CCB Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc) gới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về giống cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc.

CCB Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc) gới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về giống cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc.

(HBĐT) - Quê gốc Hưng Yên, sinh ra và lớn lên ở Phú Thọ, gắn bó tuổi trẻ với chiến trường B5. Sau cuộc đời binh nghiệp, ông lại nổi tiếng ở vùng đất Đà Bắc với cái tên ông Quang giảo cổ lam. Đó chính là CCB Bùi Đắc Quang, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Tùng, có trụ sở tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc).

 

Sau những tháng năm ở chiến trường trở về, sức khỏe của ông kém nên phải điều trị liên tục ở các bệnh viện với biết bao là bệnh, nào thoái hóa cột sống, tiểu đường tuýp II, mỡ máu cao, xơ vữa mạch máu…, có lúc bệnh nặng, ông không tự nâng nổi cánh tay mình. Trong lúc bi quan ông dùng một loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược giảo cổ lam. Lùng tìm sách báo về các loại thảo dược thấy giảo cổ lam còn mang nhiều tên: thất diệp đởm, cây trường sinh, cỏ thần kỳ…, cây chỉ mọc ở vùng núi đá từ độ cao 600 – 2.000 m so với mực nước biển. Ông nghĩ “Nếu dùng trực tiếp giảo cổ lam hiệu quả chữa bệnh sẽ tốt hơn” và bắt đầu hành trình lăn lộn khắp núi rừng vùng núi Đà Bắc tìm loại cỏ thần kỳ. Mặc dù thời gian này, cuộc sống gia đình còn không ít những khó khăn, vất vả nhưng với tâm huyết, tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông cũng đã tìm được cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc và nhân giống thành công cây thảo dược này. Ông Quang cho biết: Thành công trong nhân giống giảo cổ lam không chỉ giữ được dược tính, bảo vệ nguồn gen của cây mà đã tạo việc làm cho hàng trăm hộ dân nằm trong vùng nguyên liệu và chính bài thuốc từ giảo cổ lam đã chữa lành cho nhiều bệnh nhân. Điều đó làm cho ông thấy vui và ngày càng say mê công việc hơn.

 

Việc tìm ra cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc đối với ông Quang như cái cho vì vừa giúp ông loại bỏ những căn bệnh vừa đem đến cho ông cuộc sống, hạnh phúc mới. Mặc cảm bệnh tật và bất hạnh trong hôn nhân khiến ông Quang càng kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần. Những khi đi tìm cây thuốc bị cảm sốt nằm li bì trong lán dưới gốc cây không ai chăm sóc. Thế rồi cô gái Mường Tu Lý Đinh Thị Khanh khi đó là cán bộ địa chính xã, trong những lần đi kiểm tra đất đai đã gặp, cảm mến nghị lực người lính già hơn mình gần hai giáp. Dù gia đình phản đối quyết liệt nhưng cái duyên trời vẫn cho họ nên duyên chồng vợ. Giờ đây, con trai đầu của 2 người đã học tiểu học và đứa con thứ hai sắp chào đời. Ông Bùi Đắc Quang trụ lại đất Đà Bắc. Giờ đây ông lo trả nghĩa rừng xanh và vun đắp tình người nơi quê vợ.

 

Ban đầu, ông Quang chỉ thu hái, chế biến và đóng gói trà giảo cổ lam thủ công. Đầu năm 2011, được sự giúp đỡ của các kỹ sư trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông đầu tư lắp đặt hệ thống máy sấy tự động, máy đóng gói theo công nghệ hút chân không, máy dán nhãn. Xưởng sản xuất của ông hiện có hơn 10 lao động, trong đó có nhiều người là con em các CCB trên địa bàn xã Tu Lý và các xã xung quanh với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Các hộ dân trong vùng nguyên liệu đều được Công ty của ông cung cấp cây giống, hỗ trợ vốn để trồng, bảo vệ cây và được công ty thu mua với giá phù hợp, từ đó có thu nhập ổn định.

 

Để mở rộng sản xuất, đầu tháng 1/2012, CCB  Bùi Đắc Quang đã mạnh dạn làm thủ tục vay Ngân hàng CSXH tỉnh 300 triệu đồng đầu tư cho công nghệ sản xuất mới. Với nguồn vốn được vay với lãi suất ưu đãi như được tiếp thêm sức mạnh, doanh nghiệp Hoàng Tùng của ông Bùi Đắc Quang đã đầu tư cải tạo nhà xưởng, cánh cửa ra, vào, cửa sổ, cửa thông gió đều được lắp lưới chống côn trùng để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong sản xuất. Cùng với cái tâm và nhiều công sức cùng thời gian, CCB Bùi Đắc Quang đã có được một doanh nghiệp Hoàng Tùng như bây giờ. Vừa khai thác nguyên liệu trong tự nhiên để sản xuất, vừa ươm trồng nhân giống vận động mọi người cùng trồng để màu xanh giảo cổ lam ngày càng phủ rộng trên núi rừng Đà Bắc là cách mà ông Quang đang làm. Năm 2008, ông Quang chỉ mới thu gom giảo cổ lam để sơ chế và bán nguyên liệu thì đến nay, ông đã có hệ thống nhà xưởng chế biến ra thành phẩm và xây dựng được thương hiệu riêng trà thảo dược giảo cổ lam Ba Tri.

 

Giờ đây, khi đã xây dựng được thương hiệu trà thảo dược giảo cổ lam Ba Tri. Tâm nguyện của ông Quang là vẫn tiếp tục quảng bá, củng cố phát triển thương hiệu. Đồng thời, ươm trồng mở rộng vùng nguyên liệu. Chỉ trong 3 năm, ông Quang đã cùng các cộng sự và người dân địa phương ươm và trồng ra môi trường tự nhiên trên 600.000 cây giống giảo cổ lam. Cây 1 năm tuổi đã có thể cho thu hoạch vụ đầu 2-3 kg lá tươi. Với cách làm này, rừng giảo cổ lam mãi xanh tốt và thương hiệu trà giảo cổ lam Ba Tri của ông Quang ngày càng vươn xa.

 

Với những kết quả ấy, doanh nhân Bùi Đắc Quang đã được tuyên dương doanh nhân cựu chiến binh tiêu biểu, làm kinh tế giỏi; được Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị và Thủ tướng Chính phủ trao giải bạc giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2011; được Bộ NN&PTNN quyết định trao giải bông lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012. Ngoài ra, CCB Bùi Đắc Quang còn nhận được các giải thưởng như: cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng, thương hiệu đại Việt hội nhập Asean và quốc tế; thương hiệu mạnh và phát triển bền vững cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Đó là những phần thưởng xứng đáng cho người CCB giàu nghị lực. Như ông Quang vẫn thường giãi bày: “Chính cái duyên đất, tình người nơi này đã cho tôi thành quả hôm nay”.

 

 

                                                                     Hoàng Huy

 

 

Các tin khác

Chị Vân tham gia tọa đàm vớilãnh đạo LĐLĐ tỉnh và phóng viên đài PT-TH tỉnh nhân dịp hưởng ửng
Thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (người đứng thứ hai bên phải) cùng đồng nghiệp thực hiện thành công nhiều ca mổ khó, hạn chế tình trạng vượt tuyến lên tuyến trên.
Anh Yên trao đổi về dự án gà đồi sạch cho các hội viên nông dân trên địa bàn thị trấn Kỳ Sơn.
Ông Quẩn bên những kỷ vật ghi dấu thời  thanh niên xung phong.

“Dũng sĩ bắn máy bay” và ước mong tiếp lửa truyền thống

(HBĐT) - Trực tiếp tham gia bắn rơi 4 máy bay Mỹ, 2 lần được tặng huy hiệu Dũng sĩ bắn may bay. Trân trọng mang theo những ký ức chiến đấu anh hùng trở về đời thường, 34 năm qua, ông đã có hơn 60 lần đi nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho hàng vạn thế hệ học sinh ở 26 trường trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Bước sang tuổi 66 với những vết thương chiến tranh vẫn nhói buốt khi trở trời nhưng lửa cách mạng trong ông chưa bao giờ nguội tắt. Hàng ngày, hàng giờ, ông vẫn luôn mong muốn tiếp ngọn lửa truyền thống ấy cho thế hệ trẻ qua những bài nói chuyện đầy tâm huyết của mình. ông là CCB Tạ Duy Sản (tổ 1B, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình).

Người cựu chiến binh làm theo lời Bác

(HBĐT) - Cũng như bao chàng trai khác ở quê hương Nam Trực (Nam Định) năm 1971, ông Phạm Công Định đi bộ đội. Sau khi được huấn luyện ông được vào đơn vị trinh sát bộ binh rồi làm chuyển sang đơn vị công binh.

Tôi đã học và làm theo phong cách của Người

(HBĐT) - “Đi suốt phương trời vẫn nhớ đến quê hương... xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh, thương đất mẹ nghèo...” - Thuở còn là học sinh trung học, tôi đã xúc động đến nghẹn lòng mỗi khi nghe câu hát đó. Những vần thơ, điệu nhạc, những trang sử viết về Người đã thấm đẫm tâm hồn tôi, nâng bước tôi đi tới một tương lai rộng mở. Tôi tự hào là người đoạt giải nhất trong cuộc thi, nhưng điều tôi tự hào hơn là đã rèn luyện bản thân sống và làm việc theo phong cách của Người. Phan Thị Thuý Huyền, người đoạt giải nhất cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh - năm 2008” đã giới thiệu về mình bằng những lời bộc bạch chân tình đó.

Gương mặt 26/3

(HBĐT) - Hơn 8 năm công tác đoàn giành được gần 20 bằng khen, giấy khen của các cấp bộ đoàn và chính quyền địa phương, những con số đó đã phần nào nói lên tài năng, nhiệt huyết của người thủ lĩnh trẻ Phan Thị Thanh Nga, Bí thư đoàn phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình).

Học Bác từ những điều nhỏ nhất

(HBĐT) - Với ông Nguyễn Văn Sính, tổ 10, phường Thái Bình (TPHB) học tập Bác không phải là học những điều gì to tát mà học ngay đức tính giản dị, đời thường của Bác. Trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất ông đều học tập và làm theo Bác.

Người say mê làn điệu khắp Tày

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc huyện Đà Bắc, các đại biểu tham dự bị lôi cuốn bởi tiết mục hát khắp Tày “Ơn công lao Bác Hồ, Đảng kính yêu” chân chất, bình dị do nghệ nhân Hà Thị Tươi tự sáng tác và biểu diễn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục