CCB Nguyễn Văn Trường xã Cao Dương (Lương Sơn) giới thiệu quy trình sản xuất gạch bêtông tại cơ sở sản xuất của mình.
(HBĐT) - Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, CCB Nguyễn Văn Trường, chi hội hội CCB xóm Cao Đường, xã Cao Dương (Lương Sơn) cho biết: để có được cơ ngơi như ngày hôm nay là sự nỗ lực của cả gia đình từ nhiều năm qua.
Quê ở Vĩnh Phúc, năm 1975, tôi lên đường làm nghĩa vụ. Sau 6 năm phục vụ trong quân ngũ, năm 1981, tôi phục viên và xây dựng gia đình, mặc dù rất yêu mến mảnh đất Vĩnh Phúc giàu truyền thống nhưng tôi quyết định cùng vợ ở lại xã Cao Dương để lập nghiệp với tâm huyết, tinh thần của người lính mong muốn tiếp tục đóng góp công sức xây dựng vùng đất đã một thời trong quân ngũ. Những ngày đầu phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, thiếu thốn.
Năm 1992, cùng với việc tham gia làm công tác quản lý điện tại HTX điện năng xã Cao Dương, ông Trường đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức về KHKT vào trồng trọt, chăn nuôi trong gia đình. Nhờ có thời gian trong quân đội được đi qua nhiều nơi, được học hỏi nhiều điều, nên ngay năm đầu tiên áp dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã cho những kết quả rõ rệt, giúp gia đình từng bước cải thiện cuộc sống.
Giữa những năm 90, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ nhân dân XĐ -GN, khuyến khích làm giàu chính đáng, Hội CCB phát động phong trào thi đua CCB quyết không chịu đói nghèo, ông bàn với gia đình chuyển sang ngành nghề SX -KD mới. Qua học tập kinh nghiệm một người bạn, ông tiếp tục chuyển sang nghề sản xuất gạch bê tông. Với vốn nghề cơ khí tự học giúp ông có ý tưởng sản xuất máy ép gạch ngay tại khu vườn nhà. Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng No &PTNT huyện và những đồng đội trong chi hội CCB xóm Cao Đường đã giúp đỡ về các thủ tục thành lập cơ sở sản xuất gạch bê tông, được cấp uỷ, chính quyền giúp đỡ tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nguồn điện... nên cơ sở sản xuất gạch đã nhanh chóng được đi vào hoạt động. Với mức đầu tư ban đầu gần 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc và mua nguyên liệu sản xuất. Đầu năm 2007, cơ sở sản xuất gạch đã bắt đầu cho ra những sản phẩm đầu tiên. Trong tháng đầu sản xuất, với công suất từ 2.700 - 3000 viên /ngày, sản phẩm làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Do gạch bê tông của cơ sở làm ra đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp nên nhiều người ở các địa phương khác tham quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn, việc sản xuất ngày càng ổn định. Năm đầu tiên, trừ chi phí gia đình thu lãi từ 60-70 triệu đồng. Sau 3 năm sản xuất gạch bê tông, tiết kiệm được số vốn kha khá, năm 2010, gia đình đã quyết định dùng số tiền tiết kiện đầu tư mua ô tô tải để vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và giao sản phẩm đến tận nơi cho nhân dân trong vùng. Hiện, cơ sở đang sản xuất 2 loại gạch cùng kích cỡ nhưng cường độ chịu lực khác nhau, giá bán ra 1.600 đồng và 2.000 đồng /viên. Cơ sở của gia đình đã tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động là CCB và con em CCB trong xóm với mức thu nhập bình quân từ 1.500.000 - 1800.000 đồng /người/tháng.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Xuất ngũ năm 1989, CCB Hà Văn Quang, xóm Lọng, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế gia đình với mô hình kinh tế đa dạng: trồng luồng kết hợp với nuôi cá dầm xanh, kinh doanh dịch vụ và dựng nhà sàn. Từ phát triển và mở rộng mô hình kinh tế, hàng năm thu nhập của gia đình ông đạt trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức lương tối thiểu trên 1 triệu đồng/tháng.
(HBĐT) - Du khách đã một lần đến với Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, ít ai có thể quên những ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ấm cúng, những khúc nhạc vui từ điệu múa sạp, múa xòe, điệu khắp của chàng trai, cô gái Thái làm mê đắm lòng người. Nhưng có lẽ, điều ấn tượng nhất trong lòng mỗi du khách là sự niềm nở, tận tình của người dân nơi đây, đặc biệt là đối với chị Hà Thị Chung (trong ảnh), một trong những người đi đầu trong việc phát triển du lịch cộng đồng của xóm.
(HBĐT) - Ở tuổi ngoài 40 mươi, anh Bùi Văn Nhinh ở xóm Khoang, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã làm nhiều nghề từ làm thuê, đào đãi vàng, rồi buôn trâu, kinh doanh dịch vụ vận tải. Năm 2001, anh có ý tưởng làm giàu từ nghề rừng, mạnh dạn dùng số vốn dành dụm, chấp nhận cả việc bán toàn bộ số trâu, bò gần 20 con và tài sản lớn nhất là chiếc xe ôtô chuyên chở vật liệu xây dựng để đầu tư trồng rừng.
(HBĐT) - Đầu năm 2011, theo đoàn công tác Công an tỉnh tham dự hội nghị giáp ranh về ANTT giữa huyện Nho Quan (Ninh Bình) và huyện Yên Thuỷ, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Lê Biên Phòng, Trưởng Công an xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ).
(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.
(HBĐT) - Nhanh nhẹn, nhiệt tình và cẩn trọng, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được ở anh, người đàn ông thích phiêu lưu, mạo hiểm. Anh là Dương Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong), người đã có công phát hiện ra quần thể hang động thiên nhiên kỳ thú mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa sau một lần đến.