(HBĐT) - Năm 2012, chị Nguyễn Thanh Hà tham gia lực lượng tự vệ Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình. Nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của một chiến sỹ tự vệ, chị tích cực tham gia các đợt sinh hoạt, học tập, diễn tập, huấn luyện, nghiêm túc chấp hành các nội quy, quy định của công ty, chủ trương, chính sách pháp luật về dân quân tự vệ. Đồng thời trong công việc, chị luôn nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Trong công ty, chị làm việc tại tổ vệ sinh môi trường, quét, thu gom rác. Thường xuyên làm việc trên các tuyến đường của thành phố Hòa Bình, bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, chị cùng đồng nghiệp âm thầm, bền bỉ với công việc, góp phần làm cho thành phố luôn sạch, đẹp. Chị Hà chia sẻ: Thời gian đầu tôi ít nhiều có sự mặc cảm vì mọi người cho rằng quét rác là công việc thấp kém, người đồng cảm thì sẻ chia động viên cũng có người coi khinh, miệt thị. Quá trình làm việc, tôi cũng gặp phải những trường hợp làm tổn thương lòng tự trọng nhưng tôi luôn tự động viên nghề là do mình chọn, miễn đó không phải là việc làm xấu, công việc đó nuôi được bản thân, giúp đỡ được gia đình và có ích cho xã hội.


Chị Nguyễn Thanh Hà, công nhân Công ty cổ phần môi trường đô thị Hòa Bình với công việc thường ngày làm sạch đẹp phố phường.

Do đặc thù công việc, thời gian làm việc của chị không giống như thời gian làm việc của những công nhân, viên chức khác. Chị làm việc hai ca một ngày, ca thứ nhất từ 3 giờ 30 phút, mọi gia đình đang chìm trong giấc ngủ say, chị cùng đồng nghiệp đã bắt đầu một ngày làm việc. Ca thứ hai từ 18 đến 22 giờ, đây là khoảng thời gian gia đình rất cần đến bàn tay người phụ nữ chăm lo nhưng với những công nhân quét rác là thời gian dành cho công việc. Ca từ 3 giờ 30 phút đến 4 giờ 30 phút là khoảng thời gian rất phức tạp, nhạy cảm, các chị có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Nhiều đối tượng xấu lợi dụng đoạn đường vắng dở trò trọc ghẹo, xin tiền, có nhiều hành vi gây khó khăn, sợ hãi cho các chị khi làm việc. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm, ảnh hưởng của rác thải đến sức khỏe, thẩm mỹ, những nơi mà mọi người tránh xa, ngại tiếp xúc lại là nơi các chị phải tiếp xúc nhiều nhất. Địa bàn chị phụ trách là phường Phương Lâm, nơi tập trung đông dân cư, có chợ Phương Lâm là đầu mối trung chuyển hàng hóa về các huyện, tỉnh lân cận nên lượng rác thải rất lớn. Vào mùa lá rụng nhiều, gặp trời mưa, bão, lượng đất, đá, lá, rác thải trộn vào nhau theo nguồn nước đổ về khu chợ Phương Lâm làm tắc hệ thống thoát nước, các chị vẫn lội bì bõm trong dòng nước bẩn để khơi thông miệng cống cho nước rút. Nước rút đến đâu quét dọn sạch đến đó, nhiều hôm khi hoàn thành công việc cũng là lúc đồng hồ báo hiệu đã bước sang thời khắc một ngày mới.

Tuy không thuận tiện về thời gian làm việc nhưng chị luôn cố gắng tìm cách khắc phục, sắp xếp hài hòa, hợp lý để vừa hoàn thành tốt công việc, vừa có thời gian chăm lo cho gia đình, làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Chị còn tranh thủ làm thêm để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng chị Nguyễn Thanh Hà luôn nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm trong công việc, được Công ty khen thưởng 3 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà.


Hà Thu


Các tin khác


Gương sáng thương binh giữa đời thường

(HBĐT)- Nhập ngũ ngày 19/5/1971, thời điểm đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh ác liệt chống giặc Mỹ xâm lược, chàng trai trẻ xứ Mường Mông Hóa (Kỳ Sơn) Đinh Quốc Tự hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Làm giàu từ chăn nuôi lợn

(HBĐT) - Được cán bộ thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) giới thiệu, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi lợn của gia đình anh Đinh Quang Tuyên ở phố Đoàn Kết. Không phải hỏi thăm nhiều, chúng tôi đã gặp chị Kiều, vợ anh Tuyên bán thịt lợn ở ngay đường gần trung tâm thị trấn.

“Người tìm kim”

(HBĐT) -Cứ ngỡ ông là người lính cựu bị ám ảnh bởi chiến tranh, day dứt vì biết còn nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh ở nơi chiến trường xa thẳm chưa được quy tập về nghĩa trang liệt sỹ. Nhưng không, khi tiếp xúc mới biết ông chưa từng qua quân ngũ. Việc ông lao tâm, khổ tứ đi tìm mộ liệt sỹ là bởi cơ duyên, được chỉ đường, dẫn lối bằng hai chữ nghĩa - tình. Biết việc mình làm như "mò kim đáy bể”, nhưng ông vẫn dốc vào đó tất cả sự tận tâm, lòng nhiệt huyết. Cái nick name Facebook "Người Tìm Kim” đã phần nào nói lên điều đó - ông là Nguyễn Tiến Lợi, đại tá công an về hưu, hiện đang là ủy viên BCH Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh Hòa Bình.

Người mang “kho tàng” tri thức về với quê nghèo

(HBĐT) - Xuất phát từ mong muốn cộng đồng xung quanh mình có sân chơi lành mạnh, bổ ích và an toàn, anh Bùi Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị (Yên Thủy) không ngần ngại bỏ ra số tiền gần 700 triệu đồng đầu tư xây dựng phòng đọc sách miễn phí với diện tích 250 m2 để mang "kho tàng” tri thức về gần hơn với người dân nơi quê nghèo.

Thượng úy Bùi Văn Trọng - “cây sáng kiến” của LLVT tỉnh

(HBĐT) - Là nhân viên thuộc Ban Xe máy, phòng Kỹ thuật (Bộ CHQS tỉnh) nhưng những năm qua, thượng úy Bùi Văn Trọng được biết đến là một "cây sáng kiến” của LLVT tỉnh.

Tình nguyện viên chữ thập đỏ 32 lần hiến máu nhân đạo

(HBĐT) - Từng e dè khi đăng ký tham gia hiến máu vì chưa hiểu hết ý nghĩa, mục đích của phong trào hiến máu nhân đạo, tuy nhiên, sau khi được tuyên truyền, vận động, hiểu được những giá trị nhân văn to lớn mà hoạt động hiến máu nhân đạo mang lại, chị Trịnh Thị Hồng Thu (ảnh), tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn đã trở thành tình nguyện viên tiêu biểu trong phong trào hiến máu nhân đạo tỉnh Hòa Bình với 32 lần tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục