NTK trẻ Tuấn Anh thành danh với thời trang comples - veston.

NTK trẻ Tuấn Anh thành danh với thời trang comples - veston.

(HBĐT) - Với phong cách thời trang chuyên nghiệp và một gu thẩm mỹ rất riêng, nhà may Tuấn Anh chuyên comples – veston cao cấp hiện đã có thương hiệu tại Hoà Bình. Tên tuổi của nhà thiết kế trẻ Tuấn Anh ngày càng được nhiều người biết đến.

 

Chọn cho mình con đường khó đi nhất, đó là chuyên về comples – veston), Tuấn Anh đã dành khoảng thời gian gần 2 năm học tại Sài Gòn, tiếp đó là theo học thiết kế tại nước Anh trong 3 năm (từ năm 2000 - 2002). “Năng khiếu & đam mê đã giúp tôi có được những thành công” – Ông chủ nhà may tâm sự. Với hoàn cảnh gia đình không khá giả, anh đã phải rất quyết tâm và nỗ lực đeo đuổi nghề may. Theo anh, thời trang comples – veston đòi hỏi tính thẩm mĩ rất cao. Một bộ comples chuẩn phải đạt được các yếu tố kiểu dáng tinh xảo, vai vuông, đứng. Theo xu thế thời trang, Tuấn Anh thường xuyên cập nhật mẫu mới, quan tâm nhiều nhất những mẫu comples của Tây Âu thích nghi với thị hiếu khách hàng. Đặc biệt là toàn bộ các đơn đặt của khách đều do một tay Tuấn Anh đo, thiết kế.

 

Nhiều người đến với nhà may Tuấn Anh đã trầm trồ, so sánh đây chẳng khác nào một “thế giới thời trang đàn ông” thu nhỏ, ngoài comples – veston do chính chủ nhân nhà may Tuấn Anh thiết kế còn có riêng một cửa hàng trưng bày hàng trăm kiểu dáng comples – veston của các hãng thời trang có tiếng trong, ngoài nước. Cung cấp hàng thời trang forman từ A đến Z cũng là nét riêng, khác biệt và duy nhất chỉ có ở Tuấn Anh chuyên comples – veston. Đến đây, các đấng mày râu hoàn toàn bị thuyết phục khi khoác lên mình bộ comples sang trọng, lịch lãm và hợp mode. Bên cạnh đó còn được cung cấp và tư vấn phụ trang nam cao cấp từ caravat, áo sơmi, kính, ví, giầy, mũ, khăn đến các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc, da.

 

Trước đây, những khách hàng cầu kỳ, khó tính thường về tận Hà Nội để đóng comples. Từ khi đến với nhà may Tuấn Anh, họ không còn phải đặt may xa mà vẫn có được bộ comples hợp thời trang và chuẩn mực từ chất liệu, kiểu dáng đến đường may, lát cắt. Anh Dũng - một khách hàng quen thuộc của nhà may chia sẻ: Nhiều năm nay, mình luôn yên tâm, tin chọn nhà may Tuấn Anh. Với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ đối tác, mình đã may đo không dưới 5 bộ comples mỗi năm mặc thay đổi, tất cả đều nhờ Tuấn Anh tư vấn, thiết kế. Mình hài lòng bởi đóng comples ở đây rất nhiều nhưng chưa lần nào phải chỉnh sửa vì bao giờ cũng là Tuấn Anh tự tay đo, cắt, tự tay thiết kế giúp mình có những bộ chuẩn, hợp dáng người.

 

Phương thức phục vụ khách hàng chuyên nghiệp cũng là một thế mạnh riêng có ở cửa hàng thời trang for men và nhà may Tuấn Anh chuyên comples – veston. Những năm qua, dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của Tuấn Anh được khách hàng hài lòng, ủng hộ bởi cách tiếp đón nồng hậu, chân thành. Nhà may Tuấn Anh nhận giặt là miễn phí comples – veston do Tuấn Anh cung cấp trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm. Các sản phẩm hiện có tại cửa hàng thời trang for men của Tuấn Anh đều được đảm bảo thương hiệu cũng như quyền lợi của khách hàng.

 

Thành danh với ngành thời trang comples – veston, cuộc sống của nhà thiết kế Tuấn Anh có không ít áp lực. Một ngày của anh thường bắt đầu từ 6 h và thường kết thúc vào 1 h sáng hôm sau. Mùa đông cũng là mùa đông khách nhất trong năm, Tuấn Anh nhận đóng không dưới 1.200 bộ comples riêng khách lẻ, bình quân mỗi tháng, anh đóng hơn 300 bộ cho khách. Chia sẻ khó khăn với người khuyết tật như em Ước, em Tuyết ở xóm Sẩy, xã Thái Bình, nhà may đã dạy nghề và nhận các em vào làm thợ phụ với mức thù lao từ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Hiện tại, nhà may có 30 công nhân chuyên phụ may, một số là thợ kỹ thuật cao lấy từ Huế, Đà Nẵng. Nói về những dự định tương lai, nhà thiết kế Tuấn Anh tâm sự: Có được thương hiệu đã khó nhưng để giữ được thương hiệu còn khó hơn, đòi hỏi nhà may phải nỗ lực không ngừng. Tuấn Anh đang chuẩn bị các điều kiện để phát triển thương hiệu thông qua thành lập công ty và mở xưởng may.

 

                                                                            Lạc Bình

 

Các tin khác

Em Hương đang trao đổi bài với cô giáo trong học tập.
Bác sỹ Hiển chăm sóc vết thương cho một bệnh nhân bị chấn thương sọ não đang được điều trị tại Khoa
Anh Bùi Văn Năng (ảnh trái) - giải thưởng Lương Đình Của năm 2010, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình cho cán bộ đoàn xã Vĩnh Tiến - Kim Bôi.
CCB Nguyễn Văn Trường xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu quy trình sản xuất gạch bêtông tại cơ sở sản xuất của mình.

Người thanh niên nối những bờ vui

(HBĐT)- Cứ mỗi mùa mưa đến, nhân dân thôn Đầm Rái, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) lại nhớ đến những ngày khi chưa có cây cầu bắc qua sông Bùi. Khi ấy, họ thầm cảm ơn nguời thanh niên đã mạnh dạn đưa ý tưởng bắc cầu qua sông, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho nhân dân. Anh chính là Phùng Thanh Sơn, Bí thư Đoàn xã Nhuận Trạch.

Người CCB vượt khó làm giàu

(HBĐT) - Đến thăm mô hình phát triển kinh tế rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Tài ở xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) mới thấy hết nỗ lực của người CCB này. Anh cho biết: Năm 1983, sau khi rời quân ngũ, trở về cuộc sống thường ngày với không ít khó khăn, mặc dù chăm chỉ lao động - sản xuất nhưng kinh tế cũng chỉ đủ ăn. Khi lấy vợ, sinh con, gia đình anh lại càng túng bấn.

Bí thư đoàn xã Sào Báy gương mẫu, năng động

(HBĐT) - Nói đến chị Nguyễn Thị Tuyết, Bí thư Đoàn xã Sào Báy (Kim Bôi), người dân trong xã đều trầm trồ khen ngợi chị là cán bộ đoàn gương mẫu, năng động.

Chuyện về một nhà giáo làm theo gương Bác

(HBĐT) - Năm 1980, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh xung phong lên vùng cao Đồng Ruộng (Đà Bắc) dạy học. 5 năm công tác tại các trường vùng cao, suối sâu, dốc đá đều in dấu chân người giáo viên trẻ.

Làm giàu từ phát triển kinh tế đa dạng

(HBĐT) - Xuất ngũ năm 1989, CCB Hà Văn Quang, xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế gia đình với mô hình kinh tế đa dạng: trồng luồng kết hợp với nuôi cá dầm xanh, kinh doanh dịch vụ và dựng nhà sàn. Từ phát triển và mở rộng mô hình kinh tế, hàng năm thu nhập của gia đình ông đạt trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương tối thiểu trên 1 triệu đồng/tháng.

Chuyện về người phụ nữ “mê” làm du lịch ở Pom Coọng

(HBĐT) - Du khách đã một lần đến với Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, ít ai có thể quên những ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ấm cúng, những khúc nhạc vui từ điệu múa sạp, múa xòe, điệu khắp của chàng trai, cô gái Thái làm mê đắm lòng người. Nhưng có lẽ, điều ấn tượng nhất trong lòng mỗi du khách là sự niềm nở, tận tình của người dân nơi đây, đặc biệt là đối với chị Hà Thị Chung (trong ảnh), một trong những người đi đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng của xóm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục