(HBĐT) - Chỉ vì Thạch Phò mã mắc hết lỗi nọ đến tội kia, cực chẳng đã Vua cha đành bút phê ra Quyết định buộc thôi việc. Đang “ăn trên, ngồi trốc”, đi đâu cũng tiền hô, hậu ủng giờ trở về nghề cũ Thạch Sanh đầy tiếc nuối, ân hận. Từ đấy, vì mưu sinh nên vẫn phải ngày đêm băng rừng, vượt suối để lo cái ăn, cái mặc.

 

Ngày xưa, cung, rìu, dao, nỏ vào rừng muốn chặt cây gì cũng được, bắn con gì cũng mặc sức. Giờ đây, theo quy định mới xung quanh vẫn là rừng nhưng với đủ thứ tên gọi, nào là “Vườn quốc gia”, “Khu bảo tồn thiên nhiên”, “Rừng đặc dụng”, “Rừng phòng hộ”... Lực lượng Kiểm lâm thì suốt ngày tuần tra, mật phục, muốn hái ít củi, kiếm ít cây rừng về làm thuốc cũng phải xin phép. Đặc biệt, gia đình nào muốn có ít gỗ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa phải làm đơn xin phép từ thôn, xã đến cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn. Khi khai thác cán bộ lâm nghiệp giám sát đánh dấu từng cây, nên “lâm tặc” ở vùng rừng xanh, núi đỏ hầu như hết đường xoay xở.

 

Từ ngày Thạch Phò mã trở về nghề cũ, người dân bỗng chốc thấy tài nguyên ở vùng “rừng xanh, núi đỏ” cạn kiệt dần. Từ những  cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi đến những cây chỉ có đường vanh 15-20 cm lần lượt rủ lá, rồi chết đứng. Theo nội quy bảo vệ rừng ở vùng “rừng xanh, núi đỏ”, dân cư được phép tận thu gỗ, củi với những cây rừng đã chết. Vậy là hàng chục, rồi đến hàng trăm cây gỗ “chết đứng” bị đốn hạ, củi thì tính ster, gỗ thì tính m3 và chủ nhân của những chuyến hàng đó không ai khác chính là Thạch Phò mã. Nhờ lách luật “được phép tận thu gỗ, củi với những cây rừng đã chết”, chả mấy chốc Thạch Phò mã đã có của ăn, của để. Nhưng “lưới trời lồng lộng”, hôm ấy sau khi bóc sạch toàn bộ phần vỏ của một gốc cây cổ thụ nhằm đợi đến ngày “cành héo, lá rụng” sẽ mang cưa xăng vào đốn hạ, đúng lúc Thạch Phò mã đang lúi húi ôm một đống cỏ và cành cây để che dấu vết phạm tội thì lực lượng Kiểm lâm ập đến bắt quả tang. Trước nhân chứng, vật chứng rõ ràng, Thạch Phò mã hết đường chối cãi và đành cúi đầu ký vào biên bản.

 

Nghe tin Thạch Phò mã bị bắt vì vi phạm lâm luật, cả vùng “rừng xanh, núi đỏ”  xôn xao. Không ai ngờ chàng tiều phu ngày nào lại tinh vi đến thế. Chả là để có hàng loạt “cây chết đứng” không chỉ bóc sạch vỏ, tinh vi hơn, Thạch Phò mã còn dùng dây cáp nín chặt các gốc cây cho kín đáo... Phải ngồi sau song sắt bóc lịch mấy năm, khi mãn hạn tù, Thạch Sanh được toại ngoại thì rừng ở vùng “rừng xanh, núi đỏ” đã xanh trở lại. Mấy năm ở chốn lao tù chắc cũng đủ “ngấm đòn”, nên từ đấy không ai thấy Thạch Sanh bén mảng vào rừng nữa.

 

                                                                                  

                                                                            Đại Quang

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Dịch vụ trọn gói”

Sau những vụ bê bối, bị buộc thôi việc, Thạch Sanh phải trở về nghề cũ với bẫy, nỏ, cung, rìu khiến cuộc sống gia đình ngày càng thêm nheo nhóc, thiếu thốn. Vì quá thương con gái lam lũ và lũ cháu lít nhít, vua cha đành muối mặt xin cho Công chúa vào làm ở Bệnh viện Đa khoa vùng rừng xanh, núi đỏ. Sau một khóa đào tạo “cấp tốc”, Thạch phu nhân được điều về làm nữ hộ sinh tại Khoa sản.

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

Sau một loạt những vụ bê bối của Thạch phò mã đã khiến nhà vua rất khó xử với quần thần nhưng vì quá thương công chúa cùng đàn cháu ngoại, vua cha đành miễn cưỡng sắp xếp cho Thạch Phò mã một chức quan nho nhỏ. Vậy là từ hôm ấy chàng tiều phu được giao chịu trách nhiệm làm Trưởng phòng vật tư, thiết bị ở bệnh viện nơi vùng rừng xanh, núi đỏ.

“Cờ bạc ngóng”

(HBĐT) - Chán nản với nghề cũ chàng tiều phu Thạch Sanh trèo đèo, lội suối “bữa đực, bữa cái”, thời gian chủ yếu là vắt vẻo trên chiếc trõng tre với chai rượu nút lá chuối và vài củ lạc cho qua ngày. Hôm ấy, đang nửa tỉnh, nửa mê chàng tiều phu bỗng nghe tiếng gõ cửa, ngỡ ngàng thấy mẹ con bà hàng xóm quà bánh khệ nệ bước vào. Chủ nhà chưa kịp rót nước, khách đã vồn vã: “Mẹ con tôi nghĩ mãi rồi mới quyết định sang nhờ vả chú. Dù sao chú cũng là phò mã lại từng công tác ở huyện nên quan hệ rộng. Sắp tới có đợt thi tuyển viên chức, chú chạy chọt lo giúp, chi phí hết bao nhiêu nhà tôi bán bò, trâu, lợn gửi chú”. Lúc đầu chàng tiều phu chối đây đẩy nhưng thấy mẹ con bà hàng xóm cứ năn nỉ, ỉ eo đành “tặc lưỡi” nhận lời.

“Đa năng”

(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.

Mô hình điểm

(HBĐT) - Sau một số vụ việc tai tiếng bị buộc thôi việc, để tránh phải nghe những “lời ong, tiếng ve” và cũng để kiếm kế sinh nhai, chàng tiều phu quyết định bìu ríu vợ con rời chốn phồn hoa về với nghề cũ. Nhưng thời buổi này, chim muông trong rừng cũng ngày một khan hiếm, cua, ốc, cá, tôm cũng ít dần vì ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nên quần quật suốt từ tờ mờ sáng đến chạng vạng tối Thạch Sanh không kiếm đủ cái ăn, cái mặc cho vợ con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục