có việc làm, nhiều người dân đi buôn cau mặc cho công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...
Những năm trước, cau giá rẻ chỉ từ 10 - 20 nghìn đồng/10kg. Thế nhưng, năm nay, cau “sốt” giá, từ 20 - 30 nghìn đồng thời điểm đầu vụ, đến nay, tăng lên 100 nghìn đồng/10kg. Có cơ hội kiếm tiền một số người dân đã thành lập nhóm đi buôn cau. Được chứng kiến những màn leo cây thót tim, chúng tôi không khỏi ái ngại với công việc mang tính thời vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Anh Bùi Văn Năm, xóm Rên, xã Gia Mô (Tân Lạc) là một trong những người đi hái cau từ đầu vụ, sau gần 2 tuần ròng rã, khi kiếm được ít tiền, anh rủ đứa cháu lên Mai Châu “săn” cau. Theo anh Năm, cau Mai Châu quả to, mẫu mã đẹp hơn vùng khác nhưng người dân trên đây không bán, nếu có bán thì họ lại bán với giá cao. Vất vả cả ngày, anh chỉ mua được hơn 90 kg. Sau khi bán cho thương lái, hai chú cháu mỗi người chỉ lãi hơn 100 nghìn đồng. Tuy lãi không nhiều nhưng nhóm anh Năm còn may mắn hơn nếu so với nhóm anh Trang. Nhóm này có 4 người, gom góp cả ngày được gần 200kg cau, nếu bán với mức giá 150 nghìn đồng/10kg như hôm trước thì mỗi người sẽ được khoảng hơn 200 nghìn tiền lãi. Thế nhưng, thương lái chê cau nhỏ nên một nửa trong số đó bị trả lại, một ngày rong ruổi coi như không công. Trong nhóm này, anh Bùi Văn Hoàn, xóm Ót, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) là “lính” mới, anh Hoàn cho biết: “Thấy mọi người rủ nhau đi, kiếm được tiền nên tôi cũng đi, không ngờ đen đủi, vất vả cả ngày mà không được đồng nào”.
Để thu được gần 2 tạ cau, 4 người trong nhóm đã thay nhau leo đến gần trăm cây. Tính ra, mỗi cây chỉ được 2 - 3 kg quả vì cách đó vài ngày các nhóm khác đã hái hết những quả to. Thân cau nhẵn, cao đến cả chục mét, trong khi đồ nghề của những người hái cau chỉ có duy nhất cái nài (một đoạn vải buộc lại cài vào chân để tăng độ ma sát - NV). Thế nên, những chuyện rủi ro với người trèo hái cau là không hiếm. Như trường hợp của anh Hoạn suýt gặp tai nạn khi leo lên gần đến buồng cau thì anh phát hiện ra thân cây bị mục một bên. Dù được mọi người khuyên anh xuống nhưng tiếc công, anh tiếp tục leo lên. May mắn là không có tại nạn đáng tiếc xảy ra.
“Nếu các cây ở gần nhau, chúng tôi sẵn sàng vin từ cây này chuyển sang cây kia, nguy hiểm nhưng đỡ tốn sức và thời gian”, anh Trang cho biết. Liều lĩnh là vậy nhưng anh Trang bảo cũng đã nhiều lần rùng mình khi trèo cau trong những ngày mưa, thân cau trơn trượt hay những lần gặp phải tổ ong, kiến, rắn nếu không may rất có thể xảy ra tại nạn đáng tiếc. Thực tế, vụ tai nạn của một người ở Mai Châu xảy ra cách đây chưa lâu vẫn còn khiến anh Trang bị ám ảnh mỗi khi nhớ lại: khi anh này leo đến quá nửa thì cây cau bị gãy đôi. May mắn là cây đổ vào cây nhãn cạnh đó nên anh may mắn thoát chết.
Nhìn hình ảnh những tay buôn thời vụ mặc cho nguy hiểm luôn rình rập, hằng ngày vẫn leo lên những thân cau cao vút và khuôn mặt rầu rĩ của những người trong nhóm anh Trang sau một ròng rã không công, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Một công việc mà hiểm họa luôn rình rập, thật đáng để suy ngẫm!
Viết Đào
(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...
(HBĐT) - Đi trên con đường làng được bê tông hóa sạch sẽ, được lắng nghe tiếng thủ thỉ học bài của các cô trò và nhìn ngắm sắc xanh mướt đang trải dài trên những cánh đồng màu, chúng tôi biết rằng: nơi đây, bà con đã bước đầu “an cư” và tin tưởng về một ngày mai “lạc nghiệp”. Họ là hơn 70 hộ dân xóm Tân Phúc, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) được di chuyển từ vùng có nguy cơ sạt lở cao của hai xã: Tân Mai và Phúc Sạn (Mai Châu) về định cư từ năm 2010.
(HBĐT) - Không phải lần đầu đến với Hạ Long (Quảng Ninh) mà sao chuyến đi lần này vẫn có điều gì đó háo hức, mới mẻ. Không chỉ vì dư âm câu hát “Tôi về đây nghe sóng / Sóng hát từ bao giờ” của nhạc sĩ Nguyễn Cường viết về vùng biển Hạ Long tuyệt vời mà còn vì những dấu ấn, kỷ niệm từng qua trên vùng đất, vùng biển này. Một sự tình cờ mà đã có đêm nghỉ ở khu vườn Đào (Bãi Cháy). Chợt bừng thức nhớ tới lần đầu tới nơi này vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước...
(HBĐT) - Có những thời điểm, khi mà “ba bề, bốn bên” trời đổ mưa giông thì đồng ruộng, đất đai huyện Yên Thuỷ vẫn khát khô, nứt nẻ. Bà con nông dân nơi đây dường như đã quen với những khắc nghiệt của thời tiết, không năm nào mà không phải hứng chịu hạn hán thiên tai. Cách họ làm là gồng mình, vượt lên những thử thách ngặt nghèo để cây lúa, cây màu vẫn chuyển mình sinh sôi trên miền đất khó.