Phan Thị Thúy Huyền luôn nỗ lực để học tập và làm theo phong cách của Bác Hồ.
(HBĐT) - “Đi suốt phương trời vẫn nhớ đến quê hương... xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh, thương đất mẹ nghèo...” - Thuở còn là học sinh trung học, tôi đã xúc động đến nghẹn lòng mỗi khi nghe câu hát đó. Những vần thơ, điệu nhạc, những trang sử viết về Người đã thấm đẫm tâm hồn tôi, nâng bước tôi đi tới một tương lai rộng mở. Tôi tự hào là người đoạt giải nhất trong cuộc thi, nhưng điều tôi tự hào hơn là đã rèn luyện bản thân sống và làm việc theo phong cách của Người. Phan Thị Thuý Huyền, người đoạt giải nhất cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh - năm 2008” đã giới thiệu về mình bằng những lời bộc bạch chân tình đó.
Ở tuổi 37, là Phó Chánh văn phòng Thành ủy, không còn thời gian để dành cho các hoạt động bề nổi, Thúy Huyền thấy mình trở nên thâm trầm, sâu sắc hơn. Tuy đã tiếp nhận công việc mới hơn 2 năm, nhưng cô luôn thấy mình phải học, phải tìm hiểu thật nhiều mới có thể làm tốt được. “Cách nghĩ, cách làm này Huyền đã học từ phong cách sống và làm việc của Bác Hồ đấy”!. Huyền đã chia sẻ với chúng tôi như vậy khi nói về công việc, về phương châm sống của mình.
Nhìn lại chặng đường đã đi qua của Thúy Huyền mới thấy hết được những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người luôn tràn đầy năng lượng và lòng nhiệt huyết này.
Là 1 trong 3 sinh viên đầu tiên cầm tấm bằng cử nhân sư phạm hệ mầm non về tỉnh, Thúy Huyền được phòng GD-ĐT thành phố tiếp nhận và đưa về trường điểm (trường mầm non Đồng Tiến). Công tác ở trường 6 năm với đồng lương ít ỏi của giáo viên hợp đồng Huyền chưa một lần nản chí mà luôn hết mình vì công việc. Yêu nghề, mến trẻ và sẵn sàng cống hiến nên năm học nào, cô giáo Huyền cũng đạt giáo viên giỏi (cao là cấp tỉnh, thấp nhất là cấp trường). Ngoài ra, cô giáo Huyền còn tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, Đoàn TN... ở trường và nơi cư trú. Năm 2006 được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non Đồng Tiến, từ đây, Huyền mới chính thức được vào biên chế. Con nhỏ, chồng công tác ở xa nhưng cô giáo Huyền vẫn nuôi ý chí sẽ tiếp tục học cao hơn nữa để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc. Năm 2008, Huyền xin đi học lớp thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Hà Nội. Đi học nhưng vẫn phải hoàn thành công việc được giao. Mỗi tháng 10 ngày, lịch trình của Huyền là 4h sáng lên xe khách Hoà Bình - Mỹ Đình và 5h chiều lên xe đi chiều ngược lại trở về trường duyệt giáo án cho giáo viên và giải quyết một số công việc khác, đến khoảng 21h mới trở về với tổ ấm của mình. Là người vợ, người mẹ trong gia đình và người quản lý ở cơ quan việc sắp xếp công việc, thời gian trong 10 ngày mỗi tháng như vậy không hề đơn giản nhưng Huyền luôn gắng sức để vượt qua. Tiếp tục câu chuyện về hành trình vươn tới những ước mơ trong sự nghiệp của mình, Thuý Huyền mượn những vần thơ của nhà thơ cách mạng Tố Hữu “Ta bên Người, Người toả sáng trong ta/Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” để bày tỏ: Tôi đã trưởng thành hơn vì đã nỗ lực học tập và làm theo phong cách của Người. Để thể hiện rõ hơn sự am hiểu của mình về chân dung của Bác, Huyền diễn giải: Hẳn mỗi người dân đất Việt khi đã để tâm nghiên cứu tới cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh đều rõ Người có một phong cách sống và làm việc hết sức đặc trưng. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà xuất phát từ một triết lý nhân sinh là: lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực, đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch, thanh cao là niềm vui; lấy gắn bó với con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Tôi đã lĩnh hội những triết lý sâu sắc đó của Người để phấn đấu vươn lên, tự làm cho mình tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
Để làm tròn bổn phận, trách nhiệm là Phó chánh Văn phòng Thành uỷ, Thuý Huyền đã học theo phong cách của Bác: nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình; đề cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc, nói đi đôi với làm; đoàn kết, gắn bó với đồng nghiệp, trung thành, tận tụy với nhân dân và nêu cao tinh thần gương mẫu trong tập thể... Những nỗ lực đóng góp, cống hiến của Huyền đã được khi nhận tấm bằng khen của BCĐ CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh năm 2010. Chuyển sang lĩnh vực công tác mới hơn 2 năm nhưng đến năm 2012, Thuý Huyền đã được cơ quan, đồng nghiệp suy tôn, đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen. âm thầm làm việc và cống hiến, trong mỗi suy nghĩ, hành động của Huyền đều lấp lánh niềm tin với Đảng, với Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Thuý Hằng
(HBĐT) - Sinh sống tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng gia đình ông Quách Văn Quý ở xóm Ngái, xã Yên Lập vẫn luôn nỗ lực để nuôi dạy 4 con gái học hành đỗ đạt. Gia đình ông thực sự là tấm gương hiếu học cho nhiều gia đình noi theo.
(HBĐT) - Về thăm trang trại của anh Bùi Văn Hà, Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi thực sự khâm phục ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu của người thủ lĩnh thanh niên này.
(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.
(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...
(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…
(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 27/10/2012, trong lúc đi công việc riêng của gia đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương, giáo viên lịch sử của Trung tâm GDTX TPHB đã nhìn thấy một bọc giấy trên đó có ghi địa chỉ người gửi và người nhận kèm số điện thoại.