CCB Nguyễn Văn Tài, xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) chăm sóc vườn rừng của gia đình.

CCB Nguyễn Văn Tài, xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) chăm sóc vườn rừng của gia đình.

(HBĐT) - Đến thăm mô hình phát triển kinh tế rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Tài ở xóm Om Làng, xã Cao Dương (Lương Sơn) mới thấy hết nỗ lực của người CCB này. Anh cho biết: Năm 1983, sau khi rời quân ngũ, trở về cuộc sống thường ngày với không ít khó khăn, mặc dù chăm chỉ lao động - sản xuất nhưng kinh tế cũng chỉ đủ ăn. Khi lấy vợ, sinh con, gia đình anh lại càng túng bấn.

 

Với bản chất bộ đội Cụ Hồ, anh đã quyết tâm vươn lên đẩy lùi đói nghèo. Năm 1988, thấy nhu cầu về vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và hàng hoá tăng lên, anh bàn với vợ dốc toàn bộ vốn liếng của gia đình, vay thêm của bạn bè để đầu tư mua 1 xe công nông. Từ đó, anh chuyên chở hàng, vật liệu xây dựng cho bà con trong làng, xã. Sau nhiều năm góp phần giải quyết nhu cầu vận chuyển hàng hoá trên địa bàn, làm ăn có uy tín, anh làm không hết việc, thu nhập nhờ đó cũng tăng lên. Vợ chồng anh đã trả hết nợ và xây được ngôi nhà kiên cố, mua sắm các vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.

 

Không dừng lại ở đó, CCB Nguyễn Văn Tài lại quyết định trồng rừng phát triển kinh tế. Năm 1997, Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân, gia đình anh nhận 14 ha và bắt đầu trồng keo kết hợp với chăn nuôi. Qua học tập, nghiên cứu tài liệu mở mang kiến thức, đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế đồi rừng, anh đưa tiến bộ KHKT mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của gia đình. Với diện tích rừng được giao, gia đình anh đã làm thủ tục xin vay vốn ngân hàng đầu tư tổng số vốn ban đầu 70 triệu đồng (5 triệu đồng/ ha). Những ngày đầu trồng rừng quả lắm gian nan, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối mịt, anh cùng vợ gánh cây giống, thuê thêm người cuốc hố, gánh phân lên đồi trồng cây. Vừa trồng rừng, chăm sóc cây non, anh vừa kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, ngan, ngỗng... Năm 2000, thấy thị trường tiêu thụ mạnh các sản phẩm chăn nuôi như gà thả đồi, lợn, CCB Nguyễn Văn Tài đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi gà, lợn. Nghĩ là làm, anh mày mò tìm hiểu đặc tính, cách chăn nuôi rồi đi tham quan các mô hình trong, ngoài huyện, đầu tư vốn mua con giống. Hàng năm, đàn lợn của gia đình anh cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Sau 7 năm vất vả chăm sóc vườn rừng, vụ thu đầu tiên đã cho những kết quả khả quan (trừ chi phí) gia đình anh đã thu về gần 400 triệu đồng. Hiện tại, gia đình đang tiếp tục trồng rừng theo chu kỳ thứ 2 (5 năm) và dự kiến sau hơn 1 năm nữa sẽ cho thu hoạch. Nếu theo giá thị trường hiện nay 50 triệu đồng/ha, đến năm 2012, gia đình anh sẽ thu về khoảng 700 triệu đồng.

 

Vươn lên làm giàu một cách chính đáng, CCB Nguyễn Văn Tài là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương.

 

 

                                                                                         Hoàng Huy

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thanh
Gia đình ông Hà Văn Chung có 1000 m2 diện tích ao nuôi cá dầm xanh cho thu nhập cao.

Bền chí trồng rừng

(HBĐT) - Ở tuổi ngoài 40 mươi, anh Bùi Văn Nhinh ở xóm Khoang, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã làm nhiều nghề từ làm thuê, đào đãi vàng, rồi buôn trâu, kinh doanh dịch vụ vận tải. Năm 2001, anh có ý tưởng làm giàu từ nghề rừng, mạnh dạn dùng số vốn dành dụm, chấp nhận cả việc bán toàn bộ số trâu, bò gần 20 con và tài sản lớn nhất là chiếc xe ôtô chuyên chở vật liệu xây dựng để đầu tư trồng rừng.

Bản lĩnh của Trưởng công an xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Đầu năm 2011, theo đoàn công tác Công an tỉnh tham dự hội nghị giáp ranh về ANTT giữa huyện Nho Quan (Ninh Bình) và huyện Yên Thuỷ, chúng tôi có dịp trò chuyện với anh Lê Biên Phòng, Trưởng Công an xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ).

Những nông dân tỷ phú vùng cam

(HBĐT) - Vào một ngày đầu xuân Tân Mão, chúng tôi có dịp trở lại thị trấn Cao Phong (Cao Phong) gặp gỡ, chuyện trò với những tỷ phú nông dân nơi vùng cam giờ đã thành thương hiệu.

Chuyện người tìm ra Thạch động hoa sơn

(HBĐT) - Nhanh nhẹn, nhiệt tình và cẩn trọng, đó là những điều mà chúng tôi cảm nhận được ở anh, người đàn ông thích phiêu lưu, mạo hiểm. Anh là Dương Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong), người đã có công phát hiện ra quần thể hang động thiên nhiên kỳ thú mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa sau một lần đến.

Thấm đẫm "duyên" người Thái

(HBĐT) - Tôi gặp Kiên khi anh vừa trở về từ các bản làng vùng cao của huyện Mai Châu, trên gương mặt vẫn còn vương bụi đường. Bên ly cà phê nóng ấm nơi thị trấn vùng cao lạnh giá, cái “duyên” của một chàng trai người Kinh với thung lũng mộng mơ và văn hóa Thái ở huyện Mai Châu dần dần được Kiên bộc bạch.

Nữ “cua-rơ” vàng trên đường đua toàn quốc

(HBĐT) - Ngày tạm biệt vườn cam, rãnh mía quê nhà Bắc Phong (Cao Phong) theo chị gái ra mắt ban huấn luyện đội tuyển xe đạp Hoà Bình, “cô bé vàng” Bùi Thị Quyên mới 15 tuổi (năm 2006). ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, Quyên còn mơ hồ lắm về thể thao, về bộ môn xe đạp, nhất là đua xe đạp địa hình (đổ đèo, băng đồng).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục