Khu vườn nhà anh Vũ Văn Tuấn, xóm Bằng, xã Giáp Đắt.

Khu vườn nhà anh Vũ Văn Tuấn, xóm Bằng, xã Giáp Đắt.

(HBĐT) - Đối với người vùng cao, nhất là ở huyện Đà Bắc, chuyện trồng cây ăn quả chỉ là trồng để ăn chơi. Ít ai nghĩ đến chuyện trồng cây ăn quả trở thành hàng hoá để làm giàu được bởi đường sá xa xôi, khó tiêu thụ. Nhưng anh Vũ Văn Tuấn ở xóm Bằng, Giáp Đắt, Đà Bắc đã mạnh dạn mang cây nhãn Hương Chi lên trồng để phát triển kinh tế.

 

Năm 1993, sau khi nghỉ chế độ 176, vợ chồng anh Tuấn quyết định rời quê hương Gia Lộc (Hưng Yên) lên Giáp Đắt (Đà Bắc) lập nghiệp. Ngày đầu lên đây đất rừng hoang hoá, giao thông đi lại khó khăn. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, anh chị phát hoang đồi đất trồng ngô, sắn làm kế sinh nhai. Năm 1996, anh về quê quyết định mang 100 cây nhãn Hương Chi chín sớm và 100 cây vải lên trồng. Khi mang lên trồng nhiều người phản đối và nghi ngờ cây không thể sống được ở đây. Có người bảo rằng: ở nơi khỉ ho, cò gáy này, đường chưa có mà trồng cây ăn quả thì bán cho ai? Mang ra đến huyện, tỉnh, quả cũng hỏng hết. Nhưng với anh suy nghĩ khác: Bây giờ bà con ít ăn hoa quả nhưng sau này kinh tế phát triển, hoa quả không thể thiếu trong mỗi mỗi gia đình. Việc trồng nhãn bây giờ không phải là sớm. Sau 6 năm, vợ chồng anh chăm sóc cây nhãn Hương Chi và vải thiều thấy hợp đất, cho ra quả ngon ngọt không khác gì cây trồng ở Hưng Yên. Quả thật khi đã có quả tìm đầu ra quả là khó khăn. Anh chị mang ra chợ Tân Pheo hoặc Tân Minh bán lẻ. Tập quán bà con ở vùng cao ít ăn hoa quả. Nếu ăn chỉ những loại hoa quả rẻ tiền. Ngày đầu chỉ bán được vài cân phải mang về ăn. Anh chị tính đến chuyện mang về thành phố bán. Nhưng đường xá xa xôi, toàn đường đất, việc vận chuyển khó khăn, hỏng hoa quả nên anh chị thôi không mang đi. Chợ sau, anh chị vẫn mang ra chợ bán. Những năm tiếp theo, đến mùa nhãn, vải, mỗi phiên chợ anh chị mang chợ bán và bán ngay tại cửa nhà. Dần thành quen, mỗi khi khách qua lại đều ghé qua vườn anh chị mua. Anh tâm sự: Trong hai loại cây tôi mang từ Hưng Yên lên, nhãn Hương Chi hợp đất ở đây nhất. Mấy năm gần đây, do điều kiện kinh tế, tôi không chăm sóc được nhưng cây cho quả đều. Cây vải cho quả năm được, năm mất hay bị sâu bệnh nên hiệu quả kinh tế không cao. Hiện tại anh còn 70 cây nhãn mỗi năm cho thu nhập trung bình trên 20 triệu đồng. Giá trung bình tại nhà 20.000 đồng/kg. Nếu ngày đó trồng nhãn Hương Chi muộn thu hoạch vào tháng 9 - tháng 10, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Anh Tuấn cho biết thêm: Ở đây, việc trồng cây ăn quả khó khăn nhiều với vùng khác như ở huyện Cao Phong là thị trường tiêu thụ yếu, chủ yếu bán lẻ tại chỗ vì đường giao thông quá xa. Nếu trồng nhiều không thể bán được. Mấy năm gần đây, bà con tiêu thụ hoa quả nhiều hơn chủ yếu lấy từ Phú Thọ sang nên việc bán nhãn ngay tại vườn thuận lợi.

 

Ngoài đưa nhãn Hương Chi, anh là người đi đầu đưa cây cam Xã Đoài lên vùng cao Đà Bắc. Anh cho biết: Cây cam ở đây cho quả ngon ngọt, nhiều nước không kém ở Cao Phong. Ngoài trồng cam, nhãn, anh đang trồng thử cây quýt tại vườn của mình. Với mô hình tổng hợp trồng nhãn, vải, cam, na nuôi dê, gà, cá, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Với mức thu nhập tuy không cao so với vùng khác nhưng việc xác định trồng cây ăn quả trở thành hàng hóa, nhiều bà con ở xã Giáp Đắt và các xã khác vùng cao Đà Bắc học tập kinh nghiệm. Đồng thời, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhiều hộ gia đình trong phát triển kinh tế.

 

 

                                                                              Việt Lâm

 

 

Các tin khác

Đồng chí Trần Bá Dương luôn sáng tạo trong công việc phá được nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng.
CCB Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý (Đà Bắc) gới thiệu với lãnh đạo Hội CCB tỉnh và huyện về giống cây giảo cổ lam trên vùng Đà Bắc.
Chị Vân tham gia tọa đàm vớilãnh đạo LĐLĐ tỉnh và phóng viên đài PT-TH tỉnh nhân dịp hưởng ửng
Thạc sỹ y khoa Nguyễn Hoàng Diệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh (người đứng thứ hai bên phải) cùng đồng nghiệp thực hiện thành công nhiều ca mổ khó, hạn chế tình trạng vượt tuyến lên tuyến trên.

Gặp lại chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Tại hội nghị gặp gỡ các đối tượng lầm lỡ ở thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) năm 2013, có một đối tượng đã thực sự làm nhiều người trong hội nghị ngạc nhiên lẫn khâm phục. Ngạc nhiên bởi nụ cười hiền hiền và dáng người thư sinh của anh, khâm phục bởi cuộc đời sóng gió, quá trình hoàn lương kỳ diệu của anh. Đó chính là anh Trịnh Văn Yên (TK II – TT Kỳ Sơn). Từng là một ông trùm buôn lậu gỗ, bị kết án 10 năm nhưng giờ đây anh là chiến sỹ thi đua của ngành nông nghiệp, ông chủ của hơn 400 ha rừng và một trang trại cho thu lợi hàng trăm triệu đồng/năm.

Tự hào được Bác đặt tên

(HBĐT) - “Họ là “Nguyễn” thì cùng họ với Bác, đệm là “Mỹ” thì đẹp đấy nhưng tên là “Quẩn” thì nghe chừng luẩn quẩn quá. Bác đặt tên mới cho cháu là Tiến - Nguyễn Mỹ Tiến để lúc nào cũng tiến lên, hướng về phía trước và phấn đấu”. Hơn 50 năm đã qua đi nhưng kỷ niệm được Bác đặt tên và cảm xúc vinh dự, tự hào vì được sống bên Người, được chăm lo bữa cơm, giấc ngủ cho Người thì vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người thanh niên xung phong Nguyễn Mỹ Quẩn (tổ 21, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình).

“Dũng sĩ bắn máy bay” và ước mong tiếp lửa truyền thống

(HBĐT) - Trực tiếp tham gia bắn rơi 4 máy bay Mỹ, 2 lần được tặng huy hiệu Dũng sĩ bắn may bay. Trân trọng mang theo những ký ức chiến đấu anh hùng trở về đời thường, 34 năm qua, ông đã có hơn 60 lần đi nói chuyện giáo dục truyền thống cách mạng cho hàng vạn thế hệ học sinh ở 26 trường trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Bước sang tuổi 66 với những vết thương chiến tranh vẫn nhói buốt khi trở trời nhưng lửa cách mạng trong ông chưa bao giờ nguội tắt. Hàng ngày, hàng giờ, ông vẫn luôn mong muốn tiếp ngọn lửa truyền thống ấy cho thế hệ trẻ qua những bài nói chuyện đầy tâm huyết của mình. ông là CCB Tạ Duy Sản (tổ 1B, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình).

Người cựu chiến binh làm theo lời Bác

(HBĐT) - Cũng như bao chàng trai khác ở quê hương Nam Trực (Nam Định) năm 1971, ông Phạm Công Định đi bộ đội. Sau khi được huấn luyện ông được vào đơn vị trinh sát bộ binh rồi làm chuyển sang đơn vị công binh.

Tôi đã học và làm theo phong cách của Người

(HBĐT) - “Đi suốt phương trời vẫn nhớ đến quê hương... xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh, thương đất mẹ nghèo...” - Thuở còn là học sinh trung học, tôi đã xúc động đến nghẹn lòng mỗi khi nghe câu hát đó. Những vần thơ, điệu nhạc, những trang sử viết về Người đã thấm đẫm tâm hồn tôi, nâng bước tôi đi tới một tương lai rộng mở. Tôi tự hào là người đoạt giải nhất trong cuộc thi, nhưng điều tôi tự hào hơn là đã rèn luyện bản thân sống và làm việc theo phong cách của Người. Phan Thị Thuý Huyền, người đoạt giải nhất cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh - năm 2008” đã giới thiệu về mình bằng những lời bộc bạch chân tình đó.

Gương mặt 26/3

(HBĐT) - Hơn 8 năm công tác đoàn giành được gần 20 bằng khen, giấy khen của các cấp bộ đoàn và chính quyền địa phương, những con số đó đã phần nào nói lên tài năng, nhiệt huyết của người thủ lĩnh trẻ Phan Thị Thanh Nga, Bí thư đoàn phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục