Ông Trần Hồng Thu, trưởng xóm Tằm, xã Cao Sơn tuyên truyền, vận động các gia đình kết hôn đúng độ tuổi.

Ông Trần Hồng Thu, trưởng xóm Tằm, xã Cao Sơn tuyên truyền, vận động các gia đình kết hôn đúng độ tuổi.

(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.

 

Thời điểm này, do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, phong tục, tập quán lạc hâu, hiểu biết xã hội còn hạn chế, không được tuyên truyền sâu rộng về Luật Hôn nhân gia đình nên nhiều cặp vợ chồng trẻ đã kết hôn khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường mà không biết những tác hại, hệ lụy của nó về sau.

 

Anh Triệu Hào Quang, xóm Tằm, xã Cao Sơn tâm sự: “Vào những năm 2000, anh và nhiều cặp vợ chồng trong xóm đã kết hôn ở độ tuổi còn non nớt, khi chưa được trang bị biến thức về cuộc sống, gia đình và những kỹ năng cơ bản về nuôi dạy con cái. Cuộc sống thiếu thốn đủ điều, con cái không được chăm sóc cẩn thận nên thường xuyên ốm yếu, suy dinh dưỡng"…Trường hợp tảo hôn của vợ chồng anh Quang chỉ là một trong rất nhiều cặp vợ chồng tảo hôn ở xóm Tằm. Thời điểm đó, xóm đã diễn ra tình trạng tảo hôn ở mức “báo động” với trung bình 10 cặp vợ chồng kết hôn thì có 3 - 4 cặp kết hôn không đúng độ tuổi”.

 

Nhận thấy tình trạng tảo hôn tại xóm Tằm, xã Cao Sơn như vậy, Ban Dân vận Huyện ủy Đà Bắc và cấp ủy Đảng, chính quyền xã Cao Sơn đã có những biện pháp can thiệp kịp thời như: Tổ chức tuyên truyền sâu, rộng trong các cuộc họp của xã; vận động bà con tham khảo sách, báo để hiểu hơn về những tác hại của tảo hôn đối với cuộc sống của mỗi gia đình và xã hội. Đó là tình trạng trẻ sinh ra bởi các cặp tảo hôn có tỷ lệ nhẹ cân (dưới 2.500g), còi cọc, phát triển chậm và dị tật bẩm sinh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Việc mang thai và sinh đẻ khi người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, chưa đủ sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, tảo hôn gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng dân số, tỉ lệ về người thiểu năng trí tuệ, thế chất kém tăng cao sẽ là gánh nặng của toàn xã hội. Mặt khác, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có kiến thức xã hội. Gia đình nghèo túng, nhiều cặp gia đình tan vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ nhỏ…

 

Ngoài tuyên truyền các nội dung trên, xã, huyện còn tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; hướng dẫn người dân sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn… Đặc biệt, cán bộ tư pháp xã kiên quyết làm đúng luật, không đăng ký kết hôn cho những cặp vợ chồng chưa đủ tuổi; trưởng thôn, bí thư chi bộ cũng đến từng gia đình động viên, tuyên truyền để các hộ dân có cái nhìn thực tế hơn về việc tảo hôn.

 

Với sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, sau hơn 10 năm tích cực vận động, tuyên truyền, nạn tảo hôn đã được đẩy lùi. Theo số liệu thống kê của xã Cao Sơn, năm 2014 toàn xã chỉ còn 4/31 cặp tảo hôn. Riêng xóm Tằm, tình trạng thanh niên kết hôn không đúng độ tuổi đã chấm dứt tuyệt đối.

 

Đồng chí Xa Văn Sin chia sẻ quyết tâm: Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức, chấp hành đúng luật hôn nhân gia đình mà nhà nước đề ra. Ngoài ra, chính quyền xã kiên quyết làm đúng luật để chấm dứt vấn nạn tảo hôn tại Cao Sơn.

 

 

                                                                        Đức Anh (TTV)

 

Các tin khác

Khu nghỉ dưỡng Ecolodge Mai Châu là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa bản địa.
Giao thông khó khăn gây trở ngại cho sự phát triển KT-XH, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TNGT. (Ảnh chụp tại xóm Mu, xã Tự Do, Lạc Sơn).
Ngôi nhà xây kiên cố 3 tầng của gia đình ông Bùi Văn Tám, xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) được xây dựng trên đất hành lang giao thông với diện tích vi phạm 525 m2.
CB,CS LLVT tỉnh và huyện Lương Sơn tổ chức sơ tán nhân dân trong vùng ngập lụt tại xóm Năm Lu,  xã Hòa Sơn vào đêm 17, rạng sáng ngày 18/9.

Cần xử lý nghiêm tình trạng bán thuốc chữa bệnh không phép tại các chợ phiên

(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đưa người ra nước ngoài trái pháp luật: Đi tù vì... thiếu hiểu biết

(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...

5 năm sau ngày “rời núi” về xuôi...

(HBĐT) - Đi trên con đường làng được bê tông hóa sạch sẽ, được lắng nghe tiếng thủ thỉ học bài của các cô trò và nhìn ngắm sắc xanh mướt đang trải dài trên những cánh đồng màu, chúng tôi biết rằng: nơi đây, bà con đã bước đầu “an cư” và tin tưởng về một ngày mai “lạc nghiệp”. Họ là hơn 70 hộ dân xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được di chuyển từ vùng có nguy cơ sạt lở cao của hai xã: Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu) về định cư từ năm 2010.

Đêm nghe sóng hát Hạ Long

(HBĐT) - Không phải lần đầu đến với Hạ Long (Quảng Ninh) mà sao chuyến đi lần này vẫn có điều gì đó háo hức, mới mẻ. Không chỉ vì dư âm câu hát “Tôi về đây nghe sóng / Sóng hát từ bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về vùng biển Hạ Long tuyệt vời mà còn vì những dấu ấn, kỷ niệm từng qua trên vùng đất, vùng biển này. Một sự tình cờ mà đã có đêm nghỉ ở khu vườn Đào (Bãi Cháy). Chợt bừng thức nhớ tới lần đầu tới nơi này vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước...

Yên Thuỷ kiên cường chống hạn

(HBĐT) - Có những thời điểm, khi mà “ba bề, bốn bên” trời đổ mưa giông thì đồng ruộng, đất đai huyện Yên Thuỷ vẫn khát khô, nứt nẻ. Bà con nông dân nơi đây dường như đã quen với những khắc nghiệt của thời tiết, không năm nào mà không phải hứng chịu hạn hán thiên tai. Cách họ làm là gồng mình, vượt lên những thử thách ngặt nghèo để cây lúa, cây màu vẫn chuyển mình sinh sôi trên miền đất khó.

Ấn tượng vùng chè Tân Cương

(HBĐT) - Về Thái Nguyên, chúng tôi thực sự ấn tượng với những đồi chè, những xưởng chế biến chè của "Thủ đô gió ngàn" một thương hiệu chè nổi tiếng được trồng ở mảnh đất Tân Cương, nổi danh cả nước và là niềm tự hào của đất chè Thái Nguyên với bạn bè trong nước và quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục