Dù đã 84 tuổi nhưng ông Trần Văn Lộc vẫn là người ham học hỏi. Với ông, học để không bị lãng quên ký ức hoạt động cách mạng thời trai trẻ.

Dù đã 84 tuổi nhưng ông Trần Văn Lộc vẫn là người ham học hỏi. Với ông, học để không bị lãng quên ký ức hoạt động cách mạng thời trai trẻ.

(HBĐT) - Cách mạng tháng Tám (CMT8) thành công, chính quyền về tay nhân dân, ông được nhận vào Ty Liêm phóng tỉnh (tiền thân của Công an tỉnh) và trở thành một trong những chiến sỹ an ninh đầu tiên của tỉnh thời kỳ đất nước vừa mới giành độc lập. Được giao nhiệm vụ làm giao liên, trinh sát kiêm công tác văn phòng. Khi ấy ông mới 15 tuổi. Đã gần 70 năm trôi qua, những chiến công trong gian khó của lực lượng an ninh trong những ngày đầu chính quyền cách mạng non trẻ vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của ông - Đại tá Trần Văn Lộc, nguyên Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình.

 

Từ chiến sỹ cách mạng tuổi 14...

 

Trò chuyện với ông, được nghe ông kể: Chẳng biết đó có phải là số mệnh hay một cơ duyên mà ngay từ khi còn nhỏ, lúc đang là học sinh cuối cấp lớp đệ nhất (tức lớp 5 bây giờ) khi tôi đang có kế hoạch đi ôn thi lên lớp đệ nhị có người đến nhận mở lớp dạy thêm để ôn thi. Nhưng lạ lắm, người ấy chỉ dạy chúng tôi một điều “độc lập hay là chết”; dạy về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Tất cả mọi người cùng đoàn kết đứng lên đánh đuổi bọn xâm lược Pháp, Nhật để giành độc lập, tự do. Chính bài học đó đã giác ngộ cho ông con đường cách mạng, tham gia cách mạng để được sống đời tự do. Tham gia cách mạng lúc 14 tuổi, đầu tiên, ông làm liên lạc viên cho người chú họ là Trần Quang Minh (tức Trần Nghìn) - khi đó làm cán bộ của Ban Cán sự Đảng tỉnh. Với vai trò là liên lạc viên, trong suốt thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền năm 1944, ông thường xuyên mang thư, tài liệu của đồng chí Trần Nghìn chuyển cho các cơ sở cách mạng ở Lạc Sơn một cách bí mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

 

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, Ty Liêm phóng tỉnh được thành lập. Theo sự phân công của ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh, đồng chí Trần Nghìn được cử làm Trưởng Ty Liêm phóng. Nhận thấy Trần Văn Lộc là người thông minh, mưu trí, gan dạ, dũng cảm, ông Trần Nghìn đã nhận cậu vào làm giao liên, trinh sát kiêm nhiệm vụ văn phòng. Thời kỳ đầu, cả Ty Liêm phóng có khoảng 20 người. Trong đó, ông là người trẻ nhất. Khi ấy mới 15 tuổi.   

 

... đến những chặng đường chiến công

 

Nói về thời kỳ đó, ông nhớ lại: Sau khi CMT8 thành công, mối lo lớn nhất là các nhóm phản động đã nhen nhóm hoạt động chống phá cách mạng, âm mưu cướp chính quyền còn non trẻ của ta. Tuy nhiên, với tinh thần cảnh giác cao, các chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp với nhân dân và các LLVT tỉnh lật tẩy bộ mặt phản động và trấn áp thành công nhóm phản động Đại Việt Quốc dân Đảng tháng 9/1945. Tiếp đó, đến tháng 9/1945, những chiến sỹ an ninh của Ty Liêm phóng đã phối hợp cùng với bộ đội truy quét và bắt giữ tổ chức phản động Việt Nam Quốc dân Đảng mới hình thành tại vùng Mường Vang (Lạc Sơn).

 

Bước sang năm 1946, trước vô vàn khó khăn nhưng những chiến sỹ an ninh ở Ty Liêm phóng vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Đến tháng 4/1946, lực lượng an ninh còn non trẻ của tỉnh tiếp tục làm nên một chiến công vang dội. Đó là sau khi phát hiện được hoạt động của tổ chức phản động Đại Việt Duy dân, đặc biệt là kế hoạch dùng lực lượng có vũ trang đánh chiếm, cướp chính quyền ở Hòa Bình. Ty Liêm phóng đã tham mưu cho Ban Cán sự Đảng bộ tỉnh và UBND cách mạng lâm thời tỉnh xin chủ trương của trên tiêu diệt tổ chức phản động trước khi chúng hành động. Thực hiện Chỉ thị của Ban Cán sự Đảng và UBND cách mạng lâm thời tỉnh, Ty Liêm phóng đã phối hợp với các LLVT trong và ngoài tỉnh tổ chức tấn công tiêu diệt tổ chức phản động Đại Việt Duy dân ở khắp các châu trong tỉnh. Tiếp sau chiến công này, ông Trần Văn Lộc đã cùng các đồng chí, đồng đội của mình tham gia nhiều đợt tấn công truy quét tội phạm, làm trong sạch địa bàn, chuẩn bị kháng chiến chống Pháp xâm lược... 

 

Được gieo vào tâm trí tinh thần yêu nước, niềm tin vào cách mạng, cho đến nay, khi đã đi gần hết cuộc đời, ông Trần Văn Lộc vẫn luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tháng hoạt động trong lĩnh vực an ninh, ông cũng đã học được nhiều bài học. Nhưng có lẽ bài học đầu tiên về nắm chắc tình hình, không chủ quan, luôn luôn đề cao cảnh giác trước kẻ thù có lẽ sẽ mãi là bài học sâu sắc nhất. Cũng chính bài học đó đã đi theo ông suốt những chặng đường lịch sử từ khi đất nước mới giành độc lập cho đến những năm tháng hoạt động tình báo ở chiến trường miền Nam từ năm 1964 - 1971; chiến trường biên giới tây nam, chiến trường Campuchia trong thời kỳ làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng Polpot. Cả sau này, khi giữ cương vị là Phó Giám đốc thường trực, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Hà Sơn Bình cho đến khi nghỉ hưu năm 1993, bài học đó luôn theo ông và được ông truyền lại cho con cháu, khi họ tiếp bước ông trở thành những chiến sỹ an ninh.

 

 

 

                                                                            Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục