(HBĐT)- Gọi là xóm chuẩn hơn vì chỗ này mới lên phường chưa lâu lắm. Bà con còn sống thân thiện và không quá màu mè, rào đón. Cũng vì cái được gọi là "hương đồng, gió nội” ngoại vi nên được nhiều người săn đón, tìm đến mua để ở. Ai cũng bảo thích. Đương nhiên… 


Nhưng từ ngày chị XXX làm ở công ty nọ đến mua đất, làm nhà, xóm rộn ràng hẳn lên. Xinh lắm. Mùi nước hoa cứ gọi là lãng đãng suốt nơi bước chân chị ấy từng dạo qua. Còn giàu thì khỏi bàn. Nhà làm trong vòng năm rưỡi thì xong. Đẹp, bắt mắt, ấn tượng. Nhưng có điều là khi chị đến ở hẳn, bà con mới được chiêm ngưỡng dung nhan của chị. Chứ hồi đang làm nhà, chị luôn đeo khẩu trang, mặt nạ kín mít (hồi ấy chưa có "Cô-vít 19" đâu)...

Nhưng mà chị bận. Cứ Hà Nội, Sài Gòn suốt. Thỉnh thoảng nước ngoài nữa. Lâu lâu, cả xóm lại thấy chị thướt tha trong bộ voan trắng mỏng mảnh dắt chó cảnh đi dạo. Thanh cảnh quá. Gặp mấy chị ở xóm, chị lướt qua. Gặp mấy người cùng cảnh chị nổ: "Ở bển... thật mê ly. Túi xách chị mấy chục "củ", đôi giày này chị đặt tận Ý đấy". Tóm lại toàn thứ xịn, đắt tiền. Víp mà.

Cuộc sống cứ thế trôi đi yên ả và chị vẫn đi về với một dáng vóc đẹp bất chấp thời gian, nếu không có một ngày trời âm u, nắng tắt. Bác công nhân về hưu, một sáng đi xe đạp điện ra chợ mua mớ rau, con cá lo bữa trưa, đang đi theo đúng phần đường thì... Píp... Píp... Một chiếc xe ô tô sang trọng đi ngược chiều vào ngõ. Đáng lẽ, chiếc xe ô tô phải vòng qua phía bên kia mới vòng về phía đường này, đằng này đi tắt, đã thế còn không giảm tốc độ nữa chứ. Phanh kít, bác suýt ngã ngửa vì bất ngờ, may mà còn đi tốc độ chậm. Bất ngờ hơn người đi chiếc xe ô tô lại là người hàng xóm xinh đẹp. Chị ta không thấy mình sai, lại còn mở cửa kính ra thẽ thọt "tế nhị": "Bà có sao không... Già rồi đi đứng cho cẩn thận, ngã giờ là gẫy xương đấy". Vẫn còn run lẩy bẩy vì lần đầu suýt đụng xe cơ giới, nhưng bác vẫn đanh giọng: "Vâng, cám ơn cô đã quan tâm. Nếu mà ai cũng đi đúng luật thì cái thân già chúng tôi được nhờ. Chả phải lo ngã, gẫy xương đâu". Thấy thế, chị ta nguýt một cái rõ dài và không quên bóp một hồi còi to dài như tạm biệt bác. Nhìn theo chiếc xe rẽ vào sân căn biệt thư, bác lắc đầu, thở dài: "Trẻ xinh thế mà ngạo mạn quá. Không biết chồng có dạy nổi không đây".

Bực quá vì thái độ đó, hôm cả nhóm đi bộ trò chuyện dưới gốc cây sấu già ở cuối xóm, bác đem câu chuyện đó ra. Cả mấy người ồ lên và cùng nhìn về phía khu biệt thự kia đang rực rỡ ánh đèn cùng tiếng nhạc trầm bổng. Một chị còn khá trẻ lên tiếng: "Chuyện đó, bọn em chả lạ. Hôm nọ chị ấy ra đường, va chạm xe với mấy cháu học sinh, chưa biết đúng sai thế nào còn xuống quát nạt, đe nẹt. Các cô, các cậu muốn tôi báo cô nọ, thầy kia không? Muốn nên người không? Bọn trẻ cũng chẳng vừa, bật lại tanh tách: "Cô xô vào đuôi xe chúng cháu đấy chứ. Thấy chúng cháu xây xát chân tay, cô chẳng hỏi han lại còn quát nạt". Thấy người đi đường phản ứng vì thái độ đó, chị ta còn hất hàm: Không biết tôi là ai à? Rồi rút ra cái "các" hay thẻ gì đó... Rồi chuồn thẳng. Thật nực cười. Hôm nọ chị ấy còn quát tháo chị lao công rõ to, chỉ vì "tội" dừng xe rác trước cửa nhà lâu quá (để dọn cho sạch mà)... Cả xóm chạy ra vì cứ tưởng ai xông vào nhà chị ta ăn cướp. Khiếp.

Một bác lên tiếng: Xóm phố ta là xóm phố văn hóa, mọi người phải sống thân thiện, biết điều với nhau, chứ cứ phách lối kiểu đó là không xong. Nếu còn tái diễn, họp tổ dân phố tôi sẽ có ý kiến đấy. Các cô thấy thế nào? Còn thế nào nữa. Cứ thế mà làm thôi...


Bùi Huy


Các tin khác


Chuyển khoản

(HBĐT) - Chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia, cả nhà Thạch Sanh đều đứng ngồi không yên vì "trưởng nam” học lực vừa yếu lại mải chơi. Để đi học nghề thợ sắt, thợ nề thì không đành lòng, con cái nhếch nhác quá cũng mang tiếng mẹ là công chúa của Vương triều, bố là trưởng phòng của một sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Dấn thân... cùng mạng xã hội

(HBDDT0 -Từ ngày ra phố thị và có chút danh vị trong xã hội, gia đình anh MM thay đổi hẳn "gu” thưởng thức nghệ thuật. Công đầu thuộc về mấy cậu nhân viên thuộc cấp của anh. Biết anh hay karaoke, "cây văn nghệ” của phường cũ, họ bốc: "Anh giờ phải xây dựng hình ảnh. Anh là có khiếu nghệ thuật. Nhìn anh cầm cây đàn là biết anh thuộc… dòng dõi con nhà nòi!? Còn giọng nam trung của anh, nếu qua lớp thanh nhạc… mấy nghệ sỹ hay hát trên ti vi còn chạy dài”.

Cùng suy ngẫm: Vui buồn mùa cưới

(HBĐT) - Cuối năm là mùa cưới với biết bao chuyện vui buồn, tâm tư, lo lắng kể cả gia chủ, người thân, đến những người được mời cưới. Các cụ ta chả bảo: Cưới xin là 1 trong 3 việc lớn, quan trọng của cuộc đời (xây nhà, lấy vợ gả chồng, tậu trâu) với bao việc chất chồng, phải lo toan.

Thạch Sanh tân truyện: Cho vay nặng lãi

(HBĐT) - Tin Thạch Sanh được điều về làm cán bộ tín dụng của Ngân hàng  ở vùng "rừng xanh, núi đỏ” khiến người dân khắp các bản làng đều hân hoan. Là vùng đất thuần nông, việc tiếp cận vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh để xóa đói, giảm nghèo bấy lâu nay còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên ai cũng nghĩ "Thạch Sanh là người bản địa, "nhất thân, nhì quen” chắc chắn việc vay vốn sẽ suôn sẻ, thuận lợi".

Thạch Sanh tân truyện: “Đối ngoại”

(HBĐT) - Vốn là một quan võ của triều đình, đi đến đâu cũng "tiền hô, hậu ủng”, nhưng Thạch Phò mã mắc khá nhiều khuyết điểm, nên Phụ vương đành hạ chỉ đưa về làm Phó trưởng phòng GD&ĐT phụ trách khối mầm non ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Chuyện đời thường: Phía sau lưng...

(HBĐT) - Đầu tuần, bộ phận nọ sao rôm rả vậy. 3 người, gồm 2 nữ và 1 nam trong căn phòng mát rượi, tiếng nhạc không lời nhè nhẹ cất lên xen lẫn tiếng người. Đang chờ xuất vật liệu sản xuất nên rảnh rang chút, chị hơi lớn tuổi, nhìn sang cô bạn phía bên, thì thào vẻ quan trọng:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục