Giữa cái nắng hanh hao, cùng cơn gió khô rát của tiết trời cuối thu cuốn đám lá khô xào xạc, như theo bước chân chúng tôi về phía cuối xóm Dài, xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Càng về cuối xóm, tiếng chửi đầy chao chát, ai oán từ ngôi nhà của Bùi Văn Xen lại càng rõ. Với chúng tôi thì đó là chuyện lạ. Còn những người như anh Hải - Trạm trưởng Trạm y tế xã, ông Tặng - Phó Chủ tịch UBND xã hay những dân ở đây thì quen rồi. Cứ đúng "cữ” cơm trưa, cơm chiều, có khi là đêm muộn, tiếng chửi ấy lại cất lên...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 5 - Xin đừng "đầu độc” Đà Giang

Làm sạch lòng hồ Hòa Bình không phải là việc mỗi ngày một ai đó cần mẫn đi nhặt từng mảnh chai lọ, túi nilon, mà việc làm sạch dòng sông phải được thực hiện từ ý thức của mỗi người. Về chính sách, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế bảo vệ môi trường (BVMT), bảo vệ an ninh nguồn nước phù hợp, đầy đủ. Tuy nhiên, để Đà giang mãi xanh thì cần lắm sự chung tay, góp sức của mỗi người dân...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 4 - Tác động đến an ninh nguồn nước

Nguồn nước từ hồ Hòa Bình ngoài sử dụng phục vụ việc phát điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình còn có nhiệm vụ cung cấp, điều tiết nước tưới tiêu vùng hạ du; điều tiết, cắt lũ từ thượng nguồn đổ về. Đồng thời có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho người dân sống tại các khu vực ven lòng hồ, cùng khoảng 50 nghìn hộ dân trên địa bàn TP Hòa Bình và khoảng 1 triệu dân khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội...

“Mẹ đỡ đầu” - vòng tay yêu thương cho trẻ mồ côi: Bài 2 - Nối dài yêu thương - câu chuyện của trách nhiệm và tình thương

Chương trình "Mẹ đỡ đầu” đã để lại những dấu ấn ấm áp và sâu sắc trong tâm trí của cán bộ Hội Phụ nữ - những người mẹ đỡ đầu và đặc biệt là các em nhỏ được đỡ đầu. Một sự kiện đầy ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, đó là Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình gặp mặt, tặng quà cho 95 trẻ mồ côi cả cha và mẹ trên địa bàn tỉnh.

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 3 - Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước - những hệ lụy nhãn tiền 

Nhìn mặt hồ với những đốm xanh, đỏ vui mắt giống như một vườn hoa đa sắc, nhưng không, đó chính là một thứ rác độc. Độc ngay từ tên gọi: vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với đa phần là loại thuốc diệt cỏ vô cùng nguy hại do chính người dân sống hai bên bờ sông vứt bỏ sau quá trình sản xuất. Có những loại tích tụ, chôn lấp hàng chục năm vẫn còn nguyên vẹn không phân hủy, sau những trận mưa lại theo dòng nước đổ về lòng hồ...

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại


Bài 2 - Ngược dòng tìm nguồn... rác 

Để thực hiện loạt bài viết này, liên tục trong thời gian dài chúng tôi theo nhiều chuyến "tàu chợ”; đến những cửa sông, cửa suối, nương đồi, khu sản xuất để tìm nguồn phát sinh rác thải nguy hại đổ xuống lòng hồ Hòa Bình.

“Mẹ đỡ đầu” - vòng tay yêu thương cho trẻ mồ côi: Bài 1 - Hạt giống của lòng nhân ái

Trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc là hành trang không thể thiếu trên con đường trưởng thành. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình cha, tình mẹ. Chương trình "Mẹ đỡ đầu"  ra đời đã mang lại vòng tay yêu thương, giúp những em nhỏ mồ côi cảm nhận được sự quan tâm, che chở từ cộng đồng. Đây là một chương trình nhân văn sâu sắc, gieo mầm hy vọng cho tương lai của các em.

Lòng hồ Hòa Bình trước nguy cơ ô nhiễm từ rác thải nhựa, rác thải nguy hại

Bài 1 - "Sông mẹ” mênh mông là rác 

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với tổng chiều dài 910km. Đoạn thượng nguồn ở Trung Quốc có tên gọi Lý Tiên Giang; sông Đà chảy vào Việt Nam dài 543 km. Sông Đà không chỉ được biết đến như một dòng sông năng lượng lớn nhất cả nước với hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... mà còn là "sông mẹ” của hàng chục dân tộc anh em sống dọc theo dòng sông. Tuy nhiên, những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), lòng hồ Nhà máy thủy điện Hòa Bình (sau đây gọi là lòng hồ Hòa Bình - PV) đang phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, nhất là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, rác thải nguy hại...

Già làng “nói dân nghe, làm dân theo”

Hơn 20 năm làm trưởng xóm, rồi bí thư chi bộ, già làng Triệu Lục Liên được ví như "cây cao, bóng cả” trong cộng đồng người Dao bản Bà Rà, xã Hùng Sơn (Kim Bôi). Ông không chỉ là người "nói dân nghe, làm dân theo”, mà còn là cầu nối giữa ý Đảng, lòng dân.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 5: Sát cánh hỗ trợ dự án ngoài ngân sách

Tỉnh Hoà Bình có 7 dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhà nước đang triển khai với tổng mức đầu xấp xỉ 5.8000 tỷ đồng. Các dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc về GPMB, thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất rừng, đất lúa... nên triển khai chậm hơn so với kế hoạch. Thời gian qua, Thường trực Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng sát cánh, đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 4: Trách nhiệm triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh, cuối tháng 9 vừa qua tỉnh đã tổ chức khởi công dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ km 19+00 - km 53+ 00) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh dấu sự kiện quan trọng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh và khu vực. Theo kế hoạch, chỉ trong vài năm tới, Hòa Bình sẽ có tuyến đường cao tốc đầu tiên, thúc đẩy giao thương thuận lợi, mở ra không gian rộng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 3: Chuyển động trong chỉ đạo các dự án trọng điểm

Xác định các dự án trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội , Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; phân công trách nhiệm cụ thể cho thành viên, cơ quan, đơn vị, địa phương; tổ chức họp theo chuyên đề từng dự án, nhóm dự án; rà soát giải quyết những vấn đề về giải phóng mặt bằng, tái định cư (GPMB, TĐC), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 2: Dự án trọng điểm - cơ hội và thách thức

Tỉnh Hoà Bình có 14 dự án trọng điểm trong và ngoài ngân sách, khi hoàn thành sẽ mở ra cơ hội rất lớn để khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ trong những năm tới. Tuy nhiên, để đưa các dự án sớm vào khai thác đòi hỏi sự quyết tâm và công tác chỉ đạo triển khai rất lớn.

Chỉ đạo các dự án trọng điểm - hiện thực hóa mục tiêu bứt phá: Bài 1: Giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm nhìn từ huyện Kim Bôi

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh giao nhiệm vụ cho Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng (GPMB). Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi tăng cường chỉ đạo hoàn thành GPMB 2 dự án trọng điểm là đường liên kết vùng và dự án đô thị sinh thái, cáp treo xã Kim Bôi - Cuối Hạ. Tinh thần quyết liệt đạo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các dự án trọng điểm đã tạo ra sự chuyển động tích cực tại các cấp, ngành và địa phương, đặt biệt trên địa bàn huyện Kim Bôi.

Động lực cho người khuyết tật, trẻ mồ côi vượt lên nghịch cảnh: Bài 2 - Điểm tựa của người khuyết tật, trẻ mồ côi

Những năm qua, cùng với hoạt động của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT&TMC) tỉnh đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, chung tay bảo trợ, giúp đỡ người khuyết tật (NKT), trẻ mồ côi (TMC) trong các tổ chức, cá nhân. Đó là nguồn động viên thiết thực để những người yếu thế vượt khó, thi đua lao động, sản xuất, học tập và công tác xã hội, tích cực tham gia phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ.