(HBĐT) - "Nguyễn Văn Tuấn, đoàn viên chi đoàn khu Vai là một trong những tấm gương thanh niên vượt khó phát triển kinh tế của Đoàn thị trấn. Anh đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế từ mô hình nuôi gà Lạc Thủy, đem lại thu nhập ổn định và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên địa phương” - đồng chí Nguyễn Mạnh Linh, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) cho hay.


Mô hình nuôi gà Lạc Thủy của anh Nguyễn Văn Tuấn, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) đem lại thu nhập ổn định.

Năm 2013, tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh gia đình và mong muốn kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, anh Tuấn quyết định đi làm ở Hà Nội. Thế nhưng may mắn lại không mỉm cười với anh. Không lâu sau đó, năm 2014, khi đang làm việc, anh bất ngờ gặp tai nạn lao động, hậu quả làm một phần cánh tay trái bị dập nát. "Thời điểm đó, tôi rất chán nản và tuyệt vọng. Sự quan tâm, động viên, sẻ chia của gia đình, bạn bè đã tiếp thêm sức mạnh, động lực để tôi vững tin, yên tâm chữa trị” - anh Tuấn chia sẻ. Sau hơn 1 năm điều trị, cánh tay trái của anh tuy vẫn còn khó khăn trong hoạt động nhưng đây là niềm vui, niềm hy vọng lớn với chàng thanh niên 27 tuổi.

Khi tình hình sức khỏe đã tạm thời ổn định, anh băn khoăn, lo lắng, loay hoay tìm một công việc phù hợp, đem lại thu nhập. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu không ít công việc, giữa năm 2015, anh quyết định phát triển kinh tế ngay trên quê hương với mô hình nuôi gà Lạc Thủy. Thời gian đầu, gia đình cũng lo lắng sợ anh không đủ sức khỏe để làm kinh tế nhưng không vì thế mà anh nản chí. Với tinh thần ham học hỏi, đức tính cần cù, chịu khó, anh chủ động tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật nuôi gà từ sách, báo, tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng và học tập kinh nghiệm của một số gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương. Với chuồng trại sẵn có của gia đình, số vốn ban đầu chỉ gần 4 triệu đồng, anh đầu tư mua 300 con gà giống. Sau khoảng 4 tháng nuôi, lứa gà đầu tiên xuất chuồng đem lại lợi nhuận. Từ thành công ban đầu, anh mạnh dạn đầu tư thêm 500 con gà Lạc Thủy.

Bằng nghị lực, ý chí, sự quyết tâm vươn lên vượt mọi khó khăn, dám nghĩ dám làm, anh mở rộng quy mô nuôi gà. Khi quỹ đất của gia đình không đủ, anh thuê khu đất trên 2.000 m2 làm khu vực chăn nuôi gà. Sau nhiều năm nỗ lực lao động sản xuất, số lượng gà Lạc Thủy hiện có trên 2.000 con. Mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon… sản phẩm gà thương phẩm không chỉ thu hút khách hàng nhỏ lẻ trên địa bàn huyện mà còn cung cấp cho thị trường chợ Hà Vỹ (Thường Tín, Hà Nội) - chợ đầu mối gia cầm lớn nhất miền Bắc với giá thành dao động từ 93.000 - 95.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi gà Lạc Thủy đem lại thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/tháng, tùy từng thời điểm và giá cả thị trường.

Chia sẻ về hướng phát triển trong thời gian tới, anh Nguyễn Văn Tuấn cho biết, mô hình nuôi gà Lạc Thủy hiện đang trong quá trình mở rộng quy mô chăn nuôi thêm hơn 2.000 con, đồng thời hướng tới xây dựng thương hiệu riêng và phát triển thị trường đến nhiều tỉnh, thành phố khác.

Mô hình đem lại thu nhập ổn định, anh Tuấn cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế để đoàn viên, thanh niên địa phương có hướng khởi nghiệp, lập nghiệp, vươn lên làm giàu chính đáng. Anh xứng đáng là tấm gương tiêu biểu về ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt khó, mạnh dạn phát triển kinh tế cho đoàn viên, thanh niên học tập, làm theo.


Linh Nhật


Các tin khác


Lưu giữ nét đẹp văn hóa Mường

(HBĐT) - Hôm tôi đến Bảo tàng di sản văn hóa Mường tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), thật vui được cùng biên tập viên Mai Trang, Đài Truyền hình Việt Nam phỏng vấn ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng di sản văn hóa Mường.

Lê Va - người trao trọn tình yêu cho mảnh đất Hòa Bình

(HBĐT) - 45 năm gắn bó với mảnh đất Hòa Bình, ông đã dành cho nơi đây một tình yêu trọn vẹn, sâu sắc. Tình yêu đó dẫn dắt ông đi qua muôn nẻo đường, tìm hiểu những mảnh đời, những câu chuyện, những lớp lang văn hóa hiển hiện trong cuộc sống… Để rồi, ông sáng tác không biết mệt mỏi những áng văn, bài thơ, bài báo, thậm chí, ông còn đi sâu nghiên cứu về lịch sử Hòa Bình thời kỳ trung đại và cho ra đời những cuốn sách được đánh giá cao về chuyên môn. Ông là nhà văn, nhà thơ Lê Va, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình.

Tích cực học tập để đổi mới sáng tạo

(HBĐT) - Chúng tôi gặp Thượng úy Đào Ngọc Hồng, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Công an tỉnh khi chị vừa trở về từ khóa đào tạo thạc sỹ Học viện An ninh nhân dân. Với thái độ cầu thị, ham học hỏi, Thượng úy Hồng cho rằng, để nắm chắc nghiệp vụ, vận dụng sáng tạo vào quá trình công tác đòi hỏi mỗi cán bộ phải tự học, tự rèn, tự tu dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác. Có như vậy, mỗi cán bộ mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nữ chiến sỹ quân y giỏi việc nước, đảm việc nhà

(HBĐT) - Làm lính đã vất vả, nhưng khi "phái yếu” làm chiến sỹ thì vất vả hơn gấp bội phần. Ấy vậy mà vượt qua mọi khó khăn, Thiếu tá Bùi Thị Du, nữ chiến sỹ quân y Ban CHQS huyện Tân Lạc luôn tiên phong nhận và hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng, được cấp trên đánh giá cao.

Nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Không chỉ xác định nuôi giun quế để phát triển kinh tế gia đình, cô gái trẻ Thanh Thủy xác định nuôi giun quế gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững và bảo vệ môi trường (BVMT).

Gương sáng đất Mường Vang

(HBĐT) - Nhập ngũ tháng 6/1969, sau 5 năm chiến đấu ở chiến trường B3 - Tây Nguyên, cuối năm 1973, thương binh Bùi Xuân Dương (SN 1947) xuất ngũ trở về quê hương Mường Vang - xóm Đồi, xã Bình Chân, nay là xã Vũ Bình (Lạc Sơn). Ông Dương nói vui, về đến nhà, vợ không nhận ra chồng, con không nhận ra bố, vì lúc nhập ngũ, ông là chàng trai lành lặn, khỏe mạnh. Nay, tay còng khoèo, người gầy, xanh xao, đó là hậu quả của những trận sốt rét ác tính ở vùng rừng núi đại ngàn B3 - Tây Nguyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục