(HBĐT) - Nhập ngũ tháng 6/1969, sau 5 năm chiến đấu ở chiến trường B3 - Tây Nguyên, cuối năm 1973, thương binh Bùi Xuân Dương (SN 1947) xuất ngũ trở về quê hương Mường Vang - xóm Đồi, xã Bình Chân, nay là xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Ông Dương nói vui, về đến nhà, vợ không nhận ra chồng, con không nhận ra bố, vì lúc nhập ngũ, ông là chàng trai lành lặn, khỏe mạnh. Nay, tay còng khoèo, người gầy, xanh xao, đó là hậu quả của những trận sốt rét ác tính ở vùng rừng núi đại ngàn B3 - Tây Nguyên.


Sản phẩm mây tre đan của thương binh Bùi Xuân Dương, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) góp phần tăng thêm thu nhập, vừa bảo tồn, phát triển nghề truyền thống quê hương.   

Nói về con đường phát triển kinh tế xóa đói nghèo, trở thành triệu phú, ông Bùi Xuân Dương cho biết: Dù một cánh tay không lành lặn và khi đó hai vợ chồng cùng các con sống trong ngôi nhà sàn mái tranh vách nứa ọp ẹp, không một đồng vốn, nhưng với nghị lực của người lính Cụ Hồ, tôi đã vượt qua mọi khó khăn, biến không thành có, biến khó thành thuận. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Ông Dương xin chính quyền xã nhận gần 2 ha đất đồi hoang để làm kinh tế. Hàng ngày, hai vợ chồng dậy từ lúc gà chưa thức, cơm nắm muối vừng vào đồi bới đất lật cỏ, be bờ, đào mương, cải tạo khu đồi hoang đầy lau lách thành khu đất màu mỡ. Có đất, vợ chồng ông Dương mua giống đậu tương về trồng, thời điểm đó, đậu tương là sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định. Vì vậy, hàng năm chưa đến vụ thu hoạch, khách hàng từ các tỉnh miền xuôi đã lên đặt mua trọn cả khu đồi đậu tương của gia đình ông. Cùng với cây đậu tương, ông Dương đầu tư vốn phát triển chăn nuôi: Trâu, lợn đặc sản (lợn đồi), gà đồi vừa có thêm nguồn thu vừa có phân bón phục vụ cho cây trồng. Từ hai bàn tay trắng, nhờ nguồn thu đậu tương, chăn nuôi, vợ chồng ông Dương đã có của ăn của để. Ông xây được nhà kiên cố cho 4 người con, mua sắm đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho gia đình. 

Qua những lần đi thăm quan mô hình phát triển kinh tế gia trại, trang trại của hội viên Hội CCB huyện Tân Lạc, Cao Phong do Hội CCB xã tổ chức, ông Dương quyết định quy hoạch lại khu vườn đồi theo mô hình gia trại, lấy cây ăn quả có múi làm chủ lực, chăn nuôi làm phụ trợ. Được bạn đồng ngũ, một chủ gia trại, "vua” bưởi ở huyện Tân Lạc giúp đỡ cây giống, kỹ thuật, ông trồng hơn 300 cây bưởi da xanh, 150 cây ổi lai. Để chủ động phân bón cho cây, ông chuyển hơn 2.000 m2 ruộng 1 vụ, tận dụng đất bờ ao, bờ mương trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tiếp đến, ông thuê máy đào, múc, cải tạo hơn 3.000 m2 đất dưới chân đồi làm ao thả cá và lấy nước tưới cho vườn cây. Mô hình VAC của thương binh Bùi Xuân Dương đã tạo bước đột phá trong thực hiện cuộc vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã. Tổng thu nhập của gia đình đạt trên dưới 600 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả mang lại, ông Dương quyết định đầu tư vốn trồng thêm 400 cây bưởi da xanh, đưa tổng số cây bưởi da xanh lên 700 cây.  

Không chỉ phát triển kinh tế trang trại, ông Dương còn khôi phục nghề đan lát truyền thống của quê hương như nong, nia, mẹt, đồ đựng xôi. Một tháng ông đan được khoảng 15 bộ đồ đựng xôi, 20 cái mẹt, giá bán bộ đựng sôi 300.000 đồng/bộ, 20.000 đồng/mẹt, các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng của khách ở các điểm, khu du lịch trong, ngoài tỉnh.  

Ông Bùi Xuân Dương không chỉ là điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn là người tiên phong trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ông đã tình nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất vườn, đất ruộng làm đường liên xóm, đầu tư gần 50 triệu đồng xây 1 cây cầu bê tông cốt thép dài hơn 10 m, rộng 3 m qua suối phục vụ bà con trong xóm đi lại. Ngoài ra, ông còn đóng góp vật liệu như cát, sỏi, xi măng trị giá hàng triệu đồng cho xóm xây nhà văn hóa. Tinh thần, nghị lực của một cựu chiến binh, thương binh "tàn nhưng không phế” xứng đáng để mọi người học tập, làm theo. 

 Trung Hiếu
(Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập)


Các tin khác


Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Đại úy Công an xã nhiệt huyết, tận tụy với công việc

Năng nổ, nhiệt huyết, tận tụy trong công tác chuyên môn và công tác đoàn, đó là cảm nhận của nhiều người khi tiếp xúc với Đại úy Nguyễn Thành Nam, cán bộ Công an xã, Phó Bí thư kiêm nhiệm Đoàn Thanh niên xã Cao Dương (Lương Sơn).

Gặp Nghệ nhân Ưu tú tâm huyết sưu tầm, phục dựng và bảo tồn văn hoá dân tộc

Nhiều lần gặp anh trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, của huyện và ở khu dân cư Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với vai trò biên đạo các tiết mục văn nghệ. Gần đây nhất, anh trực tiếp biểu diễn tại Lễ khai hội chùa Tiên năm 2024, xã Phú Nghĩa... Nghệ nhân Ưu tú trẻ tuổi Nguyễn Mạnh Tuấn luôn để lại cho chúng tôi ấn tượng về một nghệ sỹ vui vẻ, tâm huyết, tài năng, có nhiều đóng góp trong sưu tầm, phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc.

Gương sáng phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện ở xã Yên Trị

Không chỉ điển hình trong lao động sản xuất, ông Nguyễn Thế Hùng, xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thuỷ) còn được biết đến là người năng nổ, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và hoạt động thiện nguyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục