Mặc dù đã ngoài 60 tuổi, ông Phạm Công Định vẫn say sưa làm kinh tế.
(HBĐT) - Cũng như bao chàng trai khác ở quê hương Nam Trực (Nam Định) năm 1971, ông Phạm Công Định đi bộ đội. Sau khi được huấn luyện ông được vào đơn vị trinh sát bộ binh rồi làm chuyển sang đơn vị công binh.
Năm 1977, ông ra quân. Theo tiếng gọi của Đảng, ông cùng gia đình lên xóm Hải Phong, Bắc Phong (Cao Phong) xây dựng vùng kinh tế mới. Ông Định tâm sự: “ Những ngày đầu mới lên đây cuộc sống gia đình tôi hết sức khó khăn, mày mò thử làm đủ nghề vẫn cứ thấy cái đói, cái nghèo bám riết gia đình. Nhưng với bản lĩnh người lính, cùng quyết tâm vượt qua đói nghèo luôn là động lực nên tôi hạ quyết tâm phải vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng cho gia đình". Với ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, ông Định bắt tay phát triển kinh tế. Ngày khai hoang đồi, trồng cây, nuôi gà, nuôi lợn, rảnh ra chút nào là anh khăn gói đi tham quan học tập các mô hình trang trại làm ăn hiệu quả ở các địa phương. Sau vài năm cần cù, chịu khó, ông đã khai phá được 1,6 ha đất trồng ngô, sắn. Ngoài ra, ông còn chăn nuôi.
Năm 1992, cây mía trắng, mía tím trở thành hàng hoá, ông cải tạo đất trồng mía. Tuy là cây dễ chăm sóc phù hợp với đất Cao Phong nhưng để trồng được mía đẹp, được giá phải tìm hiểu, học hỏi. Để có kiến thức, ông tự tìm kiếm tài liệu qua sách, báo rồi bạn bè hiểu kỹ về cây mía, chăm sóc đúng cách. Với kiến thức học được và học hỏi qua những người trồng mía ở địa phương nên vườn mía của ông lúc nào cũng đẹp nhất xóm. Trong những năm gần đây, Đảng bộ huyện Cao Phong ra nghị quyết về phát triển cây có múi trên địa bàn toàn huyện. Thấy cây cam cho hiệu quả kinh tế cao năm 2010 ông chuyển diện tích 6.000 m sang trồng cam, còn lại diện tích trồng mía với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Cây cam tuy không còn xa lạ với vùng đất Cao Phong nhưng nó là cây khó tính, đòi hỏi chăm sóc cao. Để có kiến thức trồng, chăm sóc cam, ông đi gặp những người trồng cam lâu năm hỏi kỹ thuật. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu qua sách, báo kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây. Ông Định cho biết: Trồng cam tuy dễ nhưng lại khó. Dễ ở chỗ nó không kén đất nhưng khó là chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, làm đến đâu chắc đến đó nên kinh tế gia đình ông lúc nào ổn định với mức thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng. Có điều kiện kinh tế, ông tạo điều kiện cho con cái học hành trưởng thành.
Đồng chí Hà Văn Quê, Bí thư Đảng uỷ xã Bắc Phong cho biết: Ông Định là tấm gương sáng về làm ăn kinh tế của xã. Tuy thu nhập không cao nhất xã nhưng nhiều người học hỏi ông cách tính toán làm ăn và kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Trong công tác, ông tích cực tham gia các phong trào là một CCB gương mẫu. Có được kết quả như ngày hôm nay là ý chí quyết tâm không lùi bước thật xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là một tấm gương CCB làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo.
Việt Lâm
(HBĐT) - Đó là CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Sau những năm tháng phục vụ trong quân đội, năm 1983, ông Quyết trở về quê hương rồi lập gia đình. Lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Với quyết tâm không để nghèo khó cứ bám mãi, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại.
(HBĐT) - Sinh sống tại một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng gia đình ông Quách Văn Quý ở xóm Ngái, xã Yên Lập vẫn luôn nỗ lực để nuôi dạy 4 con gái học hành đỗ đạt. Gia đình ông thực sự là tấm gương hiếu học cho nhiều gia đình noi theo.
(HBĐT) - Về thăm trang trại của anh Bùi Văn Hà, Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy (Kim Bôi), chúng tôi thực sự khâm phục ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu của người thủ lĩnh thanh niên này.
(HBĐT) - Hơn 20 năm gắn bó với các giá trị văn hoá cổ của đất Mường Hoà Bình, đối với Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Thị Thi, công việc đã mang tới cho chị một điều vô cùng quý giá: được sống với niềm đam mê của mình. Vì đam mê văn hóa Mường, người phụ nữ quê xã Lam Điền, Chương Mỹ (Hà Nội) đó đã ăn cơm Hòa Bình, uống nước Hòa Bình và từ lâu đã trở thành một người con đích thực của xứ Mường “Đẻ đất, đẻ nước”.
(HBĐT) Tuần trước, gọi điện cho Bùi Huy Vọng ở xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) chi hội trưởng chi hội văn nghệ dân gian (Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh) nghe chập chờn tiếng được, tiếng mất: “Tôi đang lên vùng Ngọc Sơn, Ngọc Lâu nhằm bổ sung thêm tư liệu về lễ hội đình Khênh”. Tuần sau, gọi đến bưu điện văn hoá xã, anh bảo: đang trực đây, xuống đi. Vâng thì xuống, gặp chưa kịp uống chén nước đã nghe anh phân trần: quỹ thời gian eo hẹp quá, muốn lên xã Văn Sơn gặp các ông, các bà cao niên để “tích” thêm tư liệu về văn hoá dân gian Mường nhưng chưa đi được...
(HBĐT) - Sau mấy chục năm có lẻ làm công nhân xây dựng, đến bây giờ, khi đã trở thành bà chủ, chị vẫn vui vẻ nhận mình là công nhân. Có điều, “bà công nhân” Nguyễn Thị Hạnh bây giờ đang sở hữu nhiều thứ đáng mơ ước chứ không phải là “cô công nhân” chỉ có hai bàn tay trắng như ngày xưa…