Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.

Những thửa ruộng bậc thang xanh ngút tầm mắt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển du lịch nơi miền sơn cước này.

(HBĐT) - Chúng tôi, những người lần đầu tiên được đặt chân đến Miền Đồi (Lạc Sơn) không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp của thiên nhiên nơi miền sơn cước này. Những ai đã từng được chiêm ngưỡng qua phim ảnh hay tận mắt chứng kiến và hòa mình vào xứ sở ruộng bậc thang như Hoàng Su Phì (Hà Giang) hay Mù Căng Chải (Yên Bái) hẳn cũng sẽ thốt lên những mỹ từ dành cho cảnh sắc nơi đây. Được chiêm ngưỡng cảnh sắc và tìm hiểu về đời sống của bà con, với chúng tôi, Miền Đồi như một mảnh đất đầy tiềm năng nhưng chưa thể bứt phá vì còn nhiều “nút thắt”...

 

Những tín hiệu tích cực từ xây dựng NTM

Đồng chí Bùi Văn Bích, Phó Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: Năm 2010, con đường nhựa được đưa vào sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế, từng bước XĐ-GN. Năm 2011, chương trình xây dựng NTM được triển khai đã thực sự trở thành động lực để xã có những bước tiến mới. Sau 5 năm thực hiện, đến nay, Miền Đồi đã hoàn thành 6 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giáo dục, Thủy lợi, Cơ cấu lao động, Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh và ANTTXH; đời sống của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người tuy còn ở mức thấp so với mặt bằng chung nhưng so với thời kỳ trước đã đã tăng lên gấp đôi: từ 4-5 triệu đồng (trước năm 2011) tăng lên 10 triệu đồng/người/năm (năm 2014); tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 4-5%/năm. Từ chỗ sử dụng nguồn nước không đảm bảo, đến nay, tỷ lệ hộ dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh đã đạt 96% (850/888 hộ); số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh cũng đã tăng lên 62,9% và xã phấn đấu nâng con số này lên 75% trong năm 2015. Ngoài ra, nề nếp, lối sống, các phong tục, tập quán về ma chay, cưới hỏi cũng đang từng ngày thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, điều đáng mừng nhất là người dân đã thấu hiểu xây dựng NTM là đem lại lợi ích cho chính mình nên tất cả đều nhiệt tình hưởng ứng và từng bước phát huy vai trò chủ thể của mình. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua hành động hiến đất, chặt cây cối, đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông. Cũng từ sự chuyển biến tích cực trong nhận thức đó, một số hộ đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với sự xuất hiện của một số mô hình về nuôi gà thả đồi, chăn nuôi trâu, bò. Trên những thửa ruộng bậc thang nhiều giống lúa mới có năng suất cao cũng được chú trọng đem vào canh tác nên từ chỗ thiếu ăn, hiện nhiều hộ đã đảm bảo về lương thực. Bên cạnh đó, người dân còn trồng cỏ voi để từng bước chủ động về nguồn thức ăn cho gia súc. Thế nhưng, để cán đích trong hành trình xây dựng NTM thì con đường phía trước mà Miền Đồi phải trải qua thực gian nan, trắc trở.

Vẫn còn nhiều “nút thắt”...

Tuy có sự quan tâm, đầu tư của các cấp ủy, chính quyền nhưng phải thừa nhận rằng, với xuất phát điểm thấp, trong khi điều kiện về mặt địa lý, tự nhiên lại vô cùng khó khăn đã tạo ra những “nút thắt”  trong công cuộc xây dựng NTM của xã vùng cao này.

Cầu Tre – Giao (xóm Tre, xã Miền Đồi, Lạc Sơn) đã xuống cấp nghiệm trọng, tiềm ẩn nhiều nguuy hiểm khi hằng ngày vẫn có nhiều lượt người qua lại.

Cơ sở vật chất mặc dù đã có những bước tiến dài so với thời kỳ trước nhưng hiện vẫn còn nhiều điều bất cập. Trụ sở UBND xã vẫn còn tình trạng dồn phòng, chưa đủ phòng làm việc lãnh đạo ủy ban và các ngành, hội nên hiệu quả công việc chưa cao. Trong khi đó, cơ sở vật chất của 3 trường học (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) chưa thật sự đáp ứng: 2 phòng học ở trưởng Tiểu học Chi Vôi Thượng xuống cấp trầm trọng không đảm bảo học tập và làm việc, tình trạng thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập còn phổ biến. Cơ sở vật chất văn hóa ở các xóm vẫn còn thiếu, hiện nay còn 6 xóm chưa có nhà văn hóa, việc tổ chức hội nghị xóm phải họp nhờ vào nhà dân. Tỷ lệ hộ nghèo cao (48,2%), trong khi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao còn chậm và sự áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế khiến cho mục tiêu nâng cao mức sống của người dân cũng là bài toán khó.

Vấn đề nan giải và cấp thiết nhất lúc này là đường giao thông. Miền Đồi có 12 xóm, 888 hộ, 4.169 nhân khẩu, địa hình phức tạp, dân cư phân bố rải rác nên giao thông đi lại khá trắc trở. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: các xóm cách xa trung tâm xã như xóm Riêng, Vôi Thượng, Vôi Hạ... đều chưa có đường bê tông nên hàng hóa, nông sản của bà còn làm ra rất khó tiêu thụ. Năm ngoái vào mùa mưa, người dân ở Vôi Thượng muốn bán măng bầu phải chằng xích vào lốp xe máy mới vận chuyển đi được, các em học sinh đi học cũng gặp vô vàn khó khăn. Đặc biêt, Miền Đồi có 2 cây cầu treo dân sinh hiện đã xuống cấp rất nghiêm trọng, đó là cầu Tre - Giao (xóm Tre) và cầu xóm Bái. Cầu Tre – Giao sau nhiều năm đưa sử dụng, do bị mưa lũ tàn phá, hiện chỉ còn dây cáp và vài thanh sắt đều đã hoen gỉ, thời gian qua người dân dùng tre, bương chắp vá để đi lại. Còn cầu xóm Bái nối liền với xóm Vôi Hạ đã xuống cấp 3 năm gần đây, hiện chỉ còn khung cầu và cáp sắt. Cầu không thể lưu thông nên vào mùa mưa lũ xóm Vôi Hạ sẽ bị cô lập. “Bà con chúng tôi mong được cấp trên quan tâm, tu sửa lại cầu để các cháu đi học an toàn và chúng tôi yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế”, anh Bùi Văn Lòn, xóm Tre gửi gắm.

Rời Miền Đồi khi nắng đã khuất dần sau những ngọn đồi, những thửa ruộng bậc thang như níu chân chúng tôi, thế nhưng, hình ảnh những cây cầu chòng chành, những con đường gập gềnh sỏi đá đang “cản đường” hành trình  xây dựng NTM ở nơi này khiến chúng tôi rất trăn trở.

 

                                                                    Viết Đào (CTV)

 

Các tin khác

Do phản ứng của người dân hai xóm Cọ, Nhòn (Lạc Thịnh) hoạt động SX-KD của xí nghiệp Trung Dũng bị đình trệ từ tháng 6/2015 đến nay.
Toàn huyện Vân Hồ (Sơn La) hiện duy trì 1.000 ha chè với sản lượng trên 8.000 tấn chè búp tươi/năm.
Những vườn hoa ôn đới tô điểm thêm cho sự rực rỡ, đổi thay, xinh đẹp của thảo nguyên xanh Mộc Châu.
Chuyên gia Liên Xô cùng các kỹ sư Việt Nam trên công trình Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: T.L

Rủi ro “nghề” hái cau

(HBĐT) - Không phương tiện bảo hộ, chỉ với đôi tay trần, họ leo lên những thân câu cao vút để mong sao kiếm được vài chục, vài trăm nghìn tiền lãi, mặc cho những hiểm nguy luôn rình rập...

Cao Sơn chặn “sóng” tảo hôn

(HBĐT) - Đồng chí Xa Văn Sin, phó Bí Thư TT Đảng ủy xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Xã Cao Sơn có 9 xóm, 4.246 nhân khẩu với hai dân tộc chính là Mường (chiếm 65%) và Dao. Những năm 2004 trở về trước, xã Cao Sơn là một trong những “điểm nóng” của huyện Đà Bắc về vấn nạn tảo hôn.

Ecolodge Mai Châu, hoang sơ và hiện đại

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.

Gian nan đường về Tự Do

(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.

“Nóng” tình trạng lấn chiếm đất đai

(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.

Điểm tựa trong lũ dữ

(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục