Ông Nguyễn Văn Sính và quyển album ảnh Bác do chính ông sưu tầm.

Ông Nguyễn Văn Sính và quyển album ảnh Bác do chính ông sưu tầm.

(HBĐT) - Với ông Nguyễn Văn Sính, tổ 10, phường Thái Bình (TPHB) học tập Bác không phải là học những điều gì to tát mà học ngay đức tính giản dị, đời thường của Bác. Trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất ông đều học tập và làm theo Bác.

 

Suốt đời học Bác hai chữ “cần, kiệm”  

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, thoáng mát, dáng vẻ nhanh nhẹn, không ai nghĩ ông đã ở tuổi ngoài 80. ông chia sẻ, sở dĩ ông có được sức khỏe, tinh thần minh mẫn là nhờ vào thói quen tập thể dục hàng ngày. ông quan niệm dù có khỏe mạnh mấy mà không thường xuyên tập luyện thể dục thì sức khỏe cũng dần yếu đi và có sức khỏe thì mới có thể làm việc cống hiến cho quê hương, đất nước. ông cho biết thêm: đã 6 năm kể từ ngày CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động, năm nào ông cũng đều ghi lại những lời dạy của Bác và những việc làm hàng ngày của bản thân để phấn đấu rèn luyện và làm gương cho con cháu.  

Hơn 80 tuổi với 50 tuổi Đảng và gần 30 năm là  Bí thư chi bộ tổ 10, ông luôn được các đảng viên, bà con trong tổ kính trọng và là tấm gương mẫu mực để mọi người noi theo. ông nói: Tôi thấm thía nhất lời răn dạy của Bác trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”:  “Trời có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”... Muốn làm theo lời Bác, mỗi đảng viên phải tự nguyện, tự giác và gương mẫu đi đầu, lời nói đi đôi với việc làm, phải giáo dục, tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng, cơ quan, đơn vị làm sao thấy được ý nghĩa và giá trị của việc học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phấn đấu làm theo. Học theo Bác không phải là cái gì đó cao siêu, xa vời mà học Bác là học những điều gần gũi nhất trong đời sống mỗi người và phải thiết thực.  

Ngày còn là một cán bộ của Sở giao thông, trong hoàn cảnh cả nước còn hết sức khó khăn, ông luôn nêu cao đức tính cần cù, siêng năng trong công việc. Khi về hưu, ông bà cùng với các con lại tăng gia sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng... tạo việc làm và tăng thêm thu nhập. Là một đảng viên gương mẫu ông không chỉ  răn dạy các con không chỉ biết siêng năng làm việc mà còn phải biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Làm việc dù có siêng năng đi bao nhiêu mà không biết tiết kiệm thành quả lao động do mình làm ra thì cũng vô nghĩa. Do đó, khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì ông cũng đều lên kế hoạch chi tiết cho từng ngày, mỗi tuần. Những lúc nghỉ ngơi, ông lại có thú vui chơi cây cảnh vừa rèn luyện tay chân, vừa thư giãn đầu óc. Trong chi tiêu hàng ngày, việc gì cần tiêu thiết thực thì nên chi; việc gì không cần thiết thì thôi. Chi tiêu cần khoa học, tiết kiệm, tránh lãng phí, tốn kém. Hình ảnh ông cụ tóc trắng, da hồng vẫn hàng ngày đạp xe trên những con đường quen thuộc hơn mấy chục năm qua đã quá đỗi quen thuộc với mọi người. ông chọn phương tiện đi lại bằng xe đạp bởi lẽ đi xe đạp vừa rèn luyện sức khỏe, vừa tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Trong cách lập luận của ông cũng cho thấy được sự giản dị, gần gũi, chất phác mà cũng rất thuyết phục của người đảng viên. 

 

Sáng tác thơ, sưu tầm ảnh về Bác

Từ chỗ học theo Bác trong công việc cũng như trong cuộc sống những đức tính cần, kiệm, liêm, chính; từ những việc lớn đến những điều tưởng như rất giản dị trong đời sống thường nhật đã tạo nguồn cảm hứng vô tận cho ông sáng tác những vần thơ, sưu tập những bức ảnh về cuộc đời của Bác. ông đã dành hẳn một phần diện tích nhà để xây dựng phòng truyền thống giới thiệu những bức ảnh ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, ông đã sưu tập được hàng trăm bức ảnh về Bác và sáng tác hàng chục bài thơ về Người. Điều đặc biệt là những bức ảnh về Bác được ông sưu tập đóng thành những album với mỗi album là 79 bức ảnh  tượng trưng cho 79 mùa xuân và 19 bài thơ  tượng trưng cho ngày sinh của Người.  

Không chỉ dừng lại ở việc sáng tác thơ, ca, sưu tập ảnh đơn thuần, ông thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu, kể chuyện về Bác mỗi khi có điều kiện. Những buổi nói chuyện của ông thu hút nhiều em thiếu nhi trong tổ dân phố tham gia. Thông qua những buổi nói chuyện như vậy, ông góp phần nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; yêu Tổ quốc, yêu Đảng, Bác... trong mỗi em học sinh. Phải là người dành trọn tình cảm của mình cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc mới có thể cất lên được những vần thơ như: “ơn Bác như biển rộng, trời cao/ Sáng mãi muôn đời một vì sao” hay như “Bác Hồ là ánh sáng trời đông/Soi đường chỉ lối khắp       non sông”...

Hơn 30 năm là Bí thư chi bộ, ông luôn là người đi đầu, nêu gương về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố, ông tuyên truyền cho bà con giữ vệ sinh thôn xóm, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, chung sức bảo vệ môi trường; tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí... Theo đó, suốt trong những năm ông về sinh hoạt tại tổ dân phố 10, phường Thái Bình đều được bà con hết mực yêu quý. Đời sống người dân được cải thiện, đến nay không có hộ nghèo. Mọi người trong tổ đều sống chan hòa, đoàn kết, hơn 85% hộ đạt gia đình văn hóa.  

Ở vào tuổi xưa nay hiếm nhưng tinh thần làm việc và những việc làm âm thầm của ông Nguyễn Văn Sính suốt một đời nguyện noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức lan tỏa lạ kỳ. Những việc làm của ông sẽ góp phần truyền lửa, hun đúc tình yêu, sức chiến đấu, nêu cao đạo đức cách mạng trong mỗi đảng viên và quần chúng nhân dân.  

 

                                                                        Hồng Nhung

 

Các tin khác

Bà Hà Thị Tươi, xóm Đắt, xã Giáp Đắt say mê hát và sáng tác nhiều bài hát khắp Tày.
CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) chăm sóc vườn cam của gia đình.
Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Quý vẫn luôn tích cực học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân và áp dụng vào cuộc sống.
Anh Bùi Văn Hà chăm sóc vườn nhãn của gia đình.

Người phụ nữ đam mê văn hóa Mường

(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.

Miệt mài trên “cánh đồng” văn hóa dân gian Mường

(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...

Người xây ước mơ từ hai bàn tay trắng

(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…

Cô giáo nhặt được của rơi trả lại người bị mất

(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 27/10/2012, trong lúc đi công việc riêng của gia đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương, giáo viên lịch sử của Trung tâm GDTX TPHB đã nhìn thấy một bọc giấy trên đó có ghi địa chỉ người gửi và người nhận kèm số điện thoại.

Người đảng viên hiến đất xây trường ở bản Pà Khôm

(HBĐT) - Nhân dịp Tết cổ truyền của người Mông, chúng tôi cùng anh Khà A Đàng, cán bộ Văn phòng UBND xã Hang Kia (Mai Châu) đến bản Pà Khôm vui hội. Cách trụ sở UBND xã chừng hơn 3 km đường đất nhưng Pà Khôm ngày Tết đông vui, rộn ràng. Trưởng bản Giàng A Páo tất bật chuẩn bị âm li, loa đài cho buổi giao lưu văn nghệ đón xuân. Ông Páo vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về phong tục đón Tết của người Mông, những đổi thay nơi bản nhỏ. Ông cho biết: Tết năm nay bản có niềm vui lớn nhất là xây được chi trường mầm non khang trang, sạch đẹp.

Người phụ nữ gương mẫu phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) về chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hội viên phụ nữ tiêu biểu, vừa tự tin, năng động trong công tác Hội, vừa đảm đang, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt. Chúng tôi đã đến thăm gia đình chị và thực sự cảm phục trước những nỗ lực, sáng tạo của chị trong cách bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục