Dù góp tiền với các hộ khác mua đường ống tự dẫn nước về nhà nhưng nước chảy rất nhỏ giọt, không đủ cho sinh hoạt. (Ảnh chụp tại gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, xóm Máy 2, xã Hòa Bình, TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Gần 20 năm qua, 19 hộ dân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) khát nước sạch, mặc dù năm 2005, công trình nước sạch thuộc dự án 747 được xây dựng ở xóm và các hộ khác đã được hưởng lợi suốt từ đó đến giờ. Cùng với đó, tuy đã có điện từ lâu nhưng nhiều hộ vẫn phải dùng cột tre đi kéo điện cách xa hằng trăm mét cũng là nỗi trăn trở của người dân nơi đây.
Theo chia sẻ của người dân xóm Máy 2, trước khi có công trình nước sạch được đưa vào sử dụng ở xóm, người dân chủ yếu dùng nước suối, vừa xa, vừa không đảm bảo vệ sinh. Năm 2005, công trình đưa vào sử dụng, người dân hết sức vui mừng và chủ động trong công tác bảo trì, sửa chữa nên nguồn nước tương đối ổn định. Thế nhưng, từ đó đến giờ, vẫn còn 19 hộ chưa được hưởng lợi vì đường ống dẫn nước không lắp đặt tới khu vực họ sinh sống, mặc dù khoảng cách xa nhất từ nhà họ đến bể chữa chỉ cách chừng 800 mét. Để có nguồn nước sử dụng, gia đình bà Nguyễn Thị Sơn và nhiều hộ dân nơi đây phải đào giếng sâu đến 15 mét nhưng vào mùa khô nguồn nước cạn, không đủ cho sinh hoạt. Bà Sơn chia sẻ: “Mấy gia đình chúng tôi góp tiền mua đường ống, xây cái bể tạm ở mó để dẫn nước về chia nhau dùng nhưng đường ống nhỏ, lại thường bị vỡ do trâu, bò giẫm lên và đá lăn phải nên suốt ngày phải đi sửa. Thấy mọi người trong xóm có nước dùng, chúng tôi cũng tủi thân lắm”.
Những năm qua, nhiều hộ dân xóm Máy 2 phải dựng hàng chục cọc tre để kéo điện về nhà.
Trong khi cả xóm có đường dây điện kéo đến tận nhà thì suốt hơn 20 năm qua, ông Nguyễn Văn Hưng và 11 hộ dân khác vẫn phải dùng cọc tre, mua dây dẫn để kéo điện về nhà. Ông Hưng cho biết: “Gia đình tôi phải kéo điện cách nhà đến gần 500 mét. Ban đầu, dùng dây nhỏ điện không đảm bảo, chúng tôi phải mua dây to nhưng chi phí đến vài triệu đồng. Năm nào cũng phải thay cột, 2-3 năm phải thay dây nên rất tốn kém. Chưa kể, điện kéo qua ruộng nhà người ta nên bị tiếng ra, tiếng vào. Mưa, gió cột điện bị đổ nên rất nguy hiểm”. Đó cũng là hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Văn Liên. Theo lời anh Liên, kể từ khi có điện đến nay, anh không nhớ nổi gia đình mình đã phải thay dây điện bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng, sau nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, 3 năm trước, các anh vui mừng bao nhiêu thì bây giờ thất vọng bấy nhiêu. 26 cột điện đã được chôn xuống đảm bảo kéo điện đến tất cả các hộ chưa có điện, thế nhưng đến nay vẫn chưa kéo dây.
Ông Hà Quang Vinh, Trưởng xóm Máy 2 cho biết: “Tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt và phải dùng cọc tre đi kéo điện về ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bà con. Đặc biệt, việc tự kéo dây điện với khoảng cách xa, chỉ dùng cọc tre tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xảy ra chập cháy điện trong mùa mưa bão. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên nhưng câu trả lời nhận được là khi nào có vốn mới đầu tư, thi công tiếp nên không biết đến bao giờ vấn đề này mới được giải quyết. Rất mong được sự quan tâm, đầu tư của các cơ quan chức năng”.
Trao đổi về vấn đề trên, đồng chí Tạ Ngọc Doanh – Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: Các hạng mục của công trình nước sạch ở xóm Máy 2 hiện đã xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu cung cấp nước đủ cho tất cả các hộ trong xóm. Xã đã tiến hành khảo sát ở điểm đầu, điểm cuối của công trình và xây dựng kế hoạch, gửi đề xuất lên cấp trên đầu tư xây dựng cho xóm công trình nước sạch 1,5 tỷ đồng. Còn vấn đề về điện, theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, hiện, 100% người dân trong xã đã có điện sử dụng nhưng cũng như ở xóm Máy 2, nhiều hộ dân ở các xóm khác như: Máy 2, Máy 4, Cang cũng chưa có điện sử dụng đảm bảo theo tiêu chí NTM về điện. Xã cũng đã kiến nghị lên cấp trên bổ sung vốn, nâng cấp các Trạm biến áp để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.
Viết Đào
Sau 10 năm, lần đầu đặt chân lên đất nước Nga rộng lớn và tươi đẹp - xứ sở của cây bạch dương, tôi trở lại thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Từ buổi Thủ tướng Võ Văn Kiệt đọc diễn văn tại lễ khánh thành nhà máy ngày 20/12/1994 đến nay đã qua 21 mùa thu vàng nước Nga. Ngày ấy, với cương vị Giám đốc Nhà máy giấy Hòa Bình (Bộ Công nghiệp nhẹ), tôi cùng ông Đặng Vũ Chư (Bộ trưởng) được dự lễ khánh thành nhà máy. Cơ duyên cho tôi có dịp đến với xứ sở bạch dương phải chăng được bắt nguồn từ việc dấn thân cho công việc được giao nói riêng và cho sự phát triển đất nước nói chung của những người con từ hai dân tộc?
(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...
(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.
(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.
(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.
(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.