Do phản ứng của người dân hai xóm Cọ, Nhòn (Lạc Thịnh) hoạt động SX-KD của xí nghiệp Trung Dũng bị đình trệ từ tháng 6/2015 đến nay.
(HBĐT) - Do phản ứng của người dân về quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, khói bụi, nổ mìn khai thác đá gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cũng như sản xuất, đời sống, từ 5/6/2015 đến nay, xí nghiệp Trung Dũng, doanh nghiệp chuyên khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng tại xóm Cọ, xã Lạc Thịnh (Yên Thuỷ) đã phải tạm ngừng sản xuất.
Chính quyền xã và huyện Yên Thuỷ đã vào cuộc, nhưng hơn 5 tháng trôi qua, những tồn tại, vướng mắc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm và việc người dân hai xóm Cọ, Nhòn, xã Lạc Thịnh ngăn cản việc khai thác, chế biến đá của xí nghiệp Trung Dũng có thể sẽ tiếp tục tái diễn, gây ảnh hưởng đến tình hình TTAT xã hội trên địa bàn.
Ông Dương Văn Quyên, ở xóm Cọ phàn nàn: “Quá trình khai thác đá không ít lần xí nghiệp Trung Dũng nổ mìn khối lượng lớn, lại không tuân thủ đúng giờ giấc theo thông báo nên ảnh hưởng đến việc đi lại và sản xuất của người dân. Đặc biệt, do chấn động từ việc nổ mìn nhà cửa của một số hộ trong xóm đã bị rạn nứt, hư hỏng. Các hộ đã có văn bản kiến nghị những đến nay xí nghiệp Trung Dũng chưa có hướng giải quyết khiến người dân rất bức xúc”.
Nhà ở của gia đình ông Dương Văn Tiến, xóm Cọ chỉ cách cổng xí nghiệp Trung Dũng tuyến đường liên xóm, ông Tiến bức xúc nói: “Máy nghiền đá của xí nghiệp có công suất lớn, hoạt động liên tục từ 6 giờ đến 19 giờ hàng ngày. Mỗi ngày xí nghiệp chỉ tưới nước giảm thiểu bụi hai lần với khối lượng khoảng 4m3 trên tuyến đường liên xóm nên hiệu quả rất thấp. Bụi và tiếng ồn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của dân cư trên địa bàn. Ở nông thôn nhưng hầu như suốt ngày đêm nhà nào cũng phải đóng cửa để chống bụi. Buổi trưa, muốn nghỉ ngơi một chút cho đảm bảo sức khoẻ cũng không được vì tiếng ồn từ máy nghiền đá phát ra quá lớn. Bên cạnh đó, từ khi xí nghiệp Trung Dũng đi vào hoạt động nguồn nước sinh hoạt của dân cư trên địa bàn đã dần bị cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến xí nghiệp và các cấp có thẩm quyền nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra liên tục, kéo dài mà không được giải quyết rõ ràng, dứt điểm”.
Từ thực trạng trên, đã có thời điểm (tháng 10/2015) gần 100 người dân đã tụ họp, ngăn cản không cho xí nghiệp Trung Dũng SX-KD. Các hộ dân ở xóm Cọ và xóm Nhòn làm đơn kiến nghị các cấp có thẩm quyền can thiệp để xí nghiệp Trung Dũng có kế hoạch hỗ trợ các hộ có nhà cửa bị hư hỏng do nổ mìn và có giải pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn trong quá trình nghiền đá và vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, còn có ý kiến đề nghị bố trí khu tái định cư ở nơi khác cho các hộ bị ảnh hưởng để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản và sức khoẻ...
Từ những kiến nghị của người dân và việc SX-KD của xí nghiệp Trung Dũng bị đình trệ kéo dài. Chính quyền xã Lạc Thịnh, UBND huyện Yên Thuỷ đã tích cực vào cuộc. Đã có 2 cuộc đối thoại giữa lãnh đạo huyện, cấp uỷ, chính quyền xã và đại diện doanh nghiệp với các hộ dân có liên quan. Huyện đã thành lập tổ công tác để nắm và xem xét cụ thể tình hình, đồng thời báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng xin ý kiến chỉ đạo.
Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi thấy vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo kịp thời, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với xí nghiệp Trung Dũng cần cam kết và có những động thái khẩn trương, tích cực đáp ứng nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân thì mới có thể tìm được tiếng nói chung với cộng đồng dân cư. Có như vậy mới tháo gỡ được những mâu mắc, tồn tại để xí nghiệp có thể tiếp tục SX-KD bình thường.
ĐP
(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.
(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.
(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.
(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.
(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.