Ông Bùi Văn Ty, xóm Bún, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương cho thếự hệ trẻ. Ảnh: M.T
(HBĐT) - Là một trong những cái nôi phong trào cách mạng của tỉnh, trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên của tỉnh. Về Mường Khói trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi như được sống lại ký ức mùa thu cách mạng cách đây 69 năm...
Cũng anh Bùi Văn Khen - cán bộ văn hóa xã Ân Nghĩa, chúng tôi về xóm Búm tìm gặp cụ Bùi Văn Ty. Năm nay bước vào tuổi 81, trí nhớ đã suy giảm phần nhiều nhưng ký ức về khí thế cách mạng sục sôi cách đây 69 năm dường như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của ông lão ở tuổi xưa nay hiếm. Khi nói về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất Mường Khói khi xưa, cụ Bùi Văn Ty như khỏe hơn. Câu chuyện ông kể như mới xảy ra chưa lâu. Trong câu chuyện của ông, có nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị, áp bức của chế độ lang đạo phong kiến và thực dân xâm lược; có cả tinh thần, khí thế sục sôi của đồng bào khi được giác ngộ cách mạng.
Chiến khu Mường Khói khi xưa gồm hai xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa thuộc tổng Lạc Thành, Châu Lạc Sơn. Với đặc điểm địa hình núi rừng hiểm trở thuận lợi cho phong trào hoạt động cách mạng nên Xứ ủy Bắc kỳ đã quyết định chọn Mường Khói để xây dựng chiến khu Cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại chiến khu cách mạng Mường Khói do đã có cơ sở cứu quốc từ trước, mặt khác lang đạo Mường Khói đã được giác ngộ quyết tâm đi theo cách mạng, tích cực giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ Việt Minh về gây dựng phong trào, tuyên truyền, tập hợpquần chúng tham gia vào đoàn thể cứu quốc. Trong đó, Mường Khói đã tập hợp được một trung đội tự vệ cứu quốc do ông Quách Rưỡng chỉ huy. Với khí thế cách mạng sục sôi, trung đội tự vệ chiến khu cách mạng Mường Khói với những vũ khí thô sơ như dao, nỏ, giáo mác, gậy gộc đã ngày đêm luyện tập sẵn sàng chờ thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ban cán sự Đảng tỉnh cũng đã chọn nơi đây để mở lớp huấn luyện quân sự cho 12 thanh niên Vụ Bản và 40 thanh niên của 2 xã Hoài Ân và Hiếu Nghĩa. Xứ ủy Bắc kỳ quyết định chọn xóm Lọt, xã Hoài Ân làm địa điểm mở lớp huấn luyện quân sự. Đồng chí Bùi Văn Tỵ, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa tự hào: Trong quá trình mở lớp huấn luyện Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu tại chính ngôi nhà sàn của ông nội là Bùi Văn Khuýnh, gia đình đã nhường cơm gạo, cung cấp thực phẩm cho cán bộ Việt Minh. Đến sau này, khi đi bộ đội, được tiếp xúc nhiều, tôi mới biết thời kỳ đó có những người sau này đã trở thành những vị tướng tài ba, lỗi lạc của QĐND Việt Nam như Vương Thừa Vũ. Trong suốt quá trình mở lớp huấn luyện tính từ tháng 7 - 8/1945, chiến khu Mường Khói đã đón 26 cán bộ lãnh đạo nòng cốt của Xứ ủy Bắc kỳ và các Tỉnh ủy Sơn La, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội đã đến tham dự lớp tập huấn...
Ở Chiến khu cách mạng Mường Khói khi lệnh khởi nghĩa truyền tới thì cả vùng sôi động hẳn lên, quần chúng náo nức đón chờ giờ phút trọng đại, tất cả trong tâm thế sẵn sàng lên đường giành chính quyền ở châu lỵ. Cụ Bùi Văn Ty nhớ lại: Suốt đêm 19/8/1945, từ các xóm nhân dân đốt đuốc sáng rực, tụ tập cùng các chiến sĩ trung đội tự vệ hát vang những bài ca Cách mạng, hừng hức khí thế chiến đấu tiến lên giành chính quyền về tay nhân dân. Trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọn tay sai chính quyền thực dân ở Hoài Ân và Hiếu Nghĩa đã hoảng sợ tự động đem lương thực, thực phẩm, ấn chiện giao nộp cho Việt Minh. Ngay từ tờ mờ sáng ngày 20/8/1945, đội Tự vê chiến đấu và quần chúng từ Mường Khói đã tiến về Vụ Bản, phối hợp với các hội cứu quốc, nhân dân tiến hành khởi nghĩa châu lỵ Lạc Sơn. Trước khí thế Cách mạng sục sôi của quần chúng nhân dân, viên tri châu Quách Hàm đã đầu hàng và giao nộp toàn bộ sổ sách, ấn chiện cho Việt Minh. Tiếp tục đà chiến thắng, sáng ngày 21/8/1945, gần 50 chiến sĩ tự vệ cùng hàng trăm quần chúng cứu quốc từ thị trấn Vụ Bản đã giương cao cờ đỏ sao vàng, tiến ra thị xã Hòa Bình phối hợp cùng lực lượng của các Chiến khu Cách mạng Cao Phong - Thạch Yên, Tu Lý - Hiền Lương và các cơ sở cách mạng ở thị xã Hòa Bình giành chính quyền tỉnh lỵ về tay nhân dân vào ngày 23/8/1945... Viết tiếp truyền thống chiến đấu anh dũng, son sắt một lòng theo Đảng, sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công trên quê hương Mường Khói, từ đây đã có hàng trăm người con tiếp tục xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong đó, đã có 53 người con đã anh dũng hy sinh, 37 người là thương, bệnh binh để lại một phần xương máu trên chiến trường để góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.
Đã gần 70 năm trôi qua, cuộc sống nô lệ, tăm tối đã lùi vào quá khứ. Mường Khói nay đã chuyển mình mạnh mẽ. Truyền thống anh hùng Cách mạng đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ân Nghĩa biến thành sức mạnh, hành động trên con đường xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Đồng chí Bùi Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ân Nghĩa đã có chuyển mạnh mẽ, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Có được những kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền và nhân dân luôn nêu cao tinh thần cách mạng, phát huy tốt sức mạnh đoàn kết, đồng sức, đồng lòng trong xây dựng cuộc sống mới; trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa tiến bộ kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Đến nay, ngoài diện tích cấy lúa, Ân Nghĩa còn tích cực đầu tư mở rộng diện tích trồng ngô lai, khoai lang, lạc, đậu, bí xanh, dưa hấu, mía, sắn... theo hướng sản xuất hàng hóa. Ân Nghĩa đã chú trọng tới mở rộng, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đem lại hiệu quả cao. Nhờ đó đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 9 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm. KT-XH phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đã trở thành nguồn lực để Ân Nghĩa tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình Quốc gia về xây dựng NTM. Tính đến nay, Ân Nghĩa đã đạt được 9 tiêu chí; tỷ lệ hộ có công trình hợp vệ sinh đạt 75%, tỷ lệ hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; các mặt văn hóa - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm. Cả xã có 1342/1841 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, 21/21 xóm được công nhận là làng văn hóa. Chiến khu xưa đã và đang đổi thay từng ngày với một sức sống mạnh mẽ, với những con người cần mẫn, vươn lên...
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Nằm chon von tận đỉnh núi Tang, xóm Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) thách thức sự bạo gan của bất cứ ai dám đi lên bằng xe máy. Để tránh bị lăn xuống núi, chúng tôi chọn giải pháp an toàn là đi bộ ngược dốc đá gần 2 km vào dịp khởi công xây dựng công trình thủy điện nhỏ STREAM đem ánh sáng đến với người dân.
(HBĐT) - Được mở rộng, cứng hóa thênh thang, tuyến đường vành đai có chiều dài hơn 1 km không những đáp ứng yêu cầu đi lại, giao thương của người dân mà đó còn là nền tảng để thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phấn đấu sớm đạt tiêu chí giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Thế nhưng, hơn 2 tháng nay, trên tuyến đường này đã xuất hiện hàng trăm ổ trâu, ổ gà lồi lõm, mưa thì đọng nước lầy lội, nắng bụi bay mù trời. Nguyên nhân được người dân chỉ rõ: do những chiếc xe quá khổ, quá tải cố tình lách trạm cân đã phá hỏng những cung đường đẹp này.
(HBĐT) - Chưa bao giờ việc lén lút đi lao động ở Trung Quốc lại rộ lên trở thành “phong trào” và cuốn nhiều người vào vòng xoáy tìm giấc mơ đổi đời như năm nay. Toàn huyện Kim Bôi có trên 200 người theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Bước chân ra đi đem theo niềm hy vọng nhưng nhiều người đã gặp phải địa ngục và vội vã tìm đường trở về với hai bàn tay trắng cùng món nợ hoặc bị giam cầm trước khi bị trục xuất.
(HBĐT) - Phong trào “Chi bộ Đảng nhận đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của LLVT huyện Đà Bắc đã thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong đời sống. Cho đến nay, phong trào đã được triển khai đến 10 xã, thị trấn và một số ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - World Cup 2014 đã đi được quá nửa chặng đường, không khí “ăn ngủ cùng bóng đá” đã thực sự cuồng nhiệt tại mọi ngõ phố. Cùng với đó, các dịch vụ, hàng hóa “ăn theo” cũng góp phần cho mùa hội trở nên sôi động hơn. Giờ đây, World Cup không chỉ là mùa hội cho những người yêu bóng đá mà còn là mùa bội thu cho những dịch vụ ăn theo.
(HBĐT) - World Cup 2014 sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với 64 trận đấu. Do chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Brazil, những trận cầu thường diễn ra vào đêm khuya và rạng sáng. Tuy nhiên, sự “oái oăm” thời gian không ngăn cản được cơn sốt World Cup len lỏi đến nhiều ngõ ngách, gia đình ở tỉnh miền núi Hoà Bình nói chung và TPHB nói riêng. Cùng với sự đam mê lành mạnh đối với môn thể thao vua tại giải đấu lớn nhất hành tinh, vẫn còn những nỗi niềm, đắng cay theo trái bóng lăn.