Thượng úy Xa Quang Thực luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân.
(HBĐT) - Theo đoàn công tác của thượng úy Xa Quang Thực – Cán bộ Đội Công an phụ trách xã (Công an huyện Đà Bắc), chúng tôi mới thấu hiểu tình cảm mà người dân dành cho cán bộ công an cơ sở nhiều thế nào. Đi đến đâu, anh cũng dành những tình cảm trân trọng, gần gũi với nhân dân. Với mọi người, anh như người thân trong gia đình “khi đi dân nhớ, khi ở dân thương”.
Ngay từ khi còn nhỏ, qua câu chuyện của người cha đáng kích, Xa Quang Thực thấu hiểu nỗi vất vả, gian nan, song vô cùng cao quý của nghề công an. Ngay từ những ngày đầu vào ngành, được sự dìu dắt của thầy, cô giáo, bạn bè cùng trang lứa, anh đã nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức căn bản về nghề công an. Năm 2000, anh tiếp tục theo học trường trung cấp an ninh nhân dân. Tốt nghiệp với tấm bằng loại khá, người thanh niên trẻ tuổi tình nguyện xin về công tác tại quê nhà để có điều kiện đóng góp công sức để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Thời điểm đó, huyện Đà Bắc là huyện vùng cao nghèo khó của tỉnh. Không chỉ có vậy, hàng loạt vấn đề phức tạp về an ninh trật tự phức tạp nảy sinh, khiến cho cuộc sống của bà con đang trong tình cảnh khó khăn, thiếu thốn càng trở nên hoang mang, lo lắng. Người cán bộ công an trẻ tuổi đã nhanh chóng hòa mình vào cuộc sống nhân dân để thực hiện “4 cùng”. Ngay từ khi mới nhận nhiệm vụ tại Đội Công an phụ trách xã, anh đã dành nhiều thời gian tìm hiểu địa bàn, nắm bắt tâm tư, tình cảm, lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân. Đi đến đâu, anh cũng dành những tình cảm trân trọng, gần gũi với nhân dân. Với mọi người, anh như người thân trong gia đình “khi đi dân nhớ, khi ở dân thương”. Nhờ đó, anh dễ dàng đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn, vướng mắc mà người dân đang gặp phải trong cuộc sống.
Địa bàn anh phụ trách là 7 xã vùng cao, anh đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền củng cố các tổ chức quần chúng tự quản. Đối với các xã có đông đồng bào dân tộc sinh sống xây dựng hương ước, quy ước, vận động các già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia giáo dục, quản lý con cháu. Cho đến nay, anh đã tham mưu củng cố, duy trì hoạt động có hiệu quả 53 tổ an ninh nhân dân, 53 tổ hoà giải, 53 tổ tuần tra, 50 tổ phòng- cháy chữa cháy, 50 tổ phòng- chống lụt bão và 67 tổ liên gia tự quản về ANTT… Với phương châm “giải quyết vụ việc dựa vào tình làng, nghĩa xóm”, anh đều giải quyết thấu tình, đạt lý, đồng thời tranh thủ các tổ chức- xã hội và người có uy tín trong cộng đồng cùng tham gia giải quyết. Công trình đường giao thông đến xã Đồng Nghê là một ví dụ điển hình. Trong thi công tuyến đường liên xã đã gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân là giá đền bù chưa thoả đáng, việc đo đạc, kiểm đếm đất, hoa màu chưa thực hiện triệt để. Xuất phát từ đó, một số kẻ quá khích đã kích động nhân dân, cản trở thi công, đồng thời tổ chức khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện kéo dài, gây phức tạp về ANTT. Trước tình hình đó, anh đã tham mưu cấp uỷ địa phương, Ban quản lý dự án đến từng nhà tuyên truyền, vận động để người dân hiểu chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đồng thời tổ chức điều tra, bắt giữ những đối tượng kích động lôi kéo, xúi giục nhân dân. Từ đó, nhân dân đã dần tỉnh ngộ, không tin lời kẻ xấu. Ngoài ra, anh đã tham mưu tổ chức vận động nhân dân giao nộp trên 700 khẩu súng kíp tự chế, 2 kg thuốc nổ, 20 viên đạn cỡ 12, tiến hành gọi hỏi, cảm hoá, giáo dục trên 80 lượt đối tượng thường xuyên có hành vi uống rượu say, gây rối trật tự... Những kết quả đó đã góp phần mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Cảm nhận được tình cảm chân thành và độ lượng của người cán bộ công an trẻ, nhân dân trìu mến gọi anh bằng cái tên thân mật “người con của bản làng”.
Như Hùng
(HBĐT) - Sau 7 năm phục vụ trong quân đội, năm 1979, CCB Nguyễn Văn Tún ở xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) xuất ngũ trở về địa phương tiếp tục tham gia vào mặt trận sản xuất trên đồng đất quê hương và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: phó Ban thương binh - xã hội xã Mông Hóa; chi hội trưởng chi hội CCB xóm Dụ 5. ở cương vị nào, ông Tún cũng luôn chịu khó học hỏi, không quản ngại khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hùng Tiến (Kim Bôi), người con đất Mường Bùi Văn Hiệp được chứng kiến sự khó khăn, vất vả của bà con trong xã, trong vùng mỗi khi có nông sản đem bán.
(HBĐT) - “ở cấp cơ sở mà Bí thư chi bộ chỉ lãnh đạo về đường lối là không xong mà phải xắn tay vào cùng tổ trưởng dân phố, các đoàn thể cùng làm thì mới ổn” - Đó là đúc kết của bác Nguyễn Thế Miêng (ảnh), Bí thư chi bộ tổ dân phố số 3, phường Đồng Tiến (TPHB).
(HBĐT) - “Con chào ông Cồng Chiêng...” - Câu chào bất ngờ và tươi tắn của chị bán hàng cam không hề quen biết khiến ông lâng lâng xúc động. Cái “nghệ danh” ngồ ngộ ấy với ông như một tấm huân chương tinh thần cao quý đến mức ông đinh ninh mình có phấn đấu cả đời và hơn thế nữa cũng chưa xứng đáng được phong tặng. ấy vậy mà nay ông được bà con dân tộc Mường nơi đây gọi theo cách rất đỗi tự nhiên và thân thuộc - cứ như thể đó là tên cúng cơm của ông vậy.
(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của những hộ nông dân đang tập trung sơ chế sắn tại ruộng với đống sắn cao ngút ngàn và 3 chiếc máy thái đang làm việc hết công suất, dọc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, chúng tôi tìm đến gia đình anh Đỗ Văn Cần, xóm Tân Thành, xã Yên Lạc (Yên Thủy).
(HBĐT) - Vào hồi 10h20’ ngày 22/12, đang trên đường đi công tác qua khu vực Kho bạc Nhà nước tỉnh (đường Trần Hưng Đạo), thượng úy Nguyễn Tiến Biên, cán bộ Ban tài chính và thiếu úy chuyên nghiệp Bùi Đức Chiến, cán bộ Ban doanh trại - Bộ CHQS tỉnh đã phát hiện, nhặt được một ví da phụ nữ màu đỏ.