Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh
(HBĐT) - Năm 1980, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh xung phong lên vùng cao Đồng Ruộng (Đà Bắc) dạy học. 5 năm công tác tại các trường vùng cao, suối sâu, dốc đá đều in dấu chân người giáo viên trẻ.
Khi được phân công về trường TH Kim Đồng, thị trấn Đà Bắc, chị có điều kiện sưu tầm nhiều mẩu chuyện về Bác Hồ. Chị đã về tận Hà Nội, dành tiền mua băng, đĩa, sách về Bác. Triệu Thị Thu Hà giờ đã là cán bộ lãnh đạo Tỉnh Đoàn nhưng vẫn nhớ như in câu chuyện Bác rất thương loài vật mà cô Thanh đã kể cách đây 20 năm. Nhờ sự dìu dắt của chị, Hà đã đoạt giải nhất tỉnh trong cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ. Liên tiếp những năm sau đó, những câu chuyện về Bác do chị truyền dạy đã giúp cho nhiều học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi. Tiêu biểu như em Nguyễn Thùy Linh giành giải đặc biệt trong cuộc thi kể chuyện theo sách thiếu nhi do Tỉnh Đoàn tổ chức năm 1997. Tại cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” toàn tỉnh năm 2007, Bàn Anh Thư - một học sinh dân tộc Dao đã đạt giải nhất và tiếp tục đứng đầu khu vực 32 tỉnh, thành phía Bắc, rồi giành giải ba quốc gia.
Với tâm niệm, mình sưu tầm và thuộc nhiều câu chuyện về Bác nhưng nếu chỉ mình biết thì hiệu qủa sẽ không cao. Vì vậy, chị đã tham gia cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh huyện Đà Bắc và đạt giải ba. Trong giảng dạy, chị thường đưa hình ảnh Bác vào những giờ ngoại khóa. CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động làm cháy lên lửa lòng của cô giáo nơi vùng cao. Chia nhỏ những nội dung học tập thành các chuyên đề, trò chơi - sáng kiến đó đã làm cho tấm gương của Bác trở nên gần gũi ngay cả thiếu nhi cũng học và làm theo bằng những việc làm cụ thể, hàng ngày. Các em đã lập được hộp phấn dùng chung, quyên góp hàng nghìn bộ quần áo cũ tặng bạn nghèo. Những câu chuyện về Bác còn được chính các em kể trên loa cho các bạn, các cô trong trường cùng nghe và rút ra bài học cho mình. Với cách làm như vậy, trong 30 năm công tác, nhiều thế hệ học sinh đã được nghe kể về tấm gương đạo đức của Bác. Ngoài ra, trong giảng dạy, chị thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, thiết kế bài giảng trên máy tính.
Trong nhiều năm giảng dạy, cô chưa hề có học sinh lưu ban hoặc ngồi nhầm lớp. Chất lượng giảng dạy và giáo dục do lớp cô chủ nhiệm năm nào cũng vượt chỉ tiêu và có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi. Nếu chỉ tính bình quân mỗi năm có 15 em đạt học sinh giỏi các cấp, chặng đường 30 năm công tác của cô đã có vài trăm học sinh đạt giải các cấp. Bản thân cô nhiều năm đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, năm học 2008 - 2009 đạt giáo viên giỏi cấp quốc gia. Năm 2010, cô được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú và được tặng bằng khen trong thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.
(HBĐT) - Nhanh nhẹn, nhiệt tình và cẩn trọng, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được ở anh, người đàn ông thích phiêu lưu, mạo hiểm. Anh là Dương Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong), người đã có công phát hiện ra quần thể hang động thiên nhiên kỳ thú mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa sau một lần đến.
(HBĐT) - Tôi gặp Kiên khi anh vừa trở về từ các bản làng vùng cao của huyện Mai Châu, trên gương mặt vẫn còn vương bụi đường. Bên ly cà phê nóng ấm nơi thị trấn vùng cao lạnh giá, cái “duyên” của một chàng trai người Kinh với thung lũng mộng mơ và văn hóa Thái ở huyện Mai Châu dần dần được Kiên bộc bạch.
(HBĐT) - Ngày tạm biệt vườn cam, rãnh mía quê nhà Bắc Phong (Cao Phong) theo chị gái ra mắt ban huấn luyện đội tuyển xe đạp Hoà Bình, “cô bé vàng” Bùi Thị Quyên mới 15 tuổi (năm 2006). ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Quyên còn mơ hồ lắm về thể thao, về bộ môn xe đạp, nhất là đua xe đạp địa hình (đổ đèo, băng đồng).
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị An sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Anh trai chị hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1973, chị trở thành người con của gia đình chính sách. Mặc dù hoàn cảnh kh;ó khăn về điều kiện kinh tế nhưng với bản lĩnh của người con gái dân tộc Mường chân chất, giàu nghị lực, chị đã vươn lên trong mọi lĩnh vực học tập, công tác.
(HBĐT) - Cô giáo Vũ Thị Hồng Mến, trường THPT Lạc Thủy B yêu trẻ, trăn trở với nghề. Cô luôn tâm niệm dạy cho học trò dễ hiểu, tiếp thu nhanh và tạo ra hiệu quả cao từ mỗi giờ lên lớp.