dứt chưa khi nào nguôi của người trong cuộc; là những ám ảnh kinh hoàng đối với người thân của những nạn nhân tử nạn vì TNGT.
(HBĐT) - Xóm Nà Chiếu (Cao Sơn - Đà Bắc) mùa này đang rợp một màu xanh ngắt của ngô đang sắp chắc hạt. Con đường bê tông hoá (từ năm 2009) khiến việc đi lại, làm ăn của bà con thuận lợi hơn. Ô tô đến tận nhà mua ngô, trao đổi hàng hoá. 100% số hộ được dùng điện lưới, có ti - vi xem; 98% số hộ có xe máy. Những ngôi nhà trải dài, bình yên trong nắng sớm, không mấy ai mảy may rằng: bên trong những ngôi nhà đó vẫn đang ngổn ngang những nỗi niềm, day dứt và vật vã những hy vọng. Nơi đây, vừa qua có nhiều sơn nữ là nạn nhân của một vụ đưa người ra nước ngoài trái phép...
(HBĐT) - “Tôi là lính Sư đoàn 312, ông Lê Trọng Tấn là Sư trưởng, ông Trần Độ là Chính ủy, ông Đàm Quang Trung Đại đoàn phó... Đơn vị tôi tham gia đánh trận Him Lam từ ngày đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ”... Dòng chảy từ những năm tháng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức của người chiến sỹ Điện Biên Giang Lê Bộ (ở tổ 22, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình) cứ thế tuôn chảy, đưa chúng tôi trở lại những trận đánh diễn ra cách đây đúng 60 năm trên sa trường Mường Thanh...
(HBĐT) - Đó là câu nói truyền miệng của những người làm nghề chiếu bóng phục vụ nhân dân vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Theo chân của đội chiếu bóng lưu động Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, về các xóm, bản, được nghe tâm sự của các anh, chứng kiến cảnh háo hức, mong chờ của bà con, chúng tôi mới hiểu, cảm thông với nghề chiếu bóng đầy khó khăn, vất vả.
(HBĐT) - 60 năm đã trôi qua nhưng lòng đất Điện Biên vẫn còn giữ lại máu xương của biết bao người con ưu tú. 60 năm sau vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của dân tộc về những những trận đánh cứ điểm Him Lam, Hồng Cúm, Đồi Độc lập, Đồi A1... trong 56 ngày đêm “mưa rừng cơm vắt, máu trộn bùn non” ấy để mở ra điệu xòe hoa như vẫn còn nối dài bất tận...