Chuyên gia Liên Xô cùng các kỹ sư Việt Nam trên công trình Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: T.L
Sau 10 năm, lần đầu đặt chân lên đất nước Nga rộng lớn và tươi đẹp - xứ sở của cây bạch dương, tôi trở lại thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ buổi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc diễn văn tại lễ khánh thành nhà máy ngày 20/12/1994 đến nay đã qua 21 mùa thu vàng nước Nga. Ngày ấy, với cương vị Giám đốc Nhà máy giấy Hòa Bình (Bộ Công nghiệp nhẹ), tôi cùng ông Đặng Vũ Chư (Bộ trưởng) được dự lễ khánh thành nhà máy. Cơ duyên cho tôi có dịp đến với xứ sở bạch dương phải chăng được bắt nguồn từ việc dấn thân cho công việc được giao nói riêng và cho sự phát triển đất nước nói chung của những người con từ hai dân tộc?
Trên 20 năm là quãng thời gian đủ để khẳng định vị trí, vai trò to lớn của công trình thủy điện này đối với sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước ta. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã ra đời trên mảnh đất giàu chất thi ca này và nhiều người đã thành danh. Nhưng dường như đâu đó vẫn còn in đậm những giá trị chân - thiện - mỹ cần được khám phá! Trở lại lần này, tôi chọn Bảo tàng công trình Thủy điện Hòa Bình là điểm đến. Tại đây còn ghi rõ: khối lượng xây lắp chủ yếu của công trình, trong đó, khối lượng đổ bê tông là 189.9103 m3 - con số trực tiếp có quan hệ đến cơ duyên nói trên của tôi với công trình thủy điện và những người bạn Nga ngày ấy.
Như ta đã biết: bê tông ở các nhà máy thủy điện là bê tông khối lớn. Công nghệ bê tông khối lớn từ công trình Thủy điện Hòa Bình trở về trước đòi hỏi phải có pha trộn phụ gia bê tông với một tỷ lệ nhất định ngay tại trạm trộn bê tông. Phụ gia làm cho bê tông chậm đông kết, tăng cường độ bê tông, tăng độ chống thấm, chống lún... Nếu bê tông đông kết nhanh, khối bê tông lớn phân lớp, thậm chí đông kết ngay trên những phương tiện vận chuyển từ trạm trộn ra công trình. Tại Thủy điện Thác Bà, ta đã phải nhập khẩu phụ gia từ nước Nga, đến công trình Thủy điện Hòa Bình, chúng ta quyết tâm sử dụng phụ gia trong nước, nguyên liệu đều nhắm vào chất thải sau nấu bột của Nhà máy giấy. Công trình nghiên cứu ứng dụng phụ gia hóa dẻo (LHD) của Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng và công trình phụ gia kiềm đen trực tiếp (KDT2) của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cùng được tiến hành nghiên cứu. Qua nhiều lần hội thảo (tôi tham gia với tư cách phản biện) và kiểm chứng ứng dụng tại công trình, phụ gia KĐT2 đã được Hội đồng khoa học ngành xây dựng quyết định đưa vào sử dụng đại trà tại công trình Thủy điện Hòa Bình. Kỹ sư Bùi Tốt, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm - Tổng Công ty xây dựng Thủy điện Hòa Bình, một số người như tiến sĩ Nguyễn Văn Hinh, kỹ sư Lê Thị Thủy..., chuyên ngành vật liệu xây dựng, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng và các chuyên gia Nga đã đến Nhà máy giấy Hòa Bình để nghiên cứu ứng dụng và giám sát quy trình sản xuất phụ gia KĐT2. Nhờ có sản xuất phụ gia cho công trình Thủy điện Hòa Bình mà nhà máy chúng tôi được sử dụng điện lưới và tận thu nguồn dịch thải lâu nay vẫn xả ra sông Đà, hơn thế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhà máy được tiếp cận với những người bạn Nga. Phòng thí nghiệm, phân xưởng sản xuất phụ gia KĐT2 nhà máy là nơi các chuyên gia Nga cùng các kỹ sư Việt
Những năm 1979 - 1989 là quãng thời gian công trình thi công, số lượng chuyên gia tăng từ trên 100 lên tới trên 700 người. Bờ trái sông Đà có riêng một “làng chuyên gia” với những ngôi nhà có nét kiến trúc lạ mắt thời bấy giờ. Nếu như công trình có tới gần 200 cán bộ, công nhân Việt
Với mặt bằng núi non, sông, suối hùng vĩ và hiểm trở như thế trên 20 năm qua, nhà máy thủy điện Hòa Bình đã yên vị nơi khúc ngoặt sông Đà “độc Bắc lưu”, lặng lẽ ngày đêm tạo nên nguồn điện làm giàu cho đất nước. Tán lá cây bên đường đã giao nhau, vòm bê tông vẫn giấu kín trong lòng mình những giọt mồ hôi, nước mắt và máu của những người con hai dân tộc Việt - Nga. Sau hai năm khánh thành công trình, năm 1996 , theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, tôi đến nhận nhiệm vụ Giám đốc Sở Công nghiệp, trụ sở của cơ quan được đặt ngay giữa khu nhà chuyên gia; tiếp đó năm 2001, tôi được lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trực tiếp theo dõi Đảng bộ Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Với những lần đi kiểm tra công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở các công trình Thủy điện Ialy, Thủy điện Cần Đơn, hầm đường bộ đèo Hải Vân, tôi lại có dịp gặp lại người anh em trên sông Đà ngày nào, song lúc này đã vắng bóng những chuyên gia Nga do ta đã làm chủ được kỹ thuật xây dựng nhà máy thủy điện...
Mùa thu năm 2005, theo lời mời của Tổng Công ty Sông Đà lại đựơc sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, tôi được tham gia đoàn cán bộ Tổng Công ty Sông Đà sang thăm quan và kiểm tra hợp đồng sản xuất trục máy tuốc bin cho các nhà máy thủy điện nước ta tại một nhà máy cơ khí ở thành phố Xanhpetecbua, nước Nga. Một lần nữa cơ duyên gặp gỡ những người bạn Nga lại đến với tôi. Do những biến động về chính trị nước Nga trước đó nên đoàn chúng tôi không có dịp gặp lại những người anh em đã từng công tác tại công trình Thủy điện Sông Đà. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đến với nước Nga Xô viết của Lê - nin vĩ đại. Lại những người bạn Nga mới quen biết ân cần hướng dẫn chúng tôi thăm quan cung điện Cremlin tráng lệ, Quảng trường Đỏ, Lăng Lê - nin, cố đô của nước Nga - Xanhpetecbua cổ kính...
Với truyền thống lịch sử lẫy lừng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, một dân tộc đã từng giúp nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít và bản lĩnh của người Nga, ngay từ buổi đó tôi đã dự cảm sẽ là “một nước Nga nóng lạnh với châu âu nơi ngã ba, ngã bảy!”
Bối cảnh lịch sử của mỗi dân tộc ở từng giai đoạn có khác nhau nhưng từ thực tiễn gắn bó trong xây dựng thủy điện Hòa Bình nói riêng, quá trình kề vai, sát cánh giữa hai dân tộc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước nói chung với thời gian 21 năm nhìn lại cho phép tôi tin tưởng: những người Nga đã và sẽ là người bạn hào hiệp, chí tình, chí nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
Ghi chép của Đinh Đăng Lượng
(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.
(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...
(HBĐT) - Đi trên con đường làng được bê tông hóa sạch sẽ, được lắng nghe tiếng thủ thỉ học bài của các cô trò và nhìn ngắm sắc xanh mướt đang trải dài trên những cánh đồng màu, chúng tôi biết rằng: nơi đây, bà con đã bước đầu “an cư” và tin tưởng về một ngày mai “lạc nghiệp”. Họ là hơn 70 hộ dân xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được di chuyển từ vùng có nguy cơ sạt lở cao của hai xã: Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu) về định cư từ năm 2010.
(HBĐT) - Không phải lần đầu đến với Hạ Long (Quảng Ninh) mà sao chuyến đi lần này vẫn có điều gì đó háo hức, mới mẻ. Không chỉ vì dư âm câu hát “Tôi về đây nghe sóng / Sóng hát từ bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về vùng biển Hạ Long tuyệt vời mà còn vì những dấu ấn, kỷ niệm từng qua trên vùng đất, vùng biển này. Một sự tình cờ mà đã có đêm nghỉ ở khu vườn Đào (Bãi Cháy). Chợt bừng thức nhớ tới lần đầu tới nơi này vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước...