Để có thu nhập cao, hàng ngày, ông Bùi Thanh Dồn ở xóm Trớ, xã Quy Hậu miệt mài bên vườn bí, vườn dưa của mình.

Để có thu nhập cao, hàng ngày, ông Bùi Thanh Dồn ở xóm Trớ, xã Quy Hậu miệt mài bên vườn bí, vườn dưa của mình.

(HBĐT) - Nhiều năm nay, người dân ở xóm Trớ, xã Quy Hậu, huyện Tân Lạc luôn bảo ông Bùi Thanh Dồn là người “làm nửa năm, ăn cả năm” mà xây được nhà ba tầng và thu nhập trung bình mỗi năm vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

 

Sau khi nghỉ làm ở Đoàn điều tra rừng, ông Dồn ở nhà bắt tay vào làm ăn kinh tế. Nhà có mấy nghìn mét đất ông trồng mía và các loại rau màu khác để cải thiện cuộc sống. Năm đó, ở Tân Lạc có nhiều người ở huyện Lạc Thuỷ lên thuê đất trồng dưa hấu. Họ chỉ thuê đất ruộng lúa cấy 1 vụ trong vòng nửa năm, từ sau khi ăn tết đến đầu vụ cấy lúa mùa để trồng dưa hấu. Thấy họ ở xa đi thuê đất làm được có lãi, ông Dồn nghĩ tại sao người ở Tân Lạc có đất mà không làm. ông tìm mọi cách để học kinh nghiệm trồng dưa của họ. Khi đã có kiến thức về cây dưa, ông trồng thử nghiệm trên đất nhà ông và mượn đất ở những ruộng  bà con trồng lúa 1 vụ. Năm 1994, ông trồng 8.000 m2 dưa hấu đầu tư hết 8 triệu đồng. Có kinh nghiệm sẵn từ những người đi trước nên dưa của ông tốt, quả nhiều. Nhưng chẳng may cho ông năm đó, mưa đầu mùa sớm, lũ về nhanh nên dưa của ông hỏng gần hết. Thế là ông mất hết vốn. ông nghĩ mình làm như thế này không phải là không thành công mà là do thời tiết không thuận lợi.  

Không nản chí, năm sau ông tiếp tục thuê đất bà con xóm Chuông, xã Mỹ Hoà (Tân Lạc) trồng dưa. Năm đó, ông được mùa quả lẫn giá. Từ đó đến nay, ông luôn đi thuê đất của những hộ cấy lúa 1 vụ đất bỏ không từ thu hoạch vụ mùa năm trước đến đầu vụ năm sau. ông cho biết: Với kiến thức mình học được của người khác hay trên sách vở không thể bằng những kinh nghiệm trải qua trong thực tế. Những năm đầu, tôi đầu tư chăm bón cho cây dưa mỗi ha 40 m3 phân chuồng, 4 tạ đạm. Nhưng sau khi thu hoạch, thấy phân bón vẫn còn chưa thể ăn hết được. Giờ tôi chỉ bón 15 m3 phân chuồng và 2 tạ đạm là cây vẫn cho ra quả nhiều, hiệu quả kinh tế vẫn cao. Đối với giống cây này có bộ rễ trùm nhiều, năm đầu chăm tưới thấy cây cứ chết dần hoặc cho ít quả thì ra tưới nước cây úng dễ bị thối. Những kinh nghiệm như vậy thì chỉ có qua thực tế mới học được.  

ông cho biết thêm: Nhiều người bảo làm nông nghiệp, nhất là trồng dưa hay mất mùa và mất giá. Nhưng tôi thấy trồng có lãi vì trồng dưa chi phí thấp, chủ yếu là công chăm sóc chiếm đến 60% giá trị đầu tư. Trong 3 năm, 2 năm mất mùa, mất giá và 1 năm được mùa được giá thì hoà vốn, 2 năm được mùa một năm mất mùa thì vẫn có lãi. Do vậy, trồng dưa tỷ lệ rủi ro không cao. Tính chung lại vẫn lãi. Nhiều người trồng năm đầu thấy mất mùa là bỏ. Trong mấy năm gần đây, ông Dồn đưa bí xanh giống Sặt vào trồng. ông cho biết thêm: giống bí xanh có giá trị kinh tế cao khoảng trên 10.000 kg bán chủ yếu thị trường Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương.  Trồng dưa và trồng bí là cây ngắn ngày nên muốn thành công phải kiên trì, biết sắp xếp công việc đúng thời điểm. Nếu đến thời điểm bón phân, phun thuốc chậm 1-2 ngày coi như bỏ không. Đồng thời thực hiện phải tỉ mỉ. Như bây giờ, bí xanh đang phát triển bò ra đất, đang ra hoa, người trồng phải gỡ tay bí bắt vào nhau.   

Vụ năm nay, ông trồng 3 ha bí xanh giống Sặt và 3 ha dưa giống 229 và Nông Việt ở xóm Chuông, xã Mỹ Hoà và xóm Cộng, xã Quy Hậu tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, hàng chục lao động thời vụ. Thấy ông trồng dưa, bí có hiệu quả, hàng chục hộ gia đình ở huyện Tân Lạc đã đến học kinh nghiệm, làm theo.

 

                                                                            Việt Lâm 

 

Các tin khác

Ông Dụ  theo dõi những gốc bưởi Diễn đang ra hoa.
CCB Vũ Thanh Đài, xóm Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) giới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về quy trình sản xuất đá xây dựng của công ty do ông làm giám đốc.
Bà Phương hướng dẫn các hội viên trong HTX Vọng Ngàn cách làm men lá rượu cần truyền thống.
CCB Nguyễn Văn Tún, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) chăm sóc đàn gia súc tại trang trại của gia đình.

Người đầu tư xây chợ Chỉ, xã Hùng Tiến

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hùng Tiến (Kim Bôi), người con đất Mường Bùi Văn Hiệp được chứng kiến sự khó khăn, vất vả của bà con trong xã, trong vùng mỗi khi có nông sản đem bán.

Một Bí thư chi bộ tận tụy vì nhân dân

(HBĐT) - “ở cấp cơ sở mà Bí thư chi bộ chỉ lãnh đạo về đường lối là không xong mà phải xắn tay vào cùng tổ trưởng dân phố, các đoàn thể cùng làm thì mới ổn” - Đó là đúc kết của bác Nguyễn Thế Miêng (ảnh), Bí thư chi bộ tổ dân phố số 3, phường Đồng Tiến (TPHB).

“Ông Cồng chiêng”

(HBĐT) - “Con chào ông Cồng Chiêng...” - Câu chào bất ngờ và tươi tắn của chị bán hàng cam không hề quen biết khiến ông lâng lâng xúc động. Cái “nghệ danh” ngồ ngộ ấy với ông như một tấm huân chương tinh thần cao quý đến mức ông đinh ninh mình có phấn đấu cả đời và hơn thế nữa cũng chưa xứng đáng được phong tặng. ấy vậy mà nay ông được bà con dân tộc Mường nơi đây gọi theo cách rất đỗi tự nhiên và thân thuộc - cứ như thể đó là tên cúng cơm của ông vậy.

Chuyện về người nông dân chế tạo máy thái sắn “hiện đại” ở Yên Thủy

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của những hộ nông dân đang tập trung sơ chế sắn tại ruộng với đống sắn cao ngút ngàn và 3 chiếc máy thái đang làm việc hết công suất, dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đỗ Văn Cần, xóm Tân Thành, xã Yên Lạc (Yên Thủy).

2 sỹ quan quân đội nhặt được hơn 13 triệu đồng trả người bị mất

(HBĐT) - Vào hồi 10h20’ ngày 22/12, đang trên đường đi công tác qua khu vực Kho bạc Nhà nước tỉnh (đường Trần Hưng Đạo), thượng úy Nguyễn Tiến Biên, cán bộ Ban tài chính và thiếu úy chuyên nghiệp Bùi Đức Chiến, cán bộ Ban doanh trại - Bộ CHQS tỉnh đã phát hiện, nhặt được một ví da phụ nữ màu đỏ.

Đôi bạn cùng tiến

(HBĐT) - Con đường từ thôn Tân Tiến đến trường THCS xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) 5 năm qua in đậm bóng dáng 2 người bạn nhỏ chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến trường. Đó là Vũ Văn Cường và Ngô Huy Hoàng, học sinh lớp 8B, trường THCS xã Đồng Tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục