Bà Hà Thị Tươi, xóm Đắt, xã Giáp Đắt say mê hát và sáng tác nhiều bài hát khắp Tày.

Bà Hà Thị Tươi, xóm Đắt, xã Giáp Đắt say mê hát và sáng tác nhiều bài hát khắp Tày.

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc huyện Đà Bắc, các đại biểu tham dự bị lôi cuốn bởi tiết mục hát khắp Tày “Ơn công lao Bác Hồ, Đảng kính yêu” chân chất, bình dị do nghệ nhân Hà Thị Tươi tự sáng tác và biểu diễn.

 

Hỏi ra mới biết người phụ nữ có dáng người nhỏ bé ở xóm Đắt, xã Giáp Đắt này được người dân nơi đây nhắc đến nhiều về tài nghệ sáng tác và hát khắp Tày thuộc vào hàng bậc nhất ở vùng đất này.

 

Bà Hà Thị Tươi được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất thấm đẫm bản sắc văn hoá Tày Giáp Đắt. Niềm đam mê làn điệu khắp của bà được truyền từ mẹ. Mẹ bà cũng là người yêu văn hóa, văn nghệ từ nhỏ, đặc biệt là những làn điệu dân ca của người Tày. Lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ, có lẽ vì thế mà những làn điệu khắp Tày đã ngấm vào tâm hồn bà từ thủa ấu thơ. Đến năm lên 7- 8 tuổi, ông nội lại dạy bà hiểu biết nhiều hơn về giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Tày. Học khắp rồi đam mê khắp lúc nào không hay. Cứ nghe thấy tiếng khắp là bà lại thấy háo hức, cái chân như muốn bước nhanh hơn đến nơi có tiếng hát để tìm cho được bài hát ấy. Cũng nhờ điệu khắp mà bà đã bén duyên với chồng là ông Xa Văn Mát trong những ngày hội của xã. Từ chỗ đam mê, bà bỏ nhiều công sức sáng tác các bài khắp của đồng bào dân tộc Tày. Theo bà Tươi, để hát được Khắp Tày không hề đơn giản, ngoài năng khiếu bẩm sinh phải có sự tập luyện kỹ thuật thường xuyên. May mắn bà Tươi sở hữu một chất giọng trời phú cùng với niềm say mê âm nhạc của dân tộc mình giúp bà đã sớm thuộc và sáng tác được nhiều bài hát khắp Tày với làn điệu dân ca vào loại khó của dân tộc. Tính đến nay, bà đã sáng tác được trên 60 tác phẩm. Theo từng sự kiện bà có các sáng tác phù hợp. Nội dung chủ yếu ca ngợi công lao của Đảng, Bác Hồ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Hiện nay, bà là chi hội trưởng chi hội phụ nữ xóm. Bà thường xuyên được mời sáng tác và biểu diễn tại các hội nghị từ xóm, xã đến huyện. Ngoài việc sáng tác, biểu diễn, bà quan tâm truyền dạy những bài hát, làn điệu khắp Tày cho con, cháu và chị em phụ nữ cùng xóm. Con gái cả của bà là Xa Thị Tính làm dâu và là chi hội trưởng phụ nữ xóm Nà Nưa, xã Mường Chiềng được thừa hưởng chất giọng từ mẹ cũng thường xuyên tham gia văn nghệ và hát điệu khắp quê hương. Con trai út Xa Minh Tuấn của bà là Bí thư chi đoàn xóm cũng tích cực đưa những bài hát Khắp Tày vào các buổi sinh hoạt của ĐV - TN.

 

Bà Tươi trăn trở: Với cơ chế thị trường hiện nay, chứng kiến cảnh nhiều làn điệu dân ca truyền thống của các dân tộc khác bị mai một, rồi mất dần đi, bà không khỏi trăn trở cho số phận của làn điệu khắp quê mình. Vì vậy, bà ấp ủ ước mơ sẽ dịch ra chữ Tày và in thành sách tất cả những tác phẩm đã sáng tác để giới thiệu rộng rãi với bạn bè, các dân tộc anh em. Hiện nay, những người đam mê với dân ca Tày như gia đình bà Tươi không nhiều. Hy vọng cho những dự định của bà trở thành hiện thực để góp phần bảo tồn, lưu giữ điệu khắp nói riêng và văn hóa Tày nói chung ở huyện vùng cao Đà Bắc.

 

 

                                                                    Hương Lan

 

Các tin khác

CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) chăm sóc vườn cam của gia đình.
Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng ông Quý vẫn luôn tích cực học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân và áp dụng vào cuộc sống.
Anh Bùi Văn Hà chăm sóc vườn nhãn của gia đình.
Giám đốc Nguyễn Thị Thi say sưa giới thiệu về những hiện vật cổ quý giá đang được lưu giữ trong Bảo tàng tỉnh.

Miệt mài trên “cánh đồng” văn hóa dân gian Mường

(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...

Người xây ước mơ từ hai bàn tay trắng

(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…

Cô giáo nhặt được của rơi trả lại người bị mất

(HBĐT) - Vào khoảng 18 giờ ngày 27/10/2012, trong lúc đi công việc riêng của gia đình, cô giáo Nguyễn Thị Hoài Phương, giáo viên lịch sử của Trung tâm GDTX TPHB đã nhìn thấy một bọc giấy trên đó có ghi địa chỉ người gửi và người nhận kèm số điện thoại.

Người đảng viên hiến đất xây trường ở bản Pà Khôm

(HBĐT) - Nhân dịp Tết cổ truyền của người Mông, chúng tôi cùng anh Khà A Đàng, cán bộ Văn phòng UBND xã Hang Kia (Mai Châu) đến bản Pà Khôm vui hội. Cách trụ sở UBND xã chừng hơn 3 km đường đất nhưng Pà Khôm ngày Tết đông vui, rộn ràng. Trưởng bản Giàng A Páo tất bật chuẩn bị âm li, loa đài cho buổi giao lưu văn nghệ đón xuân. Ông Páo vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về phong tục đón Tết của người Mông, những đổi thay nơi bản nhỏ. Ông cho biết: Tết năm nay bản có niềm vui lớn nhất là xây được chi trường mầm non khang trang, sạch đẹp.

Người phụ nữ gương mẫu phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của Hội PN thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) về chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, hội viên phụ nữ tiêu biểu, vừa tự tin, năng động trong công tác Hội, vừa đảm đang, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con tốt. Chúng tôi đã đến thăm gia đình chị và thực sự cảm phục trước những nỗ lực, sáng tạo của chị trong cách bố trí, sắp xếp công việc hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Nhặt được của rơi, trả người đánh mất

(HBĐT) - Cô giáo Hà Thị Minh Ngát (đã nghỉ hưu) tại khu 12, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đầu tháng 11 vừa qua, khi tham gia sửa chữa nhà, cô Ngát chẳng may bị thương nặng phải vào Bệnh viện Đa khoa huyện rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục