Anh Bùi Văn Năng (ảnh trái) - giải thưởng Lương Đình Của năm 2010, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình cho cán bộ đoàn xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi.

Anh Bùi Văn Năng (ảnh trái) - giải thưởng Lương Đình Của năm 2010, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình cho cán bộ đoàn xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi.

(HBĐT) - Tháng 12/2010, cùng với 100 thanh niên trong toàn quốc, trong đó có 19 thanh niên người dân tộc thiểu số, anh Bùi Văn Năng, xóm Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được T.Ư Đoàn trao tặng giải thường Lương Đình Của dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” lần thứ V.

 

Cầm trên tay cúp giải thưởng Lương Đình Của cùng tấm ảnh chụp tại Hà Nội, anh Bùi Văn Năng (32 tuổi) vẫn không quên giây phút hạnh phúc đó. Nhìn ra cánh đồng mía tím đã được thương lái mua trọn gói, anh đã có những phút trải lòng. Lớn lên, đến tuổi thanh niên, thấy gia cảnh còn có nhiều khó khăn. Bố mẹ cả đời gắn bó với sắn, khoai, chăm chỉ làm ăn mà chẳng khá được. Chính điều đó đã khiến anh suy nghĩ rất nhiều: làm gì, trồng cây con gì để phát triển kinh tế. Lúc đó, phong trào trồng mía tím, mía trắng nở rộ ở Đồng Ngoài. Điều đầu tiên anh bàn với bố mẹ là phải có thêm đất trồng, mở rộng diện tích; vay vốn ngân hàng để đầu tư, thâm canh nhằm đạt được kết quả cao nhất. Từ 1.000 - 2.000m2 ban đầu, rồi nâng dần đến 4.000 - 5.000 m2, đến 2 năm 2009-2010, gia đình anh đã mở rộng diện tích lên 1,5 ha mía tím, mía trắng. Để cây mía ngọt, mềm, cây to, thẳng, đẹp mã, anh đã kiên trì tích cóp kiến thức, dày công học hỏi nhiều người, nhiều nơi trong vòng 15 năm. Khi có nhiều diện tích phải sử dụng nhân công lao động trong vùng (có lúc đông nhất lên đến 10 người, lúc ít có 2 người), anh vẫn luôn hướng dẫn họ cùng tuân thủ theo. Bản thân anh đã thấy mình “lành nghề” trong canh tác mía. Sau nhiều năm “bén duyên” với mía, năm 2010 là năm thành công nhất của gia đình anh khi cánh đồng mía cho tổng thu gần 300 triệu đồng (chưa kể chi phí hết 80 triệu đồng).

 

Có bố mẹ động viên, hỗ trợ, vợ chăm lo việc nhà, anh đã đầu tư thêm mở rộng sản xuất, hoàn thiện mô hình vườn - ao - chuồng. Vài năm gần đây, gia đình còn nuôi 300 con gà ri trong vườn, trồng 7 ha keo, thả cá (mỗi năm thu 15 triệu đồng tiền cá), trồng 320 cây nhãn…Chính nguồn thu được cho là “lẻ tẻ” đó đã tạo, đỡ cho anh những lúc khát vốn, cần vốn…

 

Được biết, chăm lo làm ăn cho gia đình mình nhưng anh tích cực tham gia các hoạt động của chi đoàn thanh niên, chi hội nông dân… Nhiều người dân trong và ngoài xóm đến với anh để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình vẫn được anh chia sẻ. Điều đặc biệt nữa là anh đang là cầu nối cho nhiều hộ trồng mía ở Đồng Ngoài với các thương lái để cây mía được bán, mua thuận lợi hơn… Năm 2001, anh cũng đã được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

                                                                                 

 

                                                                                           Bùi Huy

 

Các tin khác

CCB Nguyễn Văn Trường xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu quy trình sản xuất gạch bêtông tại cơ sở sản xuất của mình.
ĐVTN Nhuận Trạch (Lương Sơn) tình nguyện đóng góp ngày công xây dựng cầu.
CCB Nguyễn Văn Tài, xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) chăm sóc vườn rừng của gia đình.
Không có hình ảnh

Chuyện về một nhà giáo làm theo gương Bác

(HBĐT) - Năm 1980, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh xung phong lên vùng cao Đồng Ruộng (Đà Bắc) dạy học. 5 năm công tác tại các trường vùng cao, suối sâu, dốc đá đều in dấu chân người giáo viên trẻ.

Làm giàu từ phát triển kinh tế đa dạng

(HBĐT) - Xuất ngũ năm 1989, CCB Hà Văn Quang, xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế gia đình với mô hình kinh tế đa dạng: trồng luồng kết hợp với nuôi cá dầm xanh, kinh doanh dịch vụ và dựng nhà sàn. Từ phát triển và mở rộng mô hình kinh tế, hàng năm thu nhập của gia đình ông đạt trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương tối thiểu trên 1 triệu đồng/tháng.

Chuyện về người phụ nữ “mê” làm du lịch ở Pom Coọng

(HBĐT) - Du khách đã một lần đến với Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, ít ai có thể quên những ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ấm cúng, những khúc nhạc vui từ điệu múa sạp, múa xòe, điệu khắp của chàng trai, cô gái Thái làm mê đắm lòng người. Nhưng có lẽ, điều ấn tượng nhất trong lòng mỗi du khách là sự niềm nở, tận tình của người dân nơi đây, đặc biệt là đối với chị Hà Thị Chung (trong ảnh), một trong những người đi đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng của xóm.

Bền chí trồng rừng

(HBĐT) - Ở tuổi ngoài 40 mươi, anh Bùi Văn Nhinh ở xóm Khoang, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã làm nhiều nghề từ làm thuê, đào đãi vàng, rồi buôn trâu, kinh doanh dịch vụ vận tải. Năm 2001, anh có ý tưởng làm giàu từ nghề rừng, mạnh dạn dùng số vốn dành dụm, chấp nhận cả việc bán toàn bộ số trâu, bò gần 20 con và tài sản lớn nhất là chiếc xe ôtô chuyên chở vật liệu xây dựng để đầu tư trồng rừng.

Bản lĩnh của Trưởng công an xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Đầu năm 2011, theo đoàn công tác Công an tỉnh tham dự hội nghị giáp ranh về ANTT giữa huyện Nho Quan (Ninh Bình) và huyện Yên Thuỷ, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Lê Biên Phòng, Trưởng Công an xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ).

Những nông dân tỷ phú vùng cam

(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục