(HBĐT)-Đây là nghệ nhân được nhiều người dân ngưỡng mộ bởi có một đôi bàn tay khéo léo và nhiệt huyết không ngừng với đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc Mường. Trải qua bao năm tháng, ông Nguyễn Văn Thực ( tổ 14 – phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình) vẫn luôn miệt mài tạo nên những tác phẩm đậm chất truyền thống.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực giới thiệu những sản phầm đồ gỗ mỹ nghệ do chính mình làm ra

Mặc dù đã bước sang tuổi 81 nhưng khi thấy khách đến nhà, ông Thực vẫn nhanh nhẹn bước xuống cầu thang đón chúng tôi. Bước vào căn nhà sàn nhỏ của gia đình ông, tôi ngỡ ngàng như bước vào bảo tàng lưu trữ những món đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc Mường. Ngay trước cửa chính, ông treo một dàn 6 chiếc chuông gió làm bằng nứa. Mỗi khi có cơn gió ghé qua, những chiếc chuông lại kêu lộc cộc như một lời mời chào khách tới chơi nhà. Trên bức tường gỗ phòng khách, ông treo rất nhiều những chiếc đàn bầu, đàn tính, sáo, cung tên, nỏ… dưới nền nhà, la liệt những món đồ mỹ nghệ như nhà sàn, cối nước giã gạo, điếu cày, dao…

Sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mường có truyền thống đan lát nên từ khi lên 12 tuổi, ông đã biết làm nỏ, đan rọ tôm, biết đánh cồng chiêng và chơi một số loại đàn, sáo dân tộc. Ban đầu, chỉ có ý định làm những món đồ mỹ nghệ dân tộc vì đam mê, sở thích nhưng sau đó, mọi người đặt hàng nhiều nên ông chuyển sang làm để bán kiếm thêm thu nhập. Trải qua những năm tháng làm nghề, hiện nay ông còn tự may được những bộ quần áo dân tộc, làm nhạc cụ dân tộc… Ông Thực bồi hồi nhớ lại: "trước đây cuộc sống còn chưa hiện đại như bây giờ, quanh khu nhà tôi có rất nhiều chim. Tôi và dân làng đều rất thích săn bắn, vì thế nên tôi tự học cách làm cung, nỏ. Sau đó càng tìm hiểu thì lại càng yêu nghề, mình quyết học nhiều hơn nữa và gắn bó cho đến bây giờ”.

Với đôi bàn tay khéo léo, các sản phẩm ông làm ra gồm: cung tên, nỏ, chuông gió, điếu cày, nhà sàn, cối nước giã gạo, sáo, đàn tính, đàn bầu, những bộ quần áo, váy dân tộc Mường… Mỗi sản phẩm có giá từ 150.000 đồng. Sau đó được chuyển đi tiêu thụ ở các khu du lịch như Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu du lịch Bản Lác – Mai Châu, Bản Giang Mỗ - Bình Thanh, Cao Phong, chợ Bờ…

Khoảng thời gian từ 2017 trở về trước, công việc của ông diễn ra rất suôn sẻ, có những khi không kịp hàng, ông phải làm đến tận 12h đêm, quên ăn, quên ngủ. Bước sang năm 2018, thị trường tiêu thụ phần nào bị chững lại. Ông chia sẻ: "Năm nay hàng kém do mưa lũ, sạt lở đất, đường lên các khu du lịch nguy hiểm nên khách du lịch ít hơn; phần vì nhiều khu du lịch phát triển, khách không còn tập trung nhiều như xưa”.

 Đam mê chưa bao giờ nguội tắt, nên ông Thực quyết bám trụ với nghề chế tạo đồ gỗ mỹ nghệ dân tộc. Ông cho biết: "tuy giờ tuổi cao sức yếu nhưng không thể ngồi chơi an nhàn nên tôi ở nhà làm những sản phẩm bé bé thế này vừa để kiếm thêm, vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Đây là việc làm không sợ mưa gió nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết”.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Thực được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tặng Bằng công nhận danh hiệu nghệ nhân dân gian; năm 2014 được Bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng bằng khen Đã có thành tích xuất sắc tham gia tổ chức thành công hoạt động "Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam” trong 5 năm qua (từ 2009 – 2014);  năm 2015 được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng  chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Bài, ảnh: Linh Nhật

Các tin khác


Chi hội trưởng phụ nữ người Dao làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội LHPN thành phố Hòa Bình, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của Chi hội trưởng phụ nữ người dân tộc Dao Bàn Thị Bích Phượng, xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất.

Chủ tịch hợp tác xã “Đảo Xanh” năng động

(HBĐT) - Nhiều người đến thăm quan, du lịch và nghỉ ngơi trên lòng hồ sông Đà đều có ấn tượng sâu sắc về HTX du lịch sinh thái "Đảo Xanh” Thung Nai, nhất là cảnh quan, môi trường sinh thái, cách thức phục vụ chu đáo và những đổi mới đi lên của HTX nơi đây.

Chị Thanh làm theo lời Bác dạy

(HBĐT) -Là thành viên chi hội phụ nữ xóm Bãi Đa, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), chị Bùi Thị Linh có hoàn cảnh kinh tế tương đối khó khăn. Năm 2016, được sự động viên, giúp đỡ của chị Bùi Thị Thanh cho vay 10 triệu đồng không lấy lãi, chị Linh có vốn đầu tư buôn bán. Đồng thời, chị Linh còn được chị Thanh cho mượn không gian trước cửa hàng tạp hóa của mình để buôn bán. Từ đó kinh tế gia đình chị Linh khá hơn trước.

Bản lĩnh của người thương binh công an

(HBĐT) - Giữa cái nắng oi ả, thiếu tá Bùi Trung Dũng, Phó Đại đội trưởng Đại đội cảnh sát cơ động Công an tỉnh vẫn miệt mài huấn luyện chiến sỹ mới. Giọt mồ hôi nhễ nhại thấm ướt bộ cảnh phục, nước da bánh mật săn chắc, thiếu tá Bùi Trung Dũng là nhân chứng của những trận đánh một mất, một còn với bọn tội phạm. Trong một cuộc chiến ấy, anh mang trong mình thương tích, mỗi khi trái gió, trở trời lại tái tê, đau buốt. Những giọt nước mắt lăn dài, những cái nấc nghẹn khi nhắc về chuyện xưa.

Nghị lực vượt khó, làm giàu của chiến sỹ dân quân

(HBĐT) - Không cam chịu đói nghèo, anh Nguyễn Xuân Tiên, thôn Đồng Bầu, xã Lạc Long (Lạc Thủy) không ngừng học hỏi, kiên trì xây dựng mô hình kinh tế phù hợp và có được thành quả xứng đáng. Không chỉ là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương, anh Tiên còn là chiến sỹ dân quân luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục