(HBĐT) - Mấy năm gần đây, vùng cam Cao Phong chống chọi với bệnh vàng lá, thối rễ. Vườn bị ít thì vài cây, vài chục cây; vườn nhiều hàng trăm cây, có khi bị cả vườn. Nhiều người nản lòng đành phải phá bỏ tìm đến cây trồng khác. Tuy vậy, anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong vẫn tỷ mẩn chăm sóc, tìm tòi biện pháp chữa sâu bệnh, nhờ vậy bước đầu đã khôi phục được cây và cho thành quả nhất định.


Anh Đỗ Ngọc Hà, xóm Lãi, xã Tây Phong (Cao Phong) bước đầu thành công trong xử lý bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam.

Theo lời giới thiệu của những người trồng cam ở Cao Phong, chúng tôi tìm đến vườn anh Đỗ Ngọc Hà. Khi biết tôi tìm hiểu về quá trình phục hồi cây cam bị bệnh, anh đã dẫn đi khắp vườn, chỉ cho những cây cam trước đây bị bệnh. Nhiều cây đã xanh trở lại và cho quả sai. Anh Hà chia sẻ: "Năm ngoái, nhiều cây bị bệnh tưởng chừng phải chặt bỏ. Tiếc công trồng, chăm sóc 6 năm, tôi phải tỉa cành rồi tìm mọi cách chữa và khôi phục cây. Đầu tiên là phương pháp truyền cho cây. Phương pháp này đã được thực hiện trên cây mít Thái và sầu riêng ở trong Nam. Tránh rủi ro ban đầu, tôi chọn 150 cây cam bị bệnh nặng nhất vườn. Bước đầu tỉa hết cành bị bệnh rồi dùng thuốc truyền chế phẩm. Với hình thức này, cây trực tiếp tiếp nhận thuốc".

Để cây có sức sau thời gian mắc sâu bệnh, anh Hà tích cực chăm bón bằng phân hữu cơ như: cá, ngô, đậu tương. Sau một thời gian, cây nảy lộc và dần phục hồi. Thấy hiệu quả, từ tháng 6/2022, anh bắt đầu thực hiện phương pháp này cho những cây đang bị bệnh và có dấu hiệu mắc bệnh. Đến nay, về cơ bản cả vườn cam của anh dần xanh trở lại và cho năng suất như kỳ vọng.

Trước đây, vợ chồng anh Hà cùng công tác trong quân đội. Sau khi nghỉ hưu, anh chị đã mua 2 ha đất tại xã Tây Phong. Thời điểm đó giá đất để trồng cam đắt. Tìm được mảnh đẹp thì giá rất cao. Vườn hiện tại của gia đình anh là đất dốc, nhiều đá, người trồng cam rất "ngán” không ai dám đầu tư. Khi quyết định mua, bạn bè gàn nhưng anh vẫn quyết tâm. Để trồng được cam, vợ chồng anh đã bỏ ra nhiều công cải tạo, từ làm đường, nhặt đá. Nếu tính lượng đất, đá vợ chồng anh bỏ đi lên tới hàng chục khối.

Năm đầu sau khi trồng cam xong, mưa lũ đã làm sạt lở 1/3 vườn. Không nản chí, anh Hà mua tre về đóng cọc giữ đất để trồng cây. Bao nhiêu vốn liếng vợ chồng anh tích cóp sau nhiều năm công tác đều đầu tư hết cho cây. Đất không phụ công người, cây không phụ người đã cho quả sai, ngọt, nhưng được vài năm thì cây bị bệnh, năng suất giảm. Vì vậy, bước đầu thành công trong việc chữa bệnh vàng lá là nguồn động viên tinh thần với gia đình anh. Anh Hà chia sẻ thêm: Để cây trồng có giá trị kinh tế cao, cách đây 2 năm, vợ chồng tôi quyết định tham gia thành viên Hợp tác xã 3T và sản xuất theo hướng hữu cơ. Mình làm ra sản phẩm sạch sẽ đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm của người làm nông nghiệp.


Việt Lâm


Các tin khác


Làm giàu từ trồng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Với 11 ha cây ăn quả có múi được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Lê Chí Sơn, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc), mỗi năm trừ chi phí vườn cây mang lại thu nhập khoảng 1,7 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và là tấm gương sáng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của địa phương.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa Mường

(HBĐT) - Hôm tôi đến Bảo tàng di sản văn hóa Mường tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), thật vui được cùng biên tập viên Mai Trang, Đài Truyền hình Việt Nam phỏng vấn ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng di sản văn hóa Mường.

Lê Va - người trao trọn tình yêu cho mảnh đất Hòa Bình

(HBĐT) - 45 năm gắn bó với mảnh đất Hòa Bình, ông đã dành cho nơi đây một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc. Tình yêu đó dẫn dắt ông đi qua muôn nẻo đường, tìm hiểu những mảnh đời, những câu chuyện, những lớp lang văn hóa hiển hiện trong cuộc sống… Để rồi, ông sáng tác không biết mệt mỏi những áng văn, bài thơ, bài báo, thậm chí, ông còn đi sâu nghiên cứu về lịch sử Hòa Bình thời kỳ trung đại và cho ra đời những cuốn sách được đánh giá cao về chuyên môn. Ông là nhà văn, nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình.

Tích cực học tập để đổi mới sáng tạo

(HBĐT) - Chúng tôi gặp Thượng úy Đào Ngọc Hồng, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh khi chị vừa trở về từ khóa đào tạo thạc sỹ Học viện An ninh nhân dân. Với thái độ cầu thị, ham học hỏi, Thượng úy Hồng cho rằng, để nắm chắc nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo vào quá trình công tác đòi hỏi mỗi cán bộ phải tự học, tự rèn, tự tu dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác. Có như vậy, mỗi cán bộ mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nữ chiến sỹ quân y giỏi việc nước, đảm việc nhà

(HBĐT) - Làm lính đã vất vả, nhưng khi "phái yếu” làm chiến sỹ thì vất vả hơn gấp bội phần. Ấy vậy mà vượt qua mọi khó khăn, Thiếu tá Bùi Thị Du, nữ chiến sỹ quân y Ban CHQS huyện Tân Lạc luôn tiên phong nhận và hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng, được cấp trên đánh giá cao.

Nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Không chỉ xác định nuôi giun quế để phát triển kinh tế gia đình, cô gái trẻ Thanh Thủy xác định nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững và bảo vệ môi trường (BVMT).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục