Toàn huyện Vân Hồ (Sơn La) hiện duy trì 1.000 ha chè với sản lượng trên 8.000 tấn chè búp tươi/năm.

Toàn huyện Vân Hồ (Sơn La) hiện duy trì 1.000 ha chè với sản lượng trên 8.000 tấn chè búp tươi/năm.

(HBĐT) - Bài 2: Đánh thức tiềm năng du lịch Vân Hồ

Trong Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu được xác định đóng vai trò đón luồng khách từ phía Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Trung Quốc) và các luồng khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Lóng Sập (Lào, Thái Lan, Myanmar), huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng không kém phần quan trọng, là trung tâm du lịch dịch vụ phía đông, đón các luồng khách từ Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và khách quốc tế đến Việt Nam qua sân bay Nội Bài. Đặc biệt, với những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hang mộ Tạng Mè, hồ sông Đà..., Vân Hồ hứa hẹn là khu du lịch khám phá, trải nghiệm hấp dẫn với những nét độc đáo riêng.

 

Thiên nhiên kỳ vĩ, sản vật phong phú

 

Xuyên qua cái se lạnh, bảng lảng sương của rừng già Hang Kia (Mai Châu), Vân Hồ dần hiện lên rõ nét trong nắng sớm. Với hơn 800 ha đào, mận hậu tại 2 xã Vân Hồ, Lóng Luông, Vân Hồ thực sự là vựa hoa quả của Sơn La với lượng quả tươi hơn 4.000 tấn mỗi năm. Mùa xuân ở Vân Hồ là trắng trời hoa đào, hoa mận; hè sang là ngọt thơm quả mận,  đào. Bên những “thảm hoa” trắng ven chân đồi hay những cành sai trĩu quả, chắc chắn du khách không thể không dừng chân chụp cho mình những bức ảnh đẹp, thưởng thức vị chua ngọt của quả mận, đào tươi.

Qua Lóng Luông, vào sâu trung tâm huyện là rừng thông hơn 20 năm tuổi của bản Bó Nhàng, Hua Tạt (xã Vân Hồ) với diện tích trên 100 ha. Nơi đây rất phù hợp cho việc cắm trại, picnic cuối tuần của HS-SV. Nối tiếp rừng thông là đồi chè trải rộng bát ngát gần 1.000 ha ở các xã Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Múa, Chiềng Yên.Đặc biệt là khu đồi chè Nhật nằm trong quy hoạch Trung tâm chính trị hành chính của huyện, nhìn thẳng ra hồ Sao Đỏ sẽ là điểm chụp ảnh, nghỉ dưỡng, khám phá thú vị.

 

Điểm riêng nổi bật của Vân Hồ là bên cạnh những cây trồng truyền thống, huyện đã mở rộng được trên 30 ha cây dược liệu quý như đẳng sâm, hà thủ ô, sa nhân, đương quy Nhật... vừa được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, vừa có thể là vùng thăm quan, chế biến thành sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch.

 

Càng đi sâu vào lòng Vân Hồ, du khách sẽ càng ngỡ ngàng với cảnh quan hùng vĩ nơi đây. Đó là Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và rừng Pa Cốp với gần 460 loài thực vật, 48 loài động vật hoang dã quý hiếm cùng hệ thống hang động nhũ đá. Địa danh này rất phù hợp cho loại hình du lịch khám phá như đi bộ xuyên rừng, leo núi, nghiên cứu khoa học...

 

Du lịch Vân Hồ còn có một điểm nhấn rất đáng khám phá đó là hang mộ Tạng Mè (xã Suối Bàng) đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích cấp quốc gia. Hang mộ Tạng Mè nằm trên dãy núi “Ma Lang Chánh”, hang Tạng Mè là một mái đá lớn, trong hang có 30 mộ được táng với quan tài làm từ 1 cây gỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những mộ này có niên đại di cốt cách đây 1.240 năm. Các quan tài mộ gỗ đều được bổ đôi, bên trong khoét lòng máng, hai đầu chế tác mấu chốt hình “đầu thuyền đuôi én”. Một số quan tài trong hang còn có hình răng cưa (sóng nước). Khu di tích hang mộ Tạng Mè có những giá trị bí ẩn về văn hóa tín ngưỡng và nhân chủng học của tộc người cổ nên sẽ là một điểm đến rất thú vị cho du khách yêu thích khám phá.

 

Sau những ngày vất vả leo núi, xuyên rừng thám hiểm, du khách sẽ được thả mình thư giãn trong dòng suối nước khoáng tại bản Phụ Mẫu II (xã Chiềng Yên) và thích thú soi mình bên suối cá bản Bướt.

 

Bên cạnh những cảnh quan hùng vĩ, Vân Hồ còn có gần 2.000 ha lòng hồ sông Đà trải dài trên địa bàn 5 xã với các đảo nhỏ nhấp nhô tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Theo tuyến du lịch xuôi dòng sông Đà, du khách sẽ có thể ghé thăm các danh thắng nổi tiếng của Hòa Bình như động Thác Bờ (xã Ngòi Hoa, Tân Lạc), đền Thác Bờ (xã Vầy Nưa, Đà Bắc) và dừng chân tại thủy điện Hòa Bình.

 

Trọn vẹn hơn cho chuyến du lịch khám phá Vân Hồ là du khách có thể lựa chọn được rất nhiều sản vật để làm quà tặng hoặc sử dụng. Từ giò lan rừng, lan hồ điệp xinh xắn cho đến bó rau cải nương, rau quả su su, bắp cải trái vụ... đặc trưng hương vị vùng cao rồi đào, mận hậu, hồng giòn cho tới quýt Chiềng Yên, khoai sọ, lợn bản, cá tầm, cá hồi, cá dầm xanh, dược liệu quý... Cũng chẳng thể bỏ qua mật ong, măng rừng, ốc suối, đồ rèn thủ công, trang phục thổ cẩm, hàng mây - tre đan... Tất cả làm nên sự hấp dẫn, đầy đặn cho du lịch Vân Hồ.

 

Vân Hồ - điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư

 

Bên cạnh thế mạnh là thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, du lịch Vân Hồ đã bước đầu khởi sắc với việc hình thành các bản, làng du lịch cộng đồng như: bản Phụ Mẫu, Nà Bai, bản Bướt (xã Chiềng Yên), Lóng Luông (xã Lóng Luông), Thín (xã Xuân Nha), Suối Lìn, Hua Tạt (xã Vân Hồ)… Đến với các bản du lịch cộng đồng này, du khách sẽ được khám phá cảnh quan, thiên nhiên; tham gia sinh hoạt, lao động sản xuất cùng người dân nơi đây. Đặc biệt, với đôi bàn tay khéo léo của các cô gái dân tộc, thực khách sẽ được thưởng thức: xôi ngũ sắc, lợn quay hấp, thịt chua, ốc đá hấp xả ớt, cá suối chiên vàng, cá hấp rau rừng, rau rừng đồ, cá chép nướng gập...

 

Ấm áp hơn cả khi màn đêm buông xuống, trong lâng lâng men rượu cần, du khách sẽ được thưởng thức những lời ca, điệu múa truyền thống của bà con dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao do chính đội văn nghệ quần chúng các xóm, bản biểu diễn.

 

Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Lường Văn Huân,  Phó Bí thư TT Huyện ủy Vân Hồ khẳng định: Tách ra từ huyện Mộc Châu, 14 xã của Vân Hồ đều là những xã thuộc vùng khó khăn, cơ sở hạ tầng và bộ máy cán bộ đều thiếu. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 mới chỉ ước đạt 16 triệu đồng. Nhưng chúng tôi xác định, Vân Hồ là huyện có nhiều tiềm năng về đất, khí hậu và cảnh quan nên có thể quy hoạch, tập trung phát triển nền kinh tế với 2 mũi nhọn chính là nông nghiệp và du lịch. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung phát triển rau, hoa cao cấp, trồng cây dược liệu; chăn nuôi tập trung vào bò sữa và bò thịt chất lượng cao. Tiếp tục duy trì và phát triển diện tích cây ăn quả ôn đới. Về du lịch sẽ tập trung xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khám phá và du lịch cộng đồng tại xã Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Yên, Chiềng Khoa, Quang Minh, Xuân Nha.

 

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vân Hồ sẽ có 7 khu du lịch và 10 bản du lịch cộng đồng. Các dự án trong quy hoạch gồm: đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật danh lam thắng cảnh hang mộ Tạng Mè, thác nước Chiềng Khoa, danh thắng rừng Pa Cốp, thác Tạt Nàng; tôn tạo đền Hang Miếng, các khu di tích lịch sử và hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho các bản du lịch cộng đồng.

 

Giai đoạn 2015 - 2020, huyện Vân Hồ đã xác định 11 dự án ưu tiên đầu tư, trong đó, 5 dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao và 6 dự án thu hút đầu tư phát triển du lịch. Trao đổi về vấn đề thu hút đầu tư cho du lịch, đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy khẳng định: Huyện sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận các thông tin về quy hoạch; thăm quan, khảo sát thực tế, lập dự án đầu tư. Hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt cấp phép, tuyên truyền, vận động nhân dân giải phóng mặt bằng, ủng hộ dự án. Đồng thời, phối hợp và tạo điều kiện để nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, ngày 12/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2050/QĐ-TTg quy định về “cơ chế, chính sách đặc thù cho Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được hưởng ưu đãi giống như các khu kinh tế, khu chế xuất”.

 

Hiện nay, Vân Hồ tiếp tục hoàn thiện các quy hoạch, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch; phấn đấu đến năm 2030 cơ cấu phát triển ngành dịch vụ sẽ chiếm 40% giá trị nền kinh tế.

 

 

 

                                                                 Dương Liễu

 

Các tin khác

Những vườn hoa ôn đới tô điểm thêm cho sự rực rỡ, đổi thay, xinh đẹp của thảo nguyên xanh Mộc Châu.
Chuyên gia Liên Xô cùng các kỹ sư Việt Nam trên công trình Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: T.L
có việc làm, nhiều người dân đi buôn cau mặc cho công việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Ông Trần Hồng Thu, trưởng xóm Tằm, xã Cao Sơn tuyên truyền, vận động các gia đình kết hôn đúng độ tuổi.

Ecolodge Mai Châu, hoang sơ và hiện đại

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa màu xanh của núi rừng và được bao bọc bởi những ruộng lúa mướt mắt, Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mai Châu (Mai Châu Ecologe) đưa du khách lạc vào những giấc mơ có trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, hay những câu chuyện trong tập “Ngàn lẻ một đêm” của những quốc gia và vùng lãnh thổ châu Âu. Đó là cảm nhận của riêng tôi, nhưng hẳn là sẽ thuộc về “số nhiều” du khách đã một lần đặt chân đến nơi này.

Gian nan đường về Tự Do

(HBĐT) - Đã từng nghe kể về những gian khó của xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) nhưng phải một lần được trải nghiệm và lắng nghe những câu chuyện bi hài xung quanh con đường gập gềnh đầy sỏi đá dẫn vào nơi đây, chúng tôi mới thấy rõ hơn nỗi vất vả của bà con ở chốn “thâm sơn, cùng cốc” này.

“Nóng” tình trạng lấn chiếm đất đai

(HBĐT) - Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai đã tồn tại, tiếp diễn hơn 20 năm qua tại xã Cuối Hạ (Kim Bôi). Hiện có 82 hộ dân vi phạm, trong khi đó, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của các cơ quan chức năng khiến vấn đề này không biết đến bao giờ mới được giải quyết thoả đáng.

Điểm tựa trong lũ dữ

(HBĐT) - Vào những ngày giữa tháng 9 vừa qua, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều giờ làm nước trên các sông, suối dâng nhanh tạo thành lũ ống, lũ quét ở hầu khắp các địa phương trong toàn tỉnh, gây thiệt hại nặng về kinh tế, nhiều hộ dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Cần xử lý nghiêm tình trạng bán thuốc chữa bệnh không phép tại các chợ phiên

(HBĐT) - Chợ phiên ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc là nơi giao lưu, buôn bán hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Định kỳ từ 4 – 5 ngày hoặc 1 tuần, phiên chợ lại diễn ra sôi động. Tuy nhiên, trong sự phong phú, đa dạng của các mặt hàng tiêu dùng vẫn tái diễn tình trạng bày bán thuốc chữa bệnh không phép. Đây là điều đáng lo ngại bởi thuốc là mặt hàng đặc biệt, kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đưa người ra nước ngoài trái pháp luật: Đi tù vì... thiếu hiểu biết

(HBĐT) - Thời gian qua, số người trên địa bàn tỉnh vượt biên đi lao động trái phép tại Trung Quốc, lúc cao nhất có đến gần 2 nghìn người. Trong số này, hầu hết là lao động nghèo ở nông thôn. Với mong muốn “xuất ngoại” để có một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhưng trở về từ nơi đất khách kẻ trắng tay vì nợ nần, kẻ “đáo tụng đình”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục