(HBĐT) - Nói đến chị Nguyễn Thị Tuyết, Bí thư Đoàn xã Sào Báy (Kim Bôi), người dân trong xã đều trầm trồ khen ngợi chị là cán bộ đoàn gương mẫu, năng động.
Năm 1993, sau khi tốt nghiệp THPT, chị Tuyết được tín nhiệm bầu làm bí thư chi đoàn xóm Báy, xã Sào Báy. Đến năm 1999, ở tuổi 23, chị được bầu làm Bí thư Đoàn xã Sào Báy. ở thời kỳ này, đời sống của nhiều hộ ĐV-TN trong xã còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều thanh niên thiếu việc làm phải đi làm thuê ở khắp nơi, vậy mà vẫn không thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trước tình hình đó, chị Tuyết luôn trăn trở suy nghĩ phải tìm ra hướng đi mới để thanh niên phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Năm 2002, chị đã mạnh dạn đứng ra tín chấp với Ngân hàng CS-XH huyện vay 50 triệu đồng cho 10 đoàn viên phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Kết quả sau một năm, mỗi mô hình đã có số thu hàng chục triệu đồng. Bên cạnh đó, chị đã phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trạm KN-KL mở các lớp chuyển giao KH-KT về chăn nuôi, trồng trọt cho đội ngũ ĐV-TN. Qua đó giúp các đoàn viên có kiến thức phát triển kinh tế. Mặt khác, chị đã khai thác, tận dụng các nguồn vốn vay để hỗ trợ thanh niên, mở rộng trang trại phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao. Đến hết 6 tháng năm 2010, các ĐV-TN xã Sào Báy đang sử dụng tổng số vốn gần 1,7 tỉ đồng từ Ngân hàng CS-XH huyện.
Nhờ phát triển kinh tế có hiệu quả nên đến này, Đoàn xã Sào Bày chỉ còn 3 hộ nghèo do đoàn viên làm chủ hộ. Chị Tuyết không chỉ là Bí thư đoàn năng động mà còn là người vợ, người mẹ đảm đang, mẫu mực trong gia đình. Ngoài giờ làm việc hành chính tại công sở, chị lại tham gia cùng chồng, con chăm sóc trên 3 ha màu, gần 1 ha lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Với những thành tích đạt được, vừa qua, chị Tuyết đã vinh dự là đại biểu đại diện cho tuổi trẻ huyện Kim Bôi tham dự hội nghị tuyên dương thanh niên tiêu biểu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2010 và được UBND huyện tặng giấy khen gia đình văn hóa giai đoạn 2000-2010. Chị Nguyễn Thị Tuyết thật xứng đáng là người cán bộ đoàn gương mẫu để các ĐV-TN học tập, làm theo.
Hồng Toán
(Đài Kim Bôi)
(HBĐT) - Đầu năm 2011, theo đoàn công tác Công an tỉnh tham dự hội nghị giáp ranh về ANTT giữa huyện Nho Quan (Ninh Bình) và huyện Yên Thuỷ, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Lê Biên Phòng, Trưởng Công an xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ).
(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.
(HBĐT) - Nhanh nhẹn, nhiệt tình và cẩn trọng, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được ở anh, người đàn ông thích phiêu lưu, mạo hiểm. Anh là Dương Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong), người đã có công phát hiện ra quần thể hang động thiên nhiên kỳ thú mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa sau một lần đến.
(HBĐT) - Tôi gặp Kiên khi anh vừa trở về từ các bản làng vùng cao của huyện Mai Châu, trên gương mặt vẫn còn vương bụi đường. Bên ly cà phê nóng ấm nơi thị trấn vùng cao lạnh giá, cái “duyên” của một chàng trai người Kinh với thung lũng mộng mơ và văn hóa Thái ở huyện Mai Châu dần dần được Kiên bộc bạch.
(HBĐT) - Ngày tạm biệt vườn cam, rãnh mía quê nhà Bắc Phong (Cao Phong) theo chị gái ra mắt ban huấn luyện đội tuyển xe đạp Hoà Bình, “cô bé vàng” Bùi Thị Quyên mới 15 tuổi (năm 2006). ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Quyên còn mơ hồ lắm về thể thao, về bộ môn xe đạp, nhất là đua xe đạp địa hình (đổ đèo, băng đồng).
(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị An sinh ra, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Anh trai chị hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1973, chị trở thành người con của gia đình chính sách. Mặc dù hoàn cảnh kh;ó khăn về điều kiện kinh tế nhưng với bản lĩnh của người con gái dân tộc Mường chân chất, giàu nghị lực, chị đã vươn lên trong mọi lĩnh vực học tập, công tác.