Chị Nguyễn Thị Liên.
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Liên (ảnh) ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) được tín nhiệm bầu là đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011. Qua một nhiệm kỳ tham gia công tác HĐND, chị Liên đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt vai trò của người đại biểu dân cử.
Gặp chị vào một ngày khi kỳ họp thứ 22, kỳ họp tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm 2004-2011 sắp diễn ra, chị Liên tâm sự: HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2011 có thời gian kéo dài 7 năm, thời gian hoạt động với vai trò là người đại biểu dân cử đã giúp chị có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, từng bước trưởng thành hơn. Những kỳ họp đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn phát biểu, chất vấn, dần dần chị đã tự tin hơn, tại các kỳ họp đã tham gia phát biểu, đề đạt, truyền tải ý kiến, kiến nghị của cử tri. Không chỉ tham gia công tác hội đồng, chị còn là thành viên Ban công tác mặt trận thị trấn, ủy viên BCH Hội Nông dân, Chi hội trưởng phụ nữ khu 2, đồng thời, tích cực chăm lo, phát triển kinh tế gia đình. Gia đình chị cũng là một trong những hộ có kinh tế phát triển khá của thị trấn. Công việc xã hội, gia đình bận rộn nên chị luôn phải khéo léo thu xếp hài hoà để hoàn thành tốt mọi việc. Là đại biểu dân cử, chị tâm niệm phải làm sao để xứng đáng với vai trò là người đại diện nói lên tiếng nói của cử tri. Ngoài tham gia đoàn tiếp xúc cử tri, chị còn thường xuyên nắm bắt thông tin, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri thông qua các cuộc họp, hội nghị của thôn, xóm và từ chính trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày với các cử tri. Chị cũng đến các xã khác trong huyện để nắm bắt ý kiến cử tri được sâu rộng hơn. Tuy nhiên, do đại biểu cơ sở của huyện chỉ có một người nên phần nào hạn chế không thể đến hết được các xã trên địa bàn. Nhiều vấn đề chị có ý kiến phát biểu trong các kỳ họp được cử tri đồng tình như: hỗ trợ thiệt hại do mưa lũ ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực hạ lưu sông Đà; thực hiện BHYT còn nhiều bất cập; tình trạng cắt điện nhiều gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp...
Nhìn lại quá trình hoạt động của mình, chị Liên cho rằng do còn hạn chế về năng lực nên kết quả chưa đạt được như mong muốn. Để hoạt động của HĐND có hiệu quả hơn, trong nhiệm kỳ tới, HĐND cần quan tâm hơn đến đào tạo, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đại biểu HĐND, nhất là đối với đại biểu cơ sở, tạo điều kiện để có thể tự tin phát biểu truyền tải được ý kiến của cử tri tại các kỳ họp. Các cuộc tiếp xúc cử tri cần tổ chức nhiều và đều khắp các địa bàn hơn, không chỉ tập trung ở một địa điểm. Đối với những ý kiến của đại biểu cơ sở, HĐND, các ngành chức năng cần xem xét trả lời hoặc có văn bản gửi đến đại biểu, tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại địa phương.
Hà Thu
(HBĐT) - Tháng 12/2010, cùng với 100 thanh niên trong toàn quốc, trong đó có 19 thanh niên người dân tộc thiểu số, anh Bùi Văn Năng, xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được T.Ư Đoàn trao tặng giải thường Lương Đình Của dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” lần thứ V.
(HBĐT) - Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, CCB Nguyễn Văn Trường, chi hội hội CCB xóm Cao Đường, xã Cao Dương (Lương Sơn) cho biết: để có được cơ ngơi như ngày hôm nay là sự nỗ lực của cả gia đình từ nhiều năm qua.
(HBĐT)- Cứ mỗi mùa mưa đến, nhân dân thôn Đầm Rái, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) lại nhớ đến những ngày khi chưa có cây cầu bắc qua sông Bùi. Khi ấy, họ thầm cảm ơn nguời thanh niên đã mạnh dạn đưa ý tưởng bắc cầu qua sông, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân. Anh chính là Phùng Thanh Sơn, Bí thư Đoàn xã Nhuận Trạch.
(HBĐT) - Đến thăm mô hình phát triển kinh tế rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Tài ở xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) mới thấy hết nỗ lực của người CCB này. Anh cho biết: Năm 1983, sau khi rời quân ngũ, trở về cuộc sống thường ngày với không ít khó khăn, mặc dù chăm chỉ lao động - sản xuất nhưng kinh tế cũng chỉ đủ ăn. Khi lấy vợ, sinh con, gia đình anh lại càng túng bấn.
(HBĐT) - Nói đến chị Nguyễn Thị Tuyết, Bí thư Đoàn xã Sào Báy (Kim Bôi), người dân trong xã đều trầm trồ khen ngợi chị là cán bộ đoàn gương mẫu, năng động.
(HBĐT) - Năm 1980, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh xung phong lên vùng cao Đồng Ruộng (Đà Bắc) dạy học. 5 năm công tác tại các trường vùng cao, suối sâu, dốc đá đều in dấu chân người giáo viên trẻ.