Đoàn phóng viên Báo Hòa Bình tìm hiểu truyền thống cách mạng tại lán Nà Nưa, Tân Trào (Tuyên Quang).

Đoàn phóng viên Báo Hòa Bình tìm hiểu truyền thống cách mạng tại lán Nà Nưa, Tân Trào (Tuyên Quang).

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi được đồng nghiệp Báo Tuyên Quang đưa đến thăm chiến khu Tân Trào. Nơi cách đây 69 năm Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã đưa ra quyết định: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đó cũng là nơi Bác Hồ nói câu bất hủ mà không một người Việt Nam nào quên được: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

 

Chuyện cảm động ở rừng chiến khu

 

Biết chúng tôi là khách nơi xa, có người chưa một lần đến Tân Trào nên dọc đường từ Sơn Dương vào Tân Trào cô hướng dẫn viên say sưa giới thiệu về những di tích. 69 năm về trước, cũng những ngày đầu thu này Bác Hồ và những đồng chí Trung ương Đảng đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16/8/ 1945, Đại hội Quốc dân đã họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ, sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Chiều 16/8/1945 dưới bóng cây đa Tân Trào, Đội Việt Nam giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và sau đó tiến quân về giải phóng Hà Nội. Có lẽ chưa nơi nào như nơi đây, chỉ rộng chừng vài km2 nhưng có hàng chục di tích quốc gia xếp hạng đặc biệt của thời tiền khởi nghĩa.

 

Chuyện kể rằng năm đó, Bác Hồ đã chọn nơi đây là căn cứ bởi nhiều yếu tố: xa khu dân cư, xa quốc lộ, khó tiến, dễ lui. Sau hơn một tuần ở nhờ Bác quyết định dựng lán để tiện làm việc và sinh hoạt (Lán Nà Nưa). Những năm đó, cuộc sống của nhân dân vùng chiến khu khó khăn lắm, để tránh phiền phức cho nhân dân, giữ bí mật cho Bác thì mọi người đều không nói với nhân dân Tân Trào về Bác Hồ. Người dân chỉ nghĩ đây là cán bộ cấp cao của Đảng. Đang câu chuyện kể giọng cô hướng dẫn viên bỗng trùng xuống khi kể về lần Bác ốm. Hồi tháng 7/1945, giữa lúc khí thế tổng khởi nghĩa đang dâng trào thì Bác Hồ bị ốm nặng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc tại gia đình ông Hoàng Trung Dân ở dưới làng Tân Lập nên thường lên lán Nà Nưa báo cáo công việc với Bác. Hôm ấy, thấy Bác đang lên cơn sốt, thuốc không có gì ngoài mấy viên thuốc cảm và ký ninh uống không thấy đỡ. Hiện tượng khác thường, chưa thấy ở Bác bao giờ, lo quá, Đại tướng xin được ngủ lại với Bác. Đêm ấy, tỉnh dậy sau cơn sốt. Người dặn dò: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập. Hôm sau, Đại tướng hỏi bà con địa phương xem có phương thuốc nào không? Bà con nói có một ông lang người Tày quen trị bệnh sốt nóng. Đại tướng cho người cưỡi ngựa đi đón ông lang về. Ông lang bắt mạch rồi đốt cháy một thứ củ vừa đào trong rừng về, hoà vào cháo loãng mời Bác ăn. Cơn sốt nhẹ dần. Bác gượng dậy, dù vẫn còn yếu, tiếp tục làm việc ngay.

 

Sau câu chuyện cô hướng dẫn viên xúc động: Từ nhiều đời nay, bà con các dân tộc ở Tân Trào luôn tự hào là nơi chiến khu cách mạng. Những di vật, những câu chuyện bình dị về ông Ké năm nào vẫn được họ kể cho con cháu.

 

 

Đổi thay trên chiến khu          

 

Từ Tân Trào về thành phố Tuyên Quang xanh mướt mắt bởi những ruộng lúa, đồi chè, đồi mía. Một đồng nghiệp báo Tuyên Quang nói với chúng tôi: Mấy năm nay, chiến khu Tân Trào thay đổi nhiều anh ạ. Không dựa vào sự đầu tư của Nhà nước, bà con đã chuyển đổi cơ cấu trồng hợp lý, xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp. Năm 2012, xã được chọn là 1 trong 7 xã thực hiện điểm về xây dựng NTM của tỉnh Tuyên Quang. Từ nguồn vốn của chương trình, xã đã xây dựng đập chứa nước Bốc Ngựu ở thôn Mỏ Ché, đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất; xây mới, nâng cấp 4 nhà văn hóa thôn và hỗ trợ xây dựng 4 sân thể thao cho các thôn. Đặc biệt, xã đã hỗ trợ các hộ dân ở thôn Vĩnh Tân đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm chè với diện tích 14,2 ha; hỗ trợ 4 mô hình chăn nuôi lợn và 1 mô hình chăn nuôi gà thả vườn; hỗ trợ 1 hợp tác xã nâng cao hoạt động SX -KD.

 

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã triển khai làm đường bê tông nông thôn và huy động nguồn lực trong dân để thực hiện bê tông hoá được hơn 12 km đường GTNT.

 

Tự hào là nơi chiến khu cách mạng, trong những năm qua nhân dân các dân tộc ở xã Tân Trào luôn nêu cao tinh thần cách mạng, đoàn kết, tự lực, tự cường, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đạt 13 triệu đồng /người/năm, giao thông đi lại dễ dàng, những bản trước đây chưa có điện lưới quốc gia bây giờ điện đã về tận nơi. Xã phấn đấu đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí NTM.

 

 

 

                                                                                   Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác

Dù đã 84 tuổi nhưng ông Trần Văn Lộc vẫn là người ham học hỏi. Với ông, học để không bị lãng quên ký ức hoạt động cách mạng thời trai trẻ.
Cán bộ trạm cân số 38 đang thực thi nhiệm vụ.
Điểm trông giữ xe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh không được sắp xếp gọn gàng gây khó khăn cho người gửi xe.
Cầu treo Cài Rồng, xã Chí Thiện (Lạc Sơn) mặt cầu làm bằng tre đã hư hỏng, nhiều khớp nối đã bong bật, dây văng hoen gỉ nhưng không ít ô tô vẫn cố tình qua lại

“Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người nghiện”

(HBĐT) - Nhờ quyết liệt thực hiện phương châm “vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà, rà từng người nghiện ma túy”, thời gian qua tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy (TNMT) trên địa bàn huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa bàn được giữ vững, không để ma túy xâm nhập.

Cần sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền

(HBĐT)- Theo số liệu của Công an tỉnh, toàn tỉnh có trên 1.700 người xuất cảnh trái phép đi lao động tự do ở nước ngoài, chủ yếu tại Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan. Trong đó, nhiều nhất là các huyện: Yên Thủy, Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc. Số lao động này chủ yếu do tự phát, nhận thức pháp luật hạn chế, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và bị rủ rê, lôi kéo, lừa gạt.

Về Mường Khói sống lại ký ức mùa thu tháng Tám

(HBĐT) - Là một trong những cái nôi phong trào cách mạng của tỉnh, trong phong trào khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Mường Khói là nơi các lực lượng cách mạng và nhân dân huyện Lạc Sơn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thành công đầu tiên của tỉnh. Về Mường Khói trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi như được sống lại ký ức mùa thu cách mạng cách đây 69 năm...

Nghề giao than

(HBĐT) - Trong không khí sôi động, ồn ào của nhịp sống hiện đại, đó đây vẫn còn những hình ảnh lam lũ, truân chuyên với bao nghề lao động vất vả, nhọc nhằn. Trong đó có nghề giao than tổ ong.

Phụ nữ đi làm ăn xa - nhiều điều trăn trở

(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng PC45 ( Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh), cuối năm 2013, số phụ nữ đi làm ăn xa của tỉnh ta khoảng 1.900 người thì năm 2014, con số này 2.000 người. Thiếu tá Đinh Quốc Trình (Phó trưởng phòng PC 45) nhận định: tình trạng phụ nữ tỉnh ta đi làm ăn xa có nhiều diễn biến phức tạp rất đáng để các cấp, các ngành quan tâm và có các giải pháp hữu hiệu.

“Vựa ngô” Phú Cường mất mùa, rớt giá

(HBĐT) - Xã Phú Cường (Tân Lạc) được biết đến là một trong những vùng trồng ngô lớn nhất trong toàn tỉnh. Thời điểm này, bà con trong xã đang vào cuối vụ thu hoạch ngô. Thời tiết năm nay mưa nhiều, kèm theo lốc đã khiến năng suất thu hoạch thấp, đồng thời giá ngô cũng bị tụt giảm so với những năm trước đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục